Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống viêm, giảm đau của bài Thuốc nhức mỏi trên thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống viêm, giảm đau của bài Thuốc nhức mỏi trên thực nghiệm.Viêm vừa là phản ứng tự vệ và thích nghi của cơ thể nhằm phá hủy hoặc loại trừ các vật lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể, vừa là phản ứng bệnh lý vì quá trình viêm gây ra tổn thương, hoại tử, rối loạn chức năng cơ quan,…có thể ở mức độ rất nặng nề, nguy hiểm [1].
Viêm và đau thường đi song hành cùng nhau và gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, đây cũng là những triệu chứng thường gặp trong nhiều bệnh cảnh. Trên lâm sàng dùng nhiều nhóm thuốc khác nhau để ức chế, làm giảm triệu chứng của các quá trình này có thể kể đến các thuốc chống viêm (NSAIDs hay nhóm thuốc glucocorticoid), các thuốc giảm đau (NSAIDs, morphin và các dẫn xuất). Bên cạnh những lợi ích của thuốc tân dược thì đi cùng với nó là những tác dụng không mong muốn của từng nhóm thuốc này, có thể kể đến như: kích ứng, viêm loét, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, thận, tim mạch, phản ứng quá mẫn (nhóm NSAIDs) [1], [2]; gây quen thuốc, nghiện thuốc, tác dụng không mong muốn trên hô hấp, tiêu hóa,…(nhóm giảm đau morphin và các dẫn chất của morphin).
Theo y học cổ truyền (YHCT): đau tức là “thống”, trong YHCT là do “bất thông” của khí huyết trong kinh mạch, thống là đau, bao gồm tất cả các loại đau do khí trệ, huyết ứ, khí uất, hàn ngưng, huyết hư; muốn chữa được chứng đau (chỉ thống) phải làm cho khí huyết lưu thông, còn muốn huyết thông (hành huyết) thì phải hành khí (khí hành thì huyết hành, khí không hành thì huyết tắc, huyết tắc thì gây đau) bất vinh ắt thống, bất thông ắt thống tức bất thông, thông tức bất thống. Vì vậy khi “chữa thống” bằng YHCT thường dùng kèm thuốc hành khí, hành huyết và phương pháp không dùng thuốc khác như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, khí công chủ yếu làm thông kinh lạc, điều hòa âm dương, khí huyết [3].
Với truyền thống hơn 4000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước, phát triển và bảo vệ giống nòi, vai trò của nền YHCT Việt Nam rất to lớn, nhất là sử dụng thảo dược để chữa bệnh, điển hình là Danh y Tuệ Tĩnh, Thế kỷ XIV, là Thầy thuốc với phương châm sử dụng “Nam dược trị Nam nhân”, mong muốn dùng thuốc nam trị bệnh cho người Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều thế hệ thầy thuốc YHCT Việt Nam. Vậy nên, việc nghiên cứu tìm kiếm loại thuốc có nguồn gốc thảo dược để điều trị chứng viêm, đau nhằm tăng thêm sự lựa chọn cho người thầy thuốc khi điều trị là rất cần thiết.
Bài “Thuốc nhức mỏi” là bài thuốc nam được thu thập từ cộng đồng thông qua đề tài Bộ Y tế và được viết trong sách “Thuốc nam trị bệnh” của tác giả Nguyễn Công Đức. Bài thuốc được sử dụng trong trường hợp giảm đau, chống viêm của các bệnh lý cơ xương khớp. Thành phần của bài thuốc gồm: Dây đau xương, Dây kí ninh, Dây chìa vôi, Nghệ vàng, Nghệ xanh, Ngũ trảo được chứng minh có hiệu quả trong điều trị [4], [5]. Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ dừng ở mức sử dụng theo kinh nghiệm lâm sàng, còn thiếu các minh chứng khoa học. Để có thêm bằng chứng khoa học, giúp bác sĩ lâm sàng có thêm cơ sở kê đơn trong điều trị cũng như với mong muốn hiện đại hóa bài thuốc, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu độc tính cấp và tác dụng chống viêm, giảm đau của bài Thuốc nhức mỏi trên thực nghiệm”, với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp của bài “Thuốc nhức mỏi”.
2. Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của bài “Thuốc nhức mỏi” trên mô hình thực nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………… 3
1.1. Tổng quan về đau theo Y học hiện đại…………………………………………. 3
1.1.1. Định nghĩa…………………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Các cơ sở của cảm giác đau …………………………………………………….. 3
1.1.3. Phân loại đau…………………………………………………………………………. 6
1.2. Tổng quát về viêm theo Y học hiện đại………………………………………… 7
1.2.1. Khái niệm……………………………………………………………………………… 7
1.2.2. Nguyên nhân …………………………………………………………………………. 7
1.2.3. Phân loại……………………………………………………………………………….. 7
1.2.4. Cơ chế bệnh sinh……………………………………………………………………. 8
1.2.5. Một số thuốc chống viêm………………………………………………………… 8
1.3. Tổng quan về viêm và đau theo Y học cổ truyền ………………………….. 9
1.3.1. Sơ lược quan niệm viêm và đau theo Y học cổ truyền ………………… 9
1.3.2. Các thể lâm sàng và điều trị…………………………………………………….. 9
1.4. Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu …………………………………………… 17
1.4.1. Nguồn gốc xuất xứ……………………………………………………………….. 17
1.4.2. Thành phần bài thuốc……………………………………………………………. 17
– Thành phần: Dây đau xương 15 g, Dây ký ninh 05 g, Dây chìa vôi 20 g,
Nghệ vàng 10 g, Nghệ xanh 05 g, Ngũ trảo 20g………………………………… 17
1.5. Một số mô hình nghiên cứu chống viêm, giảm đau trên thực nghiệm.. 18
1.5.1. Mô hình đánh giá tác dụng chống viêm trên thực nghiệm …………. 18
1.5.2. Mô hình đánh giá tác dụng giảm đau trên thực nghiệm …………….. 19
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….. 22
2.1. Chất liệu và phương tiện nghiên cứu …………………………………………. 22
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu …………………………………………………………….. 22
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………… 222.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………. 23
2.3. Động vật nghiên cứu …………………………………………………………………. 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………… 23
2.4.1. Đánh giá độc tính cấp……………………………………………………………. 23
2.4.2. Đánh giá tác dụng chống viêm và giảm đau…………………………….. 24
2.5. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………. 28
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………. 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………… 29
3.1. Kết quả đánh giá độc tính cấp …………………………………………………… 29
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm và giảm đau…………………… 30
3.2.1. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm……………………………………. 30
3.2.2. Kết quả đánh giá tác dụng giảm đau……………………………………….. 45
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………….. 50
4.1. Đánh giá độc tính cấp của bài “Thuốc nhức mỏi” trên một số mô
hình thực nghiệm…………………………………………………………………………….. 50
4.2. Đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của bài “Thuốc nhức mỏi”
trên một số mô hình thực nghiệm…………………………………………………….. 51
4.2.1. Về tác dụng chống viêm………………………………………………………… 51
4.2.2. Về tác dụng giảm đau……………………………………………………………. 56
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 61
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………… 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần bài “Thuốc nhức mỏi” ……………………………………… 22
Bảng 3.1. Kết quả độc tính cấp của bài thuốc “Thuốc nhức mỏi”……………. 29
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau 1
giờ gây viêm bằng carragenan……………………………………………. 30
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau 2
giờ gây viêm bằng carragenan……………………………………………. 31
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau 4
giờ gây viêm bằng carragenan……………………………………………. 32
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau 6
giờ gây viêm bằng carragenan……………………………………………. 33
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau
24 giờ gây viêm bằng carragenan……………………………………….. 34
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau
48 giờ gây viêm bằng carragenan……………………………………….. 35
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau 2
ngày gây viêm bằng FCA………………………………………………….. 37
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau
7 ngày gây viêm bằng FCA……………………………………………….. 38
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau
14 ngày gây viêm bằng FCA……………………………………………… 40
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau
21 ngày gây viêm bằng FCA……………………………………………… 41
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới độ phù chân chuột sau
28 ngày gây viêm bằng FCA……………………………………………… 43
Bảng 3.14. Mức độ ức chế phù viêm mạn bàn chân chuột……………………… 44
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” tới thời gian phản ứng với
nhiệt của chuột nhắt trắng …………………………………………………. 46Bảng 3.16. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” đến sự giảm số cơn đau
quặn ở chuột nhắt trắng trong mỗi 5 phút sau tiêm acid acetic.. 47
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của bài “Thuốc nhức mỏi” đến tỷ lệ giảm số cơn đau
quặn ở chuột nhắt trắng trong mỗi 5 phút sau tiêm acid acetic.. 48DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Chân phải chuột 26 (lô 3) ở ngày 28 sau tiêm FCA …………………45
Hình 3.2. Biểu hiện đau của chuột ở lô uống diclofenac natri sau tiêm acid
acteic…………………………………………………………………………………49
Hình 3.3. Biểu hiện đau của chuột ở lô uống “Thuốc nhức mỏi” 36g/kg/24h
sau tiêm acid acteic …………………………………………………………….4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com