Đánh giá độc tính và tác dụng chống viêm của bài thuốc viêm họng mạn tính HV trên thực nghiệm
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá độc tính và tác dụng chống viêm của bài thuốc viêm họng mạn tính HV trên thực nghiệm.Bệnh lý viêm họng mạn tính đang ngày càng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, nam nhiều hơn nữ do một số nguyên nhân thuận lợi: hút thuốc, uống rượu, hít thở không khí bụi hữu cơ, vô cơ, nóng khô, hơi hóa chất hay do biến chứng của viêm mũi, viêm xoang[9]. Viêm họng mạn tính không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn để lại biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách.
Viêm họng mạn tính là bệnh rất hay gặp vào mùa lạnh ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với các bệnh nhiễm khuẩn lây của đường hô hấp trên như cúm, sởi[2], có 33,9% bệnh nhân bị viêm họng ở cộng đồng người Ê đê[18]. Theo điều tra mô hình bệnh tật ở một số cộng đồng nông thôn phía Bắc Việt Nam của Đỗ Thị Phương và cộng sự thì tỷ lệ ho chiếm khoảng 25% trong 10 chứng bệnh chính thường gặp[19]. Theo Fuller R.W ở Anh có khoảng 75 triệu lượt người sử dụng thuốc ho trong năm. Theo Halonen M và Krzymyzanowsky M và cộng sự thì tỷ lệ ho dao động từ 5 – 40% có thay đổi không đáng kể trong mỗi năm[52]. Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh nay, nên điều trị luôn là một vấn đề nan giải.
Y học hiện đại điều trị viêm họng mạn tính chủ yếu điều trị triệu chứng hoặc điều trị tại chỗ, kết hợp điều trị các nguyên nhân bệnh lý toàn thân[49][50][51]. Dùng các nhóm thuốc nay có tác dụng làm giảm viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng[24][25].
Y học cổ truyển có một nền lịch sử lâu đời hơn 4000 năm tồn tại và phát triển[3]. Y học cổ truyền quy viêm họng mạn tính thuộc chứng hầu tý. Từ xưa đến nay đã dùng nhiều vị thuốc như bạc hà, ô mai, thảo quả, sả, tỏi, húng chanh… để điều trị viêm họng mạn tính. Bằng nhiều phương pháp cổ truyền như thuốc thang, xông hơi hoặc một số chế phẩm thuốc ho để uống như cao Ma hạnh, bổ phế, si rô hô… đã đem lại nhiều kết quả tốt.
Bài thuốc viêm họng mạn tính HV dựa trên kinh nghiệm điều trị của PGS.TS Đoàn Quang Huy, có nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng tư dưỡng phế âm, giáng hỏa lợi hầu, hành khí, hoạt huyết, thanh nhiệt, hóa đàm, khai âm. Giúp sát khuẩn cổ họng, giảm ho hen, làm giảm cơn đau rát ở họng, thông mát cổ họng, tiêu viêm, giải độc, tiêu mủ, cải thiện vùng niêm mạc hầu họng, làm xẹp các hạt tự nhiên.
Do vậy, nhằm góp phần cung cấp những bằng chứng khoa học cho phác đồ kết hợp thuốc Y học cổ truyền (YHCT), chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
Đánh giá độc tính và tác dụng chống viêm của bài thuốc viêm họng mạn tính HV trên thực nghiệm với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc viêm hong mạn tính HV.
2. Đánh giá tác dụng chống viêm mạn của bài thuốc viêm họng mạn tính HV trên thực
nghiệm
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………. 1
Chương 1. TỔNG QUAN …………………………………………………………………….. 3
1.1. VIÊM HỌNG MẠN TÍNH THEO QUAN ĐIỂM Y HỌC HIỆN ĐẠI ……… 3
1.1.1. Giải phẫu họng………………………………………………………………………………..3
1.1.2. Sinh lý họng……………………………………………………………………………………6
1.1.3. Viêm họng mạn tính…………………………………………………………………………6
1.2. VIÊM HỌNG MẠN TÍNH THEO QUAN ĐIỂM Y HỌC CỔ TRUYỀN….. 9
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh …………………………………………………….10
1.2.2. Phân thể điều trị …………………………………………………………………………….10
1.2.3. Một số nghiên cứu sử dụng thuốc YHCT điều trị viêm họng mạn tính ……11
1.3. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC VIÊM HỌNG MẠN TÍNH HV………….. 12
1.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM MẠN TRÊN THỰC
NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………….. 22
1.4.1. Mô hình gây u hạt thực nghiệm ………………………………………………………. 22
1.4.2. Mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng amiang……………………………………..22
1.4.3. Một số mô hình gây u hạt thực nghiệm khác ………………………………………23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………. 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………………………… 24
2.1.1. Bài thuốc viêm họng mạn tính HV ……………………………………………………24
2.1.2.Mẫu thử ………………………………………………………………………………………..24
2.2. TRANG THIẾT BỊ, THUỐC THỬ, ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM ………….. 24
2.2.1. Trang thiết bị…………………………………………………………………………………24
2.2.2. Thuốc và hóa chất nghiên cứu………………………………………………………….26
2.2.3. Động vật nghiên cứu ………………………………………………………………………26
2.2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………..27
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 27
2.3.1. Đánh giá độ an toàn của bài thuốc viêm họng mạn tính HV ………………….27
2.3.2. Đánh giá tác dụng chống viêm của bài thuốc viêm họng mạn tính HV ……30
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU …………………………………………………. 31Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 32
3.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐỘ AN TOÀN …………………………………………… 32
3.1.1. Kết quả thử độc tính cấp …………………………………………………………………32
3.1.2. Kết quả thử độc tính bán trường diễn ……………………………………………….33
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM MẠN THEO MÔ
HÌNH GÂY U HẠT TRÊN CHUỘT CỐNG TRẮNG ………………………………. 45
3.2.1. Kết quả đánh giá trọng lượng u hạt trước khi sấy khô …………………………. 45
3.2.2. Kết quả đánh giá trọng lượng u hạt sau khi sấy khô ……………………………. 46
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 47
4.1. ĐỘC TÍNH CẤP CỦA BÀI THUỐC VIÊM HỌNG MẠN TÍNH HV………… 47
4.2. ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA BÀI THUỐC VIÊM HỌNG MẠN
TÍNH HV ………………………………………………………………………………………………..49
4.2.1. Tình trạng chung và mức tăng trọng lượng…………………………………………50
4.2.2. Chức năng tạo máu ………………………………………………………………………..50
4.2.3. Chức năng gan ………………………………………………………………………………52
4.2.4. Chức năng thận……………………………………………………………………………..54
4.2.5. Tổn thương đại thể các cơ quan ……………………………………………………….54
4.2.6. Cấu trúc vi thể của gan, lách, thận…………………………………………………….55
4.3. TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM MẠN CỦA BÀI THUỐC VIÊM HỌNG MẠN
TÍNH HV……………………………………………………………………………………………………57
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 60
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………….. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢODANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu Họng …………………………………………………………………….. 3
Hình 1.2. Vòng Waldeyer………………………………………………………………………. 4
Hình 1.3. Các khoang quanh họng …………………………………………………………… 5
Hình 2.1. Một số máy móc và dụng cụ phục vụ nghiên cứu ……………………………..25
Hình 2.2. Chuột cống trắng chủng Wistar……………………………………………………..26
Hình 3.1. Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô chứng ……………………………….41
Hình 3.2. Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô trị 1 ………………………………….41
Hình 3.3. Hình ảnh đại thể gan, lách, thận chuột lô trị 2 ………………………………….41
Hình 3.4. Hình ảnh vi thể gan chuột lô chứng………………………………………………..42
Hình 3.5. Hình ảnh vi thể gan chuột lô trị 1 …………………………………………………..42
Hình 3.6. Hình ảnh vi thể gan chuột lô trị 2 …………………………………………………..42
Hình 3.7. Hình ảnh vi thể lách chuột lô chứng……………………………………………….43
Hình 3.8. Hình ảnh vi thể lách chuột lô trị 1 ………………………………………………….43
Hình 3.9. Hình ảnh vi thể lách chuột lô trị 2 ………………………………………………….43
Hình 3.10. Hình ảnh vi thể thận chuột lô chứng……………………………………………..44
Hình 3.11. Hình ảnh vi thể thận chuột lô trị 1 ………………………………………………..44
Hình 3.12. Hình ảnh vi thể thận chuột lô trị 2 ………………………………………………..44DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dược liệu của bài thuốc viêm họng mạn tính HV ……………. 12
Bảng 2.1. Số lượng động vật thực nghiệm ……………………………………………………. 27
Bảng 3.1. Độc tính cấp đường uống của cao chiết nước BTVHMTHV trên chuột nhắt
trắng……………………………………………………………………………………………………………….. 32
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của BTVHMTHV đối với thể trọng chuột……………………… 33
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của BTVHMTHV lên số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết
sắc tố trong máu chuột ……………………………………………………………………………… 34
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của BTVHMTHV lên hematocrit và thể tích trung bình hồng
cầu trong máu chuột …………………………………………………………………………………. 35
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của BTVHMTHV lên số lượng bạch cầu và tiểu cầu trong
máu chuột ………………………………………………………………………………………………. 36
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của BTVHMTHV đối với hoạt độ AST và ALT …………….. 37
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của BTVHMTHV lên các chỉ số albumin và bilirubin toàn phần
trong máu ………………………………………………………………………………………………………. 38
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của BTVHMTHVlên cholesterol toàn phần trong máu ……… 39
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của BTVHMTHV lên hàm lượng creatinin máu chuột ……… 40
Bảng 3.10. Tác dụng giảm trọng lượng u hạt tươi (mg/100g) của BTVHMTHV45
Bảng 3.11. Tác dụng giảm trọng lượng u hạt khô (mg/100g) của BTVHMTHV…. 46DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 0.1. Sơ đồ nghiên cứu độc tính cấp ………………………………………………….28
Sơ đồ 0.2. Sơ đồ nghiên cứu độc tính bán trường diễn …………………………………30
Sơ đồ 0.3. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng chống viêm mạn ……………………………….3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc Liễu (2000), Sinh lý niêm mạc đường hô hấp trên và ứng dụng,
Nội san tai mũi họng, tập 1, tr. 68 – 74.
2. Ngô Ngọc Liễu (2001), Giản yếu tai mũi họng tập 3, Nhà xuất bản Y học.
3. Nguyễn Nhược Kim (2011), Lý luận Y học cổ truyển, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam.
4. Bộ Y Tế, Hướng dẫn chẩn đoạn và điều trị một số bệnh về tai mũi họng,
Nhà xuất bản Y học, tr. 159-161.
5. Phạm Xuân Sinh (1988), Góp phần nghiên cứu Cóc mẳn – một vị thuốc
nam chữa ho, Tạp chí YHCT số 43.
6. Phạm Xuân Sinh và cộng sự (1995), Nghiên cứu phương thuốc cổ truyền”Nhị
trần thang gia giảm”, Báo cáo hội nghị khoa học YHCT, tr 79;82.
7. Đỗ Việt Hương (1997), Nghiên cứu tác dụng của thuốc chỉ khái theo phân loại
YHCT và ứng dụng lâm sàng, luận văn thạc sỹ y học trường Đại học Y Hà Nội.
8. Phạm Khánh Hòa, Tai mũi họng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr.99.
9. Trường đại học Y Hà Nội, Bài giảng Mắt – Tai mũi họng, Nhà xuất bản Y
học, tr 190.
10. Phan Minh Tuấn, Các bệnh về Tai – Mũi Họng, Nhà xuất bản Thanh Hóa,
tr 139.
11. Nguyễn Công Đức, Phòng và chữa bệnh Ngũ Quan, Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin, tr 122.
12. Vũ Hải Long, Tìm hiểu & Phòng trị bệnh Tai Mũi Họng, Nhà xuất bản Y
học,tr 303.
13. A-G-LICATREP, Cẩm nang Tai mũi họng, Nhà xuất bản Y học, tr 54-55.
14. Nguyễn Ngọc Dinh, Lâm sàng Tai mũi họng, Nhà xuất bản Y học, tr 284.
15. Trần Thúy, Bệnh ngũ quan Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr69.
16. Trường đại học Y Hà Nội, Bệnh ngũ quan Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y
học, tr 77 – 80.
17. Lê Hòa, Chữa bệnh tại nhà bệnh Ngoại khoa thường gặp, Nhà xuất bản Văn
hóa thông tin, tr 165.18. Phùng Minh Lương (2009), Nghiên cứu tỷ lệ viêm mũi họng ở cộng đồng
dân tộc Ê đê – Tây Nguyên, Tạp chí Y học thực hành năm 2009 số 9 tập
675, tr 66 – 68.
19. Đỗ Thị Phương (1996), Hiện trạng sử dụng thuốc YHCT ở một số cộng
đồng nông thôn miền Bắc Việt Nam, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa
học năm 1996 viện YHCT Việt Nam 1996, tr 205.
20. Đỗ Thị Thanh Huyền (2016), Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học của hai loài sâm đại hành (Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb) và Xạ
can (Belamcanda chinensis (L.) DC.), Luận án tiến sỹ hóa học, Học viện
Khoa học và Công nghệ, VAST.
21. Trần Thị Hải Vân (2016), Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng kháng u
sarcoma 180 của cốm cây sỏi rừng Sarcandra Glabra (Thunb) Nakai trên
thực nghiệm, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
22. Trần Minh Hiếu (2016), Đánh giá tác dụng của viên nang Hoạt huyết an
não trên bệnh nhân nhồi máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học
Y Hà Nội.
23. Đỗ Quốc Hương (2016), Nghiên cứu độc tính và hiệu quả điều trị của viên
nang Lipidan trong điều trị hội chứng rối loạn lipid máu, Luận án Tiến sĩ Y
học, Trường Đại học Y Hà Nội.
24. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), Cẩm nang về chữa các chứng bệnh tai mũi
họng, NXB Y học.
25. Nguyễn Quang Trung và cs (2006), Tình hình sử dụng thuốc cho bệnh hô
hấp cấp ở các nhà thuốc tây quận 6 và 8 thành phố Hồ Chí Minh, Y học
thực hành, số 7.
26. Hoàng Duy Tân, Trần Văn Như (1995), Tuyển tập phương thang Đông Y,
Nhà xuất bản Đồng Nai.
27. Tuệ Tĩnh (1996), Nam dược Thần Hiệu, Nhà xuất bản Y học, tr 180.
28. Lê Hữu Trác (1998), Hải thượng y tông tâm lĩnh, Nhà xuất bản Y học.
29. Đỗ Trung Đàm (1996). Phương pháp xác định độc tính cấp của thuốc, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.30. Hoàng Bảo Châu và Phạm Thị Lý (1995), Đánh giá tác dụng chữa ho trẻ
em của thuốc “Bổ phế chỉ khái lộ” của xí nghiệp liên hiệp dược Hà Nam
sản xuất, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học năm 1996, Viện
YHCT TƯ, tr 177 – 178.
31. Bộ Y tế, Dược điểm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
32. Trần Văn Ơn, Lê Đình Bích (2007), Thực vật học, Nhà xuất bản Y học.
33. Bộ Y tế, Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.
34. Đào Xuân Vinh (2008), Hướng dẫn sử dụng các xét nghiệm sinh hóa, Nhà
xuất bản Y học.
35. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
36. Phạm Thị Bích Thảo (2007), Góp phần nghiên cứu tác dụng sinh học của vị
thuốc Xạ can trong bệnh viêm họng, Khóa luận dược sĩ trường Đại học
Dược Hà Nội.
37. Lai Thanh Hiền (2015), Nghiên cứu độc tính và hiệu quả của cốm “Tiền liệt
HC” trong điều trị tăng sinh lành tính tuyền liệt tuyến, Luận án Tiến sĩ Y
học, Trường Đại học Y Hà Nội.
38. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương (2003), Nghiên cứu độc tính cấp và tác
dụng dược lý của Cốt khí củ, Tạp chí Y học thực hành, 1, 35 – 38.
39. Đào Văn Phan, Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Thị Bích Thu (2003),
Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của Thổ phục linh (Smilax Glabra
Roxb, Lilia) trên thỏ, Tạp chí nghiên cứu Y học, 24 (4), 15 – 19
40. Bùi Thanh Hà (2012), Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh nhân tăng huyết
áp nguyên phát của bài thuốc HA-02, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Y học cổ
truyền Quân Đội.
41. Lương Xuân Hưng (2016), Nghiên cứu độc tính cấp, tác dụng chống viêm
giảm đau của cao lỏng TK1 trên thực nghiệm, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học
viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
42. Huỳnh Thanh Ân, Nguyễn Hoàng Ngân, Trần Quốc Bảo (2017), Nghiên
cứu độc tính cấp và bán trường diễn của bài thuốc “Hạ áp-01’ trên động
vật thực nghiệm, Tạp chí Y dược học quân sự,2 (2017), tr 7 – 16.43. Đỗ Trung Phấn (2013), Kỹ thuật xét nghiệm huyết học và truyền máu ứng
dụng trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 46 – 49.
44. Phí Ngọc Thuận (2012), Đánh giá tác dụng của “Hoạt huyết bổ máu Đại
Bắc” trong điều trị thiếu máu não mạn tính, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học
viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
45. Trần Thái Hà (2012), Nghiên cứu bài thuốc Thân thống trục ứ thang trên
thực nghiệm và tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông do thoát vị đĩa
đệm, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
46. Nguyễn Thị Thanh Tú (2016), Nghiên cứu tính an toàn và tác dụng của
viên nang cứng hoàng kinh trong điều trị viêm khớp dạng thấp, Luận án
Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
47. Vũ Việt Hằng (2016), Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm ‘Giáng chỉ tiêu
khát linh” điều trị rối loạn lipid máu trên động vật đái tháo đường type 2
trên thực nghiệm, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
Nguồn: https://luanvanyhoc.com