Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của nữ công nhân từ 18-35 tuổi tại một Công ty ở miền Bắc Việt Nam năm 2020
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của nữ công nhân từ 18-35 tuổi tại một Công ty ở miền Bắc Việt Nam năm 2020
Vũ Văn Quyết1, Phạm Duy Quang, Nguyễn Thuỳ Linh, Trịnh Bảo Ngọc
1 Truong Dai học Y Ha Noi
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 463 nữ công nhân từ 18-35 tuổi một công ty thuộc khu công nghiệp Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình bằng cân đo nhân trắc và lấy máu xét nghiệm cho thấy tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn, thừa cân-béo phì lần lượt 19,9% và 6,7%, tỉ lệ ferritin huyết thanh dưới ngưỡng là 12,7%, tỉ lệ giảm sắt huyết thanh là 5,2%, tỉ lệ thiếu máu, thiếu máu do thiếu sắt lần lượt 29,2% và 7,3%, tỉ lệ thiếu kẽm là 67,6% và thiếu canxi huyết thanh là 11,7%. Qua đó cho thấy hiện có gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng khi thiếu năng lượng trường diễn tồn tại đồng thời với thừa cân-béo phì. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng còn cao và cần có biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất cho nữ công nhân.
Phụ nữ có tình trạng dinh dưỡng đầy đủ không chỉ có sức khoẻ tốt, gia tăng khả năng làm việc cho chính họ mà còn có ảnh hưởng lên sức khoẻ của những đứa con. Nữ giới có nhiều đặc điểm về nhân trắc, tâm sinh lý khác biệt so với nam giới, sự khác biệt này rõ ràng hơn khi phụ nữ mang thai và nuôi con.1Tuy nhiên, lao động nữ vẫn phải lao động sản xuất bên cạnh nhiệm vụ làm tròn thiên chức sinh sản của mình, chính vì vậy phụ nữ luôn nằm trong nhóm có nguy cơ bị thiếu vi chất dinh dưỡng và đây cũng là vấn đề sức khoẻ cộng đồng tại các quốc gia có thu nhập trung bình – thấp.2,3Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tỉ lệ công nhân trong tổng số lao động tăng đều đặn từ 8% (1995) lên 21% (2012). Trong đó lao động nữ đóng vai trò quan trọng nhất là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là ngành may mặc với số lượng lao động nữ chiếm tới 82% và hầu hết là lao động trẻ (< 30 tuổi).4 Trong nghiên cứu của Nguyễn Tú Anh (2012) đã đưa ra số liệu sơ bộ về tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng của công nhân đang làm việc tại nhà máy công nghiệp với những con số rất đáng báo động với tỉ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 37,6%, thiếu máu là 21,9%, khẩu phần ăn còn thiếu khoảng 15% nhu cầu năng lượng, một số vitamin và chất khoáng chỉ đạt 20 – 60% nhu cầu.5Cho đến nay, các nghiên cứu chủ yếu hiện có thường chỉ tập trung vào một số vi chất có nguy cơ bị thiếu hụt và thực hiện trên các đối tượng có nguy cơ cao. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng của nữ công nhân lao động từ 18 – 35 tuổi tại một nhà máy ở miền Bắc Việt Nam từ đó có những khuyến nghị phù hợp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng cho đối tượng này.