Đặc điểm và thực trạng điều trị bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại bệnh lý tim mạch tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng năm 2019-2020
Luận văn thạc sĩ y học Đặc điểm và thực trạng điều trị bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại bệnh lý tim mạch tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng năm 2019-2020.Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới; là nguyên nhân của 1/3 các trường hợp tử vong. Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 2015 có 7 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch, chiếm 31% tỉ lệ tử vong chung, Trong số tử vong này, khoảng 7,4 triệu người tử vong do bệnh mạch vành và 6,7 triệu người tử vong do tai biến mạch máu não. Trong đó các quốc gia đang phát triển chiếm 80% các trường hợp [1]. Cũng theo báo cáo năm 2015, các bệnh tim mạch dẫn đến 17,9 triệu người chết (32,1%) [2].
Bệnh động mạch vành và đột quỵ có thể xảy ra gây tử vong không có sự khác biệt nổi bật về giới tính: theo kết quả điều tra của WHO (2010) cho thấy 80% tử vong ở nam giới do bệnh lý liên quan đến mạch vành và đột quỵ; ở nữ giới chiếm 75% [1]. Hầu hết các bệnh tim mạch ảnh hưởng đến người lớn tuổi. Ở Hoa Kỳ, 11% người từ 20 đến 40 tuổi có bệnh tim mạch, trong khi 37% từ 40 đến 60, 71% người từ 60 đến 80 và 85% người trên 80 tuổi có bệnh tim mạch [3]. Chẩn đoán bệnh thường xảy ra sớm hơn 7-10 năm ở nam giới so với phụ nữ [4].
Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam từ năm 2015 thì tỷ lệ tăng huyết áp với người từ 25 tuổi trở lên là 25,1% và những triệu chứng gây nên như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, … cũng ngày càng gia tăng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, sức lao động, chất lượng của cuộc sống của người dân trong cộng đồng [2].
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh tim mạch, mỗi ứng dụng phụ thuộc vào tình trạng bệnh và đặc điểm người bệnh. Phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền (YHCT) tác động vào nguyên nhân gây bệnh đồng thời cải thiện
chức năng tạng phủ nên YHCT vừa có tác dụng chữa bệnh vừa có tác dụng
phòng bệnh và ngăn ngừa được nhiều biến chứng của bệnh, do vậy việc kết hợp y học hiện đại (YHHĐ) và YHCT được nhận định đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh và hạn chế được tác dụng không mong muốn đối với người bệnh.
Thực trạng đặc điểm bệnh tim mạch và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong điều trị tại các cơ sở chuyên khoa YHCT hiện nay như thế nào? Kết quả trả lời câu hỏi sẽ là cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn đối với việc lập kế hoạch, xây dựng phát triển công tác khám bệnh chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền nói riêng và công tác y tế dự phòng nói chung về bệnh tim mạch.
Để góp phần trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
” Đặc điểm và thực trạng điều trị bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại bệnh lý tim mạch tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng năm 2019-2020” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh lý tim mạch điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng năm 2019-2020.
2. Đánh giá thực trạng điều trị kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại điều trị bệnh lý tim mạch tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng năm 2020
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN
ĐỀ………………………………………………………………………………………1
Chương 1……………………………………………………………………………………………….. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………….. 3
1.1. Khái quát về bệnh tim mạch ……………………………………………………………….. 3
1.1.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Triệu chứng bệnh lý tim mạch ……………………………………………………………… 4
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ……………………………………………………………………………… 9
1.1.4. Điều trị…………………………………………………………………………………………….. 10
1.1.5. Phân loại bệnh lý tim mạch theo ICD-10 (chương IX)…………………………… 12
1.2. Tình hình bệnh lý tim mạch trên thế giới và Việt Nam…………………………. 15
1.2.1. Tình hình bệnh lý tim mạch trên thế giới……………………………………………… 15
1.2.2. Tình hình bệnh lý tim mạch tại Việt Nam ……………………………………………. 16
1.3. Tổng quan về kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại ………………………. 17
1.3.1. Một số khái niệm về Y học cổ truyền………………………………………………….. 17
1.3.2. Tình hình sử dụng YHCT của người dân Việt Nam………………………………. 18
1.3.3. Tầm quan trọng của YHCT trong chăm sóc sức khoẻ và sự kết hợp
YHCT với YHHĐ ……………………………………………………………………………………… 19
1.4. Tóm tắt về địa bàn nghiên cứu…………………………………………………………… 22
Chương 2……………………………………………………………………………………………… 23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………… 23
2.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………… 23
2.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………………… 23
2.3. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 24
2.4. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………….. 24
2.5. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………… 24
2.6. Cách chọn mẫu nghiên cứu……………………………………………………………….. 252.7. Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………………….. 25
2.8. Công cụ và quy trình thu thập thông tin………………………………………………. 29
2.8.1. Công cụ nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 29
2.8.2. Quy trình thu thập thông tin……………………………………………………………….. 29
2.8.3. Cách đánh giá:…………………………………………………………………………………. 29
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ………………………………………………….. 32
2.10. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………………. 32
2.11. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 32
Chương 3……………………………………………………………………………………………… 34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………. 34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………………. 34
3.2. Tình trạng bệnh tim mạch và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối
tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………. 37
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu………………….. 37
3.2.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tim mạch……………………………….. 40
3.3. Thực trạng điều trị bằng YHCT kết hợp YHHĐ ………………………………….. 55
Chương 4……………………………………………………………………………………………… 61
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 62
4.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu……………………………. 62
4.2. Tình trạng bệnh tim mạch và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối
tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………………. 63
4.3. Thực trạng điều trị bằng YHCT kết hợp YHHĐ trên người bệnh tim
mạch tại bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng năm 2019-2020. …………………. 71
4.4. Hạn chế của đề tài ……………………………………………………………………………. 75
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………….. 76
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………… 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………….. 79
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………….. 8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Liên hệ tên bệnh trong YHHĐ với bệnh danh trong YHCT một số
bệnh tim mạch thường gặp…………………………………………………. 13
Bảng 3. 1. Đặc điểm về nghề nghiệp và trình độ học vấn của đối tượng nghiên
cứu……………………………………………………………………………………………………. 34
Bảng 3. 2. Thông tin về tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=300) ………………. 35
Bảng 3. 3. Phân bố đối tượng theo tình trạng kinh tế và hôn nhân…………….. 36
Bảng 3. 4. Phân bố đối tượng theo chỉ số khối cơ thể (n=300) …………………. 37
Bảng 3. 5. Đặc điểm vòng eo của đối tượng nghiên cứu (n=300)……………… 37
Bảng 3. 6. Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch (n=300)…………………………. 38
Bảng 3. 7. Phân bố người bệnh tim mạch theo ICD-10……………………………. 38
Bảng 3. 8. Yếu tố lipid máu của đối tượng nghiên cứu (n=300) ……………….. 39
Bảng 3. 9. Yếu tố Glucose máu của đối tượng nghiên cứu (n=300) ………….. 39
Bảng 3. 10. Yếu tố Creatinin của đối tượng nghiên cứu (n=300) ……………… 40
Bảng 3. 11. Hình ảnh siêu âm và X-quang của đối tượng nghiên cứu (n=300)
…………………………………………………………………………………………………………. 40
Bảng 3. 12. Thực trạng các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tim mạch của
đối tượng nghiên cứu (n=300) ……………………………………………………………… 40
Bảng 3. 13. Mối liên quan giữa giới và một số yếu tố của bệnh nhân mắc bệnh
tim mạch……………………………………………………………………………………………. 41
Bảng 3. 14. Mối liên quan giữa tuổi và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân
mắc bệnh tim mạch …………………………………………………………………………….. 43
Bảng 3. 15. Mối liên quan giữa bệnh danh YHCT và nhóm tuổi………………. 44
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa bệnh danh YHCT và giới……………………….. 45
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa bệnh danh YHCT và Cholesterol…………….. 47
Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa bệnh danh YHCT và Triglyceride …………… 4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com