Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bước đầu vết thương phần mềm vùng hàm mặt tại Bệnh viện Việt Nam-Cuba

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bước đầu vết thương phần mềm vùng hàm mặt tại Bệnh viện Việt Nam-Cuba

Khóa luận tốt nghiệp đại học Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bước đầu vết thương phần mềm vùng hàm mặt tại Bệnh viện Việt Nam-Cuba từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2016.Vết thương phần mềm là một tổn thương thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Trong đó, vết thương phần mềm vùng hàm mặt là loại vết thương hay gặp với tỷ lệ khá cao so với các vị trí khác. Theo nghiên cứu tại bệnh viện Kshema, Mangalore (2010-2011), trong số 613 bệnh nhân chấn thương có 542 trường hợp có tổn thương mô mềm [1]. Các nghiên cứu trong nước cũng cho kết quả tương tự. Trong 15 năm (1981-1995), tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận hơn 10.000 bệnh nhân chấn thương hàm mặt thì có 9680 bệnh nhân có tổn thương phần mềm [2].
Nguyên nhân gây ra vết thương phần mềm vùng hàm mặt rất đa dạng: tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động…. Một trong những yếu tố nguy cơ là sự tăng lên không ngừng của các phương tiện giao thông trong khi đó lại thiếu hụt những cải thiện của cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, việc phổ cập kiến thức về luật lệ giao thông chưa được tiến hành bài bản. Và người dân cũng không có sự quan tâm cần thiết về vấn đề an toàn giao thông. Do đó mà gặp rất nhiều khó khăn để kiểm soát việc điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia. Ngoài ra, vết thương phần mềm do tai nạn sinh hoạt cũng rất hay gặp. Có thể chỉ là những va chạm nhỏ hoặc hành hung, đánh nhau do phần mềm vùng hàm mặt rất dễ bị tổn thương.

Do vùng hàm mặt được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu phong phú xuất phát từ động mạch cảnh ngoài nên tổn thương phần mềm thường chảy máu nhiều, gây đau đớn cho bệnh nhân và làm vùng mặt dễ bị sưng nề. Những trường hợp chấn thương nặng, như vết thương mất hoặc thiếu hổng tổ chức, thường khiến người bệnh có tâm lý sợ hãi và lo lắng. Với những vết thương bẩn, cấp cứu muộn hoặc không làm sạch tổn thương, thì khả năng nhiễm trùng rất cao, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng. 
Vết thương phần mềm có thể chỉ xây xát bề mặt hoặc là thâm nhập sâu, làm tổn thương hệ thống thần kinh, mạch máu, hệ thống tuyến nước bọt làm tăng mức độ trầm trọng của chấn thương; có thể là tổn thương đơn giản hoặc phức tạp, có kèm thêm các chấn thương xương khác ở vùng hàm mặt.
Như vậy, nếu không được điều trị kịp thời và đúng nguyên tắc, tổn thương phần mềm có thể gây ra những di chứng thẩm mỹ, chức năng và tâm lý. Do đó, việc điều trị cần được định hướng sớm để phòng ngừa những biến chứng tức thời và biến chứng sau này.
Bệnh viện Việt Nam – Cuba là một trong những bệnh viện đầu nghành về Phẫu thuật tạo hình Hàm mặt, mắt và Tai-mũi-họng của Hà Nội là tuyến cao nhất của Hà Nội về điều trị bệnh lý và chấn thương hàm mặt.
Chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề vết thương phần mềm vùng hàm mặt trên địa bàn Hà Nội đặc biệt là ở Bệnh viện Việt Nam – Cuba nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bước đầu vết thương phần mềm vùng hàm mặt tại Bệnh viện Việt Nam-Cuba từ tháng 1/2016 đến tháng 4/2016” với các mục tiêu sau:
1.Nhận xét đặc điểm lâm sàng các loại vết thương phần mềm vùng hàm mặt được khám và điều trị tại Bệnh viện Việt Nam – Cuba trong thời gian từ T1/2016-T4/2016.
2.Nhận xét kết quả điều trị bước đầu các vết thương phần mềm vùng hàm mặt ở nhóm bệnh nhân trên.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    3
1.1. Giải phẫu phần mềm vùng hàm mặt    3
1.1.1.    Da     3
1.1.2. Các cơ bám da mặt     3
1.1.3. Các cơ nhai     3
1.1.4. Các tuyến nước bọt     3
1.1.5. Mạch máu và thần kinh     4
1.2. Giải phẫu định khu vùng hàm mặt    4
1.3. Đặc điểm chấn thương phần mềm vùng hàm mặt    5
1.4. Phân loại vết thương phần mềm vùng hàm mặt    5
1.4.1. Vết thương xây xát    5
1.4.2. Vết thương đụng giập    6
1.4.3. Vết thương rách da    7
1.4.4. Vết thương giật đứt và mất tổ chức    7
1.4.5. Vết thương xuyên thấu    8
1.4.6. Vết thương do hỏa khí: Có 3 loại    8
1.4.7. Vết thương tuyến nước bọt    8
1.4.8 Vết thương bỏng    8
1.5. Nguyên tắc xử trí vết thương phần mềm vùng hàm mặt     8
1.5.1. Đánh giá hết tổn thương, tránh bỏ sót.    8
1.5.2. Xử trí vết thương càng sớm càng tốt    8
1.5.3. Giải quyết tốt phần xương trước khi xử trí phần mềm    8
1.5.4. Làm sạch, loại bỏ hết dị vật     8
1.5.5. Cắt lọc tiết kiệm – Cầm máu kỹ     9
1.5.6. Khâu phục hồi     9
1.5.7. Những vết thương đến muộn    10
1.5.8. Cắt chỉ     11
1.6. Hướng xử trí các loại vết thương phần mềm vùng hàm mặt    11
1.6.1. Vết thương xây xát    11
1.6.2. Vết thương đụng giập    12
1.6.3. Vết thương rách da: xử trí theo 4 bước cơ bản    12
1.6.4. Vết thương giật đứt và mất tổ chức    12
1.6.5. Vết thương xuyên thấu    12
1.6.6. Vết thương do hỏa khí    13
1.6.7. Vết thương tuyến    13
1.6.8. Vết thương bỏng: Chườm lạnh, chống shock, nước, điện giải, kháng sinh, chuyển chuyên khoa.    13
1.7. Một số nghiên cứu về vết thương phần mềm vùng hàm mặt    13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    15
2.1. Đối tượng nghiên cứu    15
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    15
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    15
2.2. Phương pháp nghiên cứu    15
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    15
2.2.2. Cỡ mẫu    15
2.2.3. Cách chọn mẫu    16
2.2.4. Các biến số nghiên cứu    16
2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu    20
2.3.1. Công cụ thu thập số liệu    20
2.3.2. Các bước tiến hành    20
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu    20
2.3.4. Biện pháp khống chế sai số    20
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu    21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    22
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    22
3.1.1. Giới    22
3.1.2. Tuổi    22
3.1.3. Nghề nghiệp    24
3.2. Đặc điểm lâm sàng của tổn thương    25
3.2.1. Nguyên nhân chấn thương    25
3.2.2. Thời gian từ khi chấn thương đến khi vào viện    26
3.2.3. Cách xử trí trước khi vào viện    27
3.2.4. Hình thái tổn thương    28
3.2.5. Vị trí của tổn thương    29
3.2.6. Có dị vật hoặc không    30
3.2.7. Kích thước tổn thương    31
3.2.8. Độ sâu của tổn thương    31
3.3. Đánh giá kết quả điều trị sớm    32
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    34
4.1. Đặc điểm lâm sàng các loại vết thương phần mềm vùng hàm mặt    34
4.1.1. Giới    34
4.1.2. Tuổi    35
4.1.3. Nghề nghiệp    36
4.1.4. Nguyên nhân chấn thương    36
4.1.5. Hình thái của tổn thương    38
4.1.6. Vị trí của tổn thương    39
4.1.7. Mức độ tổn thương    40
4.2. Kết quả điều trị bước đầu    40
KẾT LUẬN    44
KIẾN NGHỊ    45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu    16
Bảng 3.1. Phân bố theo nguyên nhân    25
Bảng 3.2. Phân bố tổn thương theo thời gian    26
Bảng 3.3. Phân bố kết quả tính chất tổn thương    30
Bảng 3.4. Phân bố theo kích thước tổn thương    31
Bảng 3.5. Phân bố theo độ sâu của tổn thương    31
Bảng 3.6. Đánh giá tỷ lệ nhiễm trùng    32
Bảng 3.7. Đánh giá mép vết thương    33
Bảng 3.8. Đánh giá kết quả chung sau điều trị 1 tuần    33
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ chấn thương theo giới giữa các tác giả    34
Bảng 4.2. So sánh nguyên nhân chấn thương giữa các tác giả    36
Bảng 4.3. So sánh nguyên nhân tai nạn sinh hoạt giữa các tác giả    37

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới    22
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo tuổi    23
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp    24
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo cách xử trí trước khi vào viện    27
Biểu đồ 3.5. Phân bố đặc điểm hình thái của tổn thương    28
Biểu đồ 3.6. Phân bố theo vùng giải phẫu    29

 

Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bước đầu vết thương phần mềm vùng hàm mặt tại Bệnh viện Việt Nam-Cuba

Leave a Comment