Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn

Luận văn Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.Tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa là những bệnh phổ biến có nhiều thách thức toàn cầu [42] [61]. Vào năm 2000, ước tính có khoảng 1 tỷ người trên toàn thế giới (26,4% dân số trưởng thành) bị tăng huyết áp và điều này có khả năng tăng lên hơn 1,5 tỷ vào năm 2025 do dân số già ở nhiều nước phát triển và tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng tăng ở các nước đang phát triển [30][61]. Người ta cũng ước tính rằng khoảng 20-25% dân số trưởng thành trên thế giới mắc hội chứng chuyển hóa và họ có nguy cơ tử vong cao gấp đôi; và họ có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp ba lần so với những người không mắc hội chứng [76][57].


Khi các thành phần tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa cùng tồn tại trong một cá nhân, chúng sẽ tác động lẫn nhau dẫn đến làm tăng nguy cơ tim mạch [68]. Tăng huyết áp là một trong những biểu hiện chính của nhóm các bất thường lâm sàng đặc trưng cho hội chứng chuyển hóa được tìm thấy ở 30 đến 40% người tăng huyết áp [65]. Sử dụng một số thuốc chống tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc ức chế ad-adrenergic có thể làm nặng thêm tình trạng kháng insulin và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch [54].
Trên thế giới hội chứng chuyển hoá rất thường gặp từ 15% đến 30% tuỳ theo định nghĩa và phương pháp nghiên cứu. Trong đó tại Israel là 15%, Indonesia 17%, Ấn Độ là 23%, tại Hoa Kỳ là 25% [49] [66].Theo Meany E và CS thì nguy cơ bị bệnh tim mạch rất cao khi có hội chứng chuyển hoá [66].Còn tác giả Hernandez del Rev thấy rằng khi bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hoá thì việc điều trị rất khó khăn và thường bị kháng trị [55].Trong nghiên cứu của Cuspidi C và CS khi nghiên cứu trên bệnh nhân bị tăng huyết áp tại Italia thấy rằng bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hoá thì tổn thương cơ quan đích tăng lên không phụ thuộc vào tuổi; chính sự hiệp đồng tác động của hai yếu tố này sẽ làm tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp sớm hơn ở người trẻ tuổi, cũng như làm tăng lên sự biến đổi ở người có tuổi [43].
Tại Việt Nam, trong nghiên cứu của Giao Thị Thoa và cộng sự (2012) 
[23]: thấy tần suất có hội chứng chuyển hoá là 38,93% (theo NCEP.ATPIII) và

52.76% (theo NCEP.ATPIII + vòng eo Châu Á).Theo nghiên cứu Lý Huy Khanh và cộng sự (2010), thấy: Bệnh nhân THA độ tuổi trung bình 63,30 ± 13,8, nữ chiếm 57,98%. Đa số THA độ I có kèm ĐTĐ 4,7%, RLCHL 18,7%, và thời gian đạt huyết áp mục tiêu ở bệnh nhân sử dụng nhiều nhóm thuốc ngắn hơn sử dụng ít nhóm thuốc. Mức hạ áp của các nhóm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể beta, ức chế calci tương đương nhau[11]. Nghiên cứu về bệnh THA có HCCH không phải là mới nhưng hiện tại vẫn còn ít đề tài đánh giá về kết quả điều trị nội trú đối với bệnh nhân THA có HCCH.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn là nơi khám, chữa bệnh, theo dõi và quản lý sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, số lượng bệnh nhân THA có kèm theo hội chứng chuyển hóa ngày càng gia tăng, nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể để đánh giá bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, phân tích kết quả và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của những bệnh nhân bị tăng huyết áp có hội chứng chuyển hoá, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn” nhằm 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
2. Phân tích kết quả điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hóa.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1

Chương 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………… 1

1.1. Vài nét về bệnh tăng huyết áp ………………………………………………………….. 1

1.2. Hội chứng chuyển hoá ………………………………………………………………….. 14

1.3. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của THA có HCCH trên thế giới và

Việt Nam …………………………………………………………………………………………… 20

1.4. Kết quả điều trị và yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh nhân THA

có HCCH …………………………………………………………………………………………… 22

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 29

2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………. 29

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………………………… 29

2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….. 29

2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………… 30

2.5. Một số tiêu chuẩn được áp dụng trong nghiên cứu……………………………. 31

2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………. 35

2.7. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………………… 38

2.8. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu……………………………………………. 38

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………… 39

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………….. 41

3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn………………………………………………………………………………………. 41
3.2. Phân tích kết quả điều trị và một sốyếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân Tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa ………………………….. 48
Chương 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………. 58 

3.1. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hoá điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn………………………………………………………………………………………. 58
3.2. Phân tích kết quả điều trị và một sốyếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân Tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa ………………………….. 72
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………….. 82

KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………… 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………… 1

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….. 11 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân độ HA ………………………………………………………………………… 1

Bảng 1.2 :Chỉ định ưu tiên và chống chỉ định đối với một số nhóm thuốc

hạ huyết áp ……………………………………………………………………………………….. 11

Bảng 1.3. Khuyến cáo điều trị THA có HCCH ………………………………………………..20

Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng

eo áp dụng cho người trưởng thành khu vực Châu Á(theo IDF- 2005) …………….32

Bảng 3.1. Phân bố tuổi ở đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 41

Bảng 3.2. Phân bố giới ở đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 41

Bảng 3.3. Thời gian mắc THA của nhóm đối tượng nghiên cứu……………….. 42

Bảng 3.4. Một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH 43

Bảng 3.5. Một số triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân THA nguyên phát

có HCCH ………………………………………………………………………………………….. 43

Bảng 3.6. Đặc điểm huyết áp ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH …… 44

Bảng 3.7: Một số chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH …..44

Bảng 3.8. Phân bố BMI ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH …………… 45

Bảng 3.9. Giá trị TB một số xét nghiệm sinh hóa ở bệnh nhân THA

nguyên phát có HCCH ……………………………………………………………………….. 45

Bảng 3.10. Tổn thương cơ quan đích ở bệnh nhân THA nguyên phát

có HCCH …………………………………………………………………………………………… 46

Bảng 3.11. Tỷ lệ xuất hiện các dấu hiệu của HCCH ở bệnh nhân THA

nguyên phát có HCCH ……………………………………………………………………….. 46

Bảng 3.12. Phân bố cách phối hợp các dấu hiệu của HCCH…………………….. 47

Bảng 3.13. Tỷ lệ các dấu hiệu của RLLP máu ở bệnh nhân THA nguyên

phát có HCCH ……………………………………………………………………………………. 48

Bảng 3.14. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau khi điều trị ………..48

Bảng 3.15. Sự thay đổi nhịp tim và chỉ số Sokolow Lyon trước và sau khi điều trị

Bảng 3.16. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa trước và sau khi điều trị ……………………….49 

Bảng 3.17. Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu sau 5 ngày điều trị ………………………………..50

Bảng 3.18. Số ngày điều trị để đạt huyết áp mục tiêu ……………………………………….50

Bảng 3.19: Sự thay đổi mức độ chỉ số HA trước và sau khi điều trị 5 ngày ở

bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH………………………………………………………….50

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của tuổi đến kết quả điều trị …………………………………………51

Bảng 3.21: Ảnh hưởng của giới đến kết quả điều trị ………………………………. 51

Bảng 3.22: Ảnh hưởng của BMI đến kết quả điều trị ……………………………… 52

Bảng 3.23: Ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh đến kết quả điều trị …………. 52

Bảng 3.24: Ảnh hưởng của tổn thương cơ quan đích đến kết quả điều trị …. 52

Bảng 3.25: Ảnh hưởng của kiểm soát đường huyết đến kết quả điều trị ……………53

Bảng 3.26: Ảnh hưởng của số lượng các dấu hiệu của HCCH đến kết quả điều trị ….54

Bảng 3.27: Ảnh hưởng của tỉ lệ các nhóm thuốc đến kết quả điều trị ……….. 54

Bảng 3.28: Ảnh hưởng của sử dụng một nhóm thuốc đến kết quả điều trị … 55

Bảng 3.29: Ảnh hưởng của sử dụng hai nhóm thuốc đến kết quả điều trị ….. 55

Bảng 3.30: Ảnh hưởng của tăng Cholesterol đến kết quả điều trị …………….. 56

Bảng 3.31: Ảnh hưởng của tăng Triglycerid đến kết quả điều trị …………….. 56

Bảng 3.32: Ảnh hưởng của tăng HDL-C đến kết quả điều trị ………………….. 57

Bảng 3.33: Ảnh hưởng của tăng LDL-C đến kết quả điều trị …………………… 57

https://thuvieny.com/dac-diem-lam-sang-can-lam-sang-va-ket-qua-dieu-tri-benh-nhan-tang-huyet-ap-co-hoi-chung-chuyen-hoa/

Leave a Comment