ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ CRP, NT-ProBNP Ở NGƯỜI BỆNH ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ CRP, NT-ProBNP Ở NGƯỜI BỆNH ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ CRP, NT-ProBNP Ở NGƯỜI BỆNH ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Vũ Phi Hùng1, Chu Thị Hạnh2
1 Đại Học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ CRP, NT-ProBNP ở người bệnh đợt cấp COPD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 115 người bệnh  được chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Đợt cấp của bệnh COPD chủ yếu là nam giới (88.7%), độ tuổi trên 60 tuổi là chủ yếu chiếm 88.7%. Có 80.7% người bệnh nghiên cứu có hút thuốc lá, thuốc lào. Trong các dấu hiệu lâm sàng, dấu hiệu rì rào phế nang giảm chiếm tỉ lệ cao nhất (87.8%). Trong các loại ral thì ral rít và ral ngáy chiếm tỷ lệ cao nhất (75.6%). CRP: 6.04 ± 8.67 mg/dl, NT-ProBNP: 132,11±392,83 (pmol/L). Type I xuất hiện nhiều nhất với tỷ lệ 81.7% và type II là 7.8%. Nồng độ CRP có xu hướng tăng cao ở bệnh nhân type I

nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên thế giới cũng như Việt Nam dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội do bệnh lý này ngày càng gia tăng1.Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ởnhững quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc COPD được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có 5,8 triệu trường hợp tử vong hàng năm do  COPD2. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong việc hiểu rõ cơ chế sinh lý bệnh của đợt cấp COPD, nhưng trong thực hành đánh giá đợt cấp chủ yếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà chúng có thể thay đổi và khó tiên đoán2. Hiện nay chẩn đoán đợt cấp chỉ dựa trên yếu tố chủ quan, vì thế những nhà khoa học đã tìm những chỉ điểm sinh học để đảm bảo tính chất khách quan.Do đó để tăng cường hiểu biết về căn bệnh phổ biến nhất của chuyên khoa hô hấp hiện nay, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ CRP, NT-ProBNP ở người bệnh đợt cấp COPD

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment