Chế độ ăn sinh Ceton trong điều trị động kinh kháng trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Chế độ ăn sinh Ceton trong điều trị động kinh kháng trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Chế độ ăn sinh Ceton trong điều trị động kinh kháng trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2
Nguyễn Thị Thu Hậu, Nguyễn Thuỵ Minh Thư, Nguyễn Hoàng Nhựt Hoa, Lê Thị Kha Nguyên
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trên thế giới có khoảng 50 triệu người bị động kinh, 30% động kinh bị kháng thuốc. Chế độ ăn sinh ceton có hiệu quả trên một số hội chứng động kinh, đặc biệt là các hội chứng động kinh kháng thuốc ở trẻ em. Xây dựng thực đơn sinh ceton tại Việt nam còn mới và nhiều thử thách. 31 bệnh nhi động kinh kháng thuốc có chỉ định áp dụng thực đơn sinh ceton điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 9/2019 đến 7/2020, sử dụng các nguồn thực phẩm sẵn có tại Việt nam. Các bệnh nhân được bổ sung vitamin, khoáng chất theo nhu cầu, điều chỉnh các tác dụng phụ đi kèm. Áp dụng được cho 93,5% bệnh nhân (29/31). Tỷ lệ dung nạp là 75,86% (1 tháng), 65,52% (2 tháng) và 62,07% (3 tháng). 37,9% bệnh nhân giảm hơn 50% cơn động kinh sau 3 tháng. Tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ là 44,8%, mức độ nhẹ, không có bệnh nhân ngừng chế độ ăn ketogenic. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cấp là 13,8% (ban đầu) và 0% (sau 3 tháng).

Theo WHO 2019, hơn 50 triệu người trên thế giới bị bệnh động kinh. Gần 80% bệnh nhân (BN) bị động kinh sống ở các nước đang phát triển. Tỷ lệ bệnh cao hơn ở trẻ em và người thu nhập thấp. Động kinh thường được điều trị bằng thuốc. Nhưng khoảng 30% bệnh nhân  động kinh kháng thuốc, trở thành gánh nặng kinh tế lớn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Chi phí điều trị động kinh kháng thuốc chiếm hơn một nửa thu nhập trung bình hàng năm. Các phương pháp điều trị bổ sung cho cho bệnh động kinh kháng thuốc gồm phẫu thuật động kinh, kích thích dây thần kinh phế vị và chế độ ăn sinh ceton (ketogenic diet- KD).1,2KD là chế độ ăn chủ lực là chất béo, đủ protein, ít tinh bột. Từ thời Hippocrates, người ta đã nhận thấy việc nhịn ăn có thể làm giảm cơn co giật. Russel Wilder là người đặt ra thuật ngữ  ketogenic diet, và là người đầu tiên dùng KD  trong  điều  trị  động  kinh  vào  năm  1921. Những nghiên cứu (NC) đầu tiên về hiệu quả của KD năm 1925 và năm 1926 đã cho thấy kết quả ấn tượng, với 50% đến 60% bệnh nhân  hết co giật. Tuy nhiên, sau khi phenytoin ra đời vào năm 1938, KD dần bị quên lãng. Từ 1990, KD được đưa vào thực hành ở những trung tâm y khoa lớn xung quanh nước Mỹ với ít nhất 70 trung tâm ở 41 quốc gia khác nhau. Hiệu quả của KD đã được chứng minh, chi phí điều trị thấp, phù hợp với các nước đang phát triển.2,3,4Tại Việt Nam, KD đã được thực hiện lẻ tẻ tại một số bệnh viện (BV), tuy nhiên chưa có nghiên cứu (NC) nào được công bố, cho đến năm 2019-2020 mới có 2 nghiên cứu tại Nhi đồng 2, báo cáo hiệu quả bước đầu và ảnh hưởng trên tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi động kinh kháng trị áp dụng chế độ ăn KD sau rất nhiều năm chuẩn bị. Năm 2016, hướng dẫn bằng tiếng Việt đầu tiên về KD đã được Hiệp hội động kinh thế giới ILAE chấp thuận.

Chế độ ăn sinh Ceton trong điều trị động kinh kháng trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Leave a Comment