Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê tủy sống và gây tê tủy sống -ngoài màng cứng phối hợp để mổ lấy thai ở bệnh nhân tiền sản giật nặng

Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê tủy sống và gây tê tủy sống -ngoài màng cứng phối hợp để mổ lấy thai ở bệnh nhân tiền sản giật nặng

Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê tủy sống và gây tê tủy sống -ngoài màng cứng phối hợp để mổ lấy thai ở bệnh nhân tiền sản giật nặng.Tiền sản giật (TSG) là một hội chứng bệnh lý phức tạp, gồm hai triệu chứng chính là: tăng huyết áp và protein niệu. TSG nặng khi huyết áp tăng cao > 160/110 mmHg hoặc có một trong các triệu chứng như: đau đầu, rối loạn thị lực, protein niệu > 3,5 g/l, suy gan, thận, giảm tiểu cầu … Bệnh thường xảy ra ở ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của bà mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. TSG có thể xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của TSG đến nay vẫn chưa được chứng minh và hiểu biết đầy đủ [155]. Tỷ lệ mắc TSG thay đổi theo từng khu vực trên thế giới: tại Hoa Kỳ là 5 – 6%, tại Cộng hoà Pháp là 5%, tại Việt Nam là 3 – 5%. Có nhiều phương pháp, nhiều loại thuốc điều trị bệnh nhưng cách điều trị triệt để và hiệu quả nhất là đình chỉ thai nghén, chủ yếu bằng mổ lấy thai [46], [48].

Vô cảm để mổ lấy thai an toàn cho cả mẹ và con ở các bệnh nhân TSG nặng có huyết áp cao kèm theo các rối loạn toàn thân khác như rối loạn chức năng gan, thận, đông máu…là một thách thức lớn đối với các nhà gây mê hồi sức (GMHS) sản khoa [89], [93].
Trong mổ lấy thai ở thai phụ khỏe mạnh, gây tê tủy sống (GTTS) là lựa chọn hàng đầu vì kỹ thuật đơn giản, cho phép xác định chính xác vị trí kim, thời gian khởi tê nhanh, chất lượng vô cảm tốt với một lượng nhỏ thuốc tê và cho phép tránh được các nguy cơ của gây mê nội khí quản (NKQ) như: đặt NKQ khó, trào ngược dịch dạ dày vào phổi, ức chế sơ sinh…Nhưng trước đây, GTTS không được khuyên dùng cho TSG nặng vì sợ rằng sự giảm thể tích tuần hoàn của các thai phụ TSG nặng có thể gây tụt huyết áp nặng sau GTTS và sẽ gây giảm lưu lượng máu tử cung – rau. Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra các bằng chứng ủng hộ GTTS trong TSG nặng vì tỷ lệ tụt huyết áp sau GTTS ở thai phụ TSG không có sự khác biệt với tỷ lệ tụt huyết áp sau gây tê NMC và thấp hơn so với thai phụ bình thường [70], [82], [106], [138], [146]. Tuy nhiên, những bằng chứng này vẫn chưa phải là kết luận, do đó các tác giả khuyến cáo cần phải có những thử nghiệm lâm sàng lớn để đánh giá lại việc sử dụng GTTS trong TSG nặng [63]. Theo Moslem, cách tốt nhất để tránh tụt huyết áp là giảm liều thuốc tê trong GTTS [120]. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả vô cảm tốt, độ giãn cơ tốt, thì liều thuốc tê trong GTTS không được giảm quá nhiều [91]. Phương pháp gây tê tủy sống – ngoài màng cứng phối hợp (GTTS – NMC phối hợp) kết hợp được các ưu điểm của GTTS (thời gian khởi tê nhanh, chất lượng vô cảm rất tốt…) và gây tê NMC (có thể tiêm thêm thuốc tê khi mức tê chưa đủ và có thể sử dụng để giảm đau sau mổ) mà không làm tăng tác dụng phụ của hai phương pháp này [91], [124]. Do đó, GTTS – NMC phối hợp đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Gây mê toàn thân trong TSG nặng có rất nhiều nguy cơ (đặt NKQ khó do phù nề đường thở, gây tăng huyết áp thoáng qua nhưng nghiêm trọng khi đặt NKQ có thể gây xuất huyết não…) do đó chỉ nên sử dụng khi chống chỉ định của gây tê vùng. Tuy nhiên, theo một số báo cáo trong nước thì tỷ lệ gây mê vẫn còn khá cao [65]. Tại Việt Nam, cũng chưa có nghiên cứu nào về việc lựa chọn phương pháp vô cảm cho mổ lấy thai ở thai phụ tiền sản giật nặng. Từ thực tế đó, tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê tủy sống và gây tê tủy sống – ngoài màng cứng phối hợp để mổ lấy thai ở bệnh nhân tiền sản giật nặng”.
Nhằm hai mục tiêu:
1. So sánh hiệu quả vô cảm để mổ và giảm đau sau mổ của phương pháp gây tê tuỷ sống, gây tê tuỷ sống phối hợp ngoài màng cứng với gây mê nội khí quản trong mổ lấy thai ở bệnh nhân tiền sản giật nặng.
2. So sánh các biến chứng và một số tác dụng không mong muốn của các phương pháp vô cảm trên đối với mẹ và con.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA PHỤ NỮ CÓ THAI LIÊN QUAN ĐẾN GÂY MÊ HỒI SỨC 3
1.1.1. Cột sống, các khoang và tủy sống 3
1.1.2. Thay đổi về hệ tuần hoàn 6
1.1.3. Thay đổi về hô hấp 6
1.1.4. Thay đổi về hệ tiêu hóa 7
1.1.5. Thay đổi hệ thần kinh 7
1.2. TIỀN SẢN GIẬT 8
1.2.1. Dịch tễ học 8
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh 8
1.2.3. Các yếu tố nguy cơ 10
1.2.4. Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm 10
1.2.5. Phân loại 12
1.2.6. Các biến chứng của tiền sản giật 14
1.2.7. Điều trị tiền sản giật 17
1.3. CÁC THAY ĐỔI CỦA THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT LIÊN QUAN ĐẾN GÂY MÊ HỒI SỨC 22
1.3.1. Thay đổi về tuần hoàn 22
1.3.2. Thay đổi về hô hấp 23
1.3.3. Thay đổi về huyết học 24
1.3.4. Thay đổi về gan 25
1.3.5. Thay đổi về thận 25
1.3.6. Thay đổi về lưu lượng máu tử cung – rau 26
1.4. VÔ CẢM TRONG MỔ LẤY THAI Ở TIỀN SẢN GIẬT NẶNG 26
1.4.1. Gây tê vùng 26
1.4.2. Gây mê nội khí quản 28
1.5. CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG GÂY TÊ VÙNG 31
1.5.1.Thuốc tê 31
1.5.2. Các thuốc họ morphin 34
1.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM TRONG MỔ LẤY THAI Ở BỆNH NHÂN TSG NẶNG 35
1.6.1. Các nghiên cứu trong nước 35
1.6.2. Các nghiên cứu nước ngoài 35
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 40
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 40
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 41
2.2.2. Cỡ mẫu 41
2.2.3. Thuốc và phương tiện nghiên cứu 42
2.2.4. Phương pháp tiến hành 45
2.2.5. Nội dung nghiên cứu và các tiêu chuẩn đánh giá 55
2.2.6. Xử lý số liệu 60
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 61
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 62
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 62
3.1.1. Các chỉ số nhân trắc 62
3.1.2. Phân độ ASA 63
3.1.3. Đặc điểm sản khoa 63
3.1.4. Đặc điểm về kỹ thuật vô cảm và phẫu thuật 66
3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÔ CẢM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP 69
3.2.1. Đánh giá hiệu quả vô cảm để mổ 69
3.2.2. Đánh giá hiệu quả giảm đau sau mổ 72
3.3. CÁC BIẾN CHỨNG VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRÊN MẸ VÀ CON 78
3.3.1. Trên người mẹ 78
3.3.2. Trên trẻ sơ sinh 99
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 101
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 101
4.1.1. Các chỉ số nhân trắc 101
4.1.2. Phân độ ASA 102
4.1.3. Đặc điểm sản khoa 102
4.1.4. Đặc điểm về kỹ thuật vô cảm và phẫu thuật 105
4.2. HIỆU QUẢ VÔ CẢM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP 110
4.2.1. Hiệu quả vô cảm để mổ 110
4.2.2.. Hiệu quả giảm đau sau mổ 115
4.3. CÁC BIẾN CHỨNG VÀ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRÊN MẸ VÀ CON 117
4.3.1. Trên người mẹ 117
4.3.2. Trên trẻ sơ sinh 137
KẾT LUẬN 141
KIẾN NGHỊ 143
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn (2012), ‘‘Tiền sản giật và sản giật’’, Hồi sức cấp cứu tiếp cận theo các phác đồ, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, tr. 865-876.
2. Dương Thị Bế (2004), ‘‘Nghiên cứu sự tác động của một số yếu tố cận lâm sàng trong nhiễm độc thai nghén tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 2002 – 2003’’, Luận văn Chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Bé m«n Phô s¶n Tr­êng §¹i häc Y Hµ Néi (1999). Bµi gi¶ng s¶n phô khoa. Nhµ xuÊt b¶n Y häc, tr. 22 – 36.
4. Nguyễn Cận, Phan Trường Duyệt (1990), ‘‘Nhận xét về ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại lai đến rối loạn cao huyết áp trong thời kỳ có thai’’. Công trình nghiên cứu khoa học 1986-1990, Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, tr.10.
5. Nguyễn Văn Chinh (2010), ‘‘Nghiên cứu giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng với sự phối hợp thuốc tê và thuốc giảm đau trung ương’’, Luận án tiến sỹ y học, chuyên ngành Gây mê hồi sức, Trường Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Bùi Tiến Chinh (2011), ‘‘Nghiên cứu chỉ định đình chỉ thai ở thai phụ TSG tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình trong 2 năm 2008 – 2009’’, Luận văn Chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Phụ sản, Trường Đại học y Hà Nội.
7. Lê Thị Chu, Nguyễn Thị Ngọc Khanh, Trần Hán Chúc (1999), ‘‘Dùng aspirin liều thấp cho phụ nữ có thai để đề phòng nhiễm độc thai nghén’’, Tạp chí thông tin y dược 12/1999, tr.134-137.
8. Trần Hán Chúc (1999), ‘‘Nhiễm độc thai nghén’’, Bài giảng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản y học, tr.166-196.
9. D­¬ng ThÞ C­¬ng, NguyÔn §øc Hinh (1997). Bµi gi¶ng s¶n khoa dµnh cho phÉu thuËt thùc hµnh. ViÖn b¶o vÖ bµ mÑ và trÎ s¬ sinh , Hµ Néi, tr. 5 – 43.
10. Dương Thị Cương, Vũ Bá Quyết (1999), ‘‘Tăng huyết áp và thai nghén’’, Xử trí cấp cứu sản phụ khoa, Nhà xuất bản y học, tr. 113-117.
11. TrÇn Danh C­êng, NguyÔn BÝch V©n (1999), “Tèc ®é dßng t©m tr­¬ng b×nh th­êng trong Doppler ®éng m¹ch rèn (NhËn xÐt nh©n mét sè tr­êng hîp ë bÖnh nh©n cã nhiÔm ®éc thai nghÐn)”, T¹p chÝ th«ng tin y d­îc, tr. 129.
12. §µo ThÞ Kim Dung (2003), “Nghiªn cøu c¸c yÕu tè nguy c¬ vµ tû lÖ n«n – buån n«n sau mæ t¹i Bönh viÖn ViÖt §øc”, LuËn v¨n tèt nghiÖp B¸c sü néi tró bÖnh viÖn, chuyên ngành GMHS, Trường Đại học y Hà Nội.
13. Ngô Dũng (2010), “ Gây mê trên bệnh nhân hội chứng HELLP”, Hội nghị chuyên đề gây mê hồi sức trong lĩnh vực sản phụ khoa lần thứ VII, Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Từ Dũ 2010, tr. 31-37.
14. Phan Trường Duyệt (1998), ‘‘Nhiễm độc thai nghén muộn’’, Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản y học, tr. 165-187.
15. Cao Thị Anh Đào (2003), ‘‘Giảm đau sau mổ bụng trên bằng gây tê NMC ngực liên tục với hỗn hợp bupivacain – morphin’’, Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành GMHS, Trường Đại học y Hà Nội.
16. Nguyễn Thanh Đức (1996), ‘‘Gây tê tủy sống bằng hỗn hợp marcaine 0,5% và dolargan’’, Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành GMHS, Trường Đại học y Hà Nội.
17. Ph¹m ThÞ Minh §øc (2004), “Sinh lý ®au”, Chuyªn ®Ò sinh lý häc, tr. 138 -153.
18. Govan G.C. (2001). S¶n khoa h×nh minh ho¹. Nhµ xuÊt b¶n Y häc : 1-20.
19. Nguyễn Hữu Hải (2004), ‘‘Nhận xét về những chỉ định đình chỉ thai nghén trong TSG tại bệnh viện Phụ sản Trung ương’’, Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, Trường Đại học y Hà Nội.
20. Cao Thị Hạnh (2001), ‘‘So sánh tác dụng gây tê tủy sống bằng marcain 0,5% đồng tỷ trọng và marcain 0,5% tăng tỷ trọng trong phẫu thuật hai chi dưới’’, Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành GMHS, Học viện Quân y.
21. §Æng §øc Hậu (2003), Lý thuyÕt x¸c xuÊt thèng kª øng dông. Bé m«n to¸n tin tr­êng §¹i Häc Y Hµ Néi, tr. 47 – 87.
22. Phan Hiếu (2005), “Nhiễm độc thai nghén”, “Rau bong non”, “Sản giật”, “Thai chết lưu”, Sản phụ khoa, Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2005, tr. 211 – 247.
23. Nguyễn Duy Hưng (2011), ‘‘Đánh giá hiệu quả của gây tê NMC lên cuộc chuyển dạ trên sản phụ đẻ con so tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ tháng 12/2010 đến 4/2011’’, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú bệnh viện, chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
24. Trần Thị Thu Hường (2011), ‘‘Nghiên cứu về sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 3 năm từ 1/1/2008 đến 31/12/2010’’ Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
25. Bộ y tế (2009), ‘‘Tăng huyết áp trong thai nghén’’, Hướng dẫn chuẩn quốc gia, Tài liệu đào tạo, Nhà xuất bản y học, tr. 247 – 256.
26. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2010), ‘‘Nghiên cứu phương pháp gây tê ngoài màng cứng bằng levobupivacain hoặc bupivacain có phối hợp với fentanyl để giảm đau đẻ qua đường tự nhiên’’ Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành GMHS, Trường Đại học y Hà Nội.
27. Phan Thị Thu Huyền (2008), ‘‘Nghiên cứu những chỉ định đình chỉ thai nghén ở những thai phụ bị TSG tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương’’, Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
28. Trịnh Thị Thanh Huyền (2011), ‘‘Nghiên cứu Hội chứng HELLP ở những thai phụ bị tiền sản giật tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 10 năm từ 2001 – 2010’’ Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
29. Phan §×nh Kû (2002), “G©y mª mæ lÊy thai”, Bµi gi¶ng g©y mª håi søc tËp II. Nhµ xuÊt b¶n y häc, tr. 274-310.
30. Phùng Thị Phương Lan (2007), ‘‘Đánh giá hiệu quả kỹ thuật gây tê kết hợp tủy sống và ngoài màng cứng liên tục để vô cảm trong mổ và giảm đau sau mổ’’ Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành GMHS, Trường Đại học y Hà Nội.
31. T«n §øc Lang, C«ng QuyÕt Th¾ng (1989), ”Mét vµi ®iÓm vÒ gi¶i phÉu khoang ngoµi mµng cøng øng dông vµo g©y tª ngoµi mµng cøng”, Ngo¹i khoa, tËp XVIII, sè 2, tr. 6 – 11.
32. Nguyễn Thành Long (2012), ‘‘Đánh giá hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lồng ngực ở người lớn bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng cao, liên tục với hỗn hợp bupivacain – fentanyl’’, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, chuyên ngành GMHS, Trường Đại học y Hà Nội.
33. Đỗ Văn Lợi (2007), ‘‘Nghiên cứu sự phèi hîp bupivacain víi morphin hoÆc fentanyl trong g©y tª tñy sèng ®Ó mæ lÊy thai vµ gi¶m ®au sau mæ’’ Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành GMHS, Trường Đại học y Hà Nội.
34. Hoàng Trí Long (1997), ‘‘Sơ bộ nhận xét ảnh hưởng của nhiễm độc thai nghén đối với thai nhi qua 117 trường hợp’’, Nội san Sản phụ khoa 6/1997, tr. 36-39.
35. Lê Thị Mai (2004), “Nghiên cứu tình hình sản phụ bị nhiễm độc thai nghén đẻ tại bệnh viện Phụ sản trung ương trong năm 2003’’, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa II, chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
36. Phạm Thanh Mai, Kremp O. (1999), ‘‘Tình trạng bệnh lý sơ sinh con của các bà mẹ cao huyết áp’’, Tạp chí thông tin y dược 12/1999, tr. 229-233.
37. Lê Thanh Minh, Trần Quốc Anh (1997), ‘‘Biến chứng phù phổi cấp trong tiền sản giật’’, Nội sản Sản phụ khoa 6/1997, tr 46-56.
38. Nguyễn Văn Minh (2006), “Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ của morphin tủy sống trong mổ lấy thai”, Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học GMHS toàn quốc 2006, tr. 10-16.
39. Nguyễn Công Nghĩa (2001), ‘‘Tình hình đình chỉ thai nghén trên các sản phụ nhiễm độc thai nghén tuổi thai trên 20 tuần tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 3 năm 1998 – 2000’’, Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành Phụ sản, Trường Đại học y Hà Nội.
40. Nguyễn Hoàng Ngọc (2003), “ Đánh giá tác dụng gây tê dưới màng nhện bằng bupivacain liều thấp kết hợp với fentanyl trong mổ lấy thai”. Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành GMHS, Đại học y Hà Nội.
41. Nguyễn Thị Bích Nguyệt (2011), “Nghiên cứu tác dụng giảm đau sau mổ lấy thai bằng morphin ngoài màng cứng liều duy nhất’’, Luận văn Thạc sỹ y học, chuyên ngành GMHS, Trường Đại học y Hà Nội.
42. Nguyễn Hoàng Ngọc (2010), ‘‘Đánh giá hiệu quả của sự phối hợp bupivacain liều thấp với morphin không có chất bảo quản trong gây tê tủy sống để mổ lấy thai và giảm đau sau mổ’’ Luận văn Chuyên khoa cấp II, chuyên ngành GMHS, Trường Đại học Y Hà Nội 2010.
43. Trần Thị Phúc, Nguyễn Văn Thắng (1999), ‘‘Nhận xét tình hình nhiễm độc thai nghén qua 249 trường hợp năm 1996 tại Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh’’, Tạp chí thông tin y dược 12/1999, tr. 140-142.
44. NguyÔn Quang QuyÒn (1999), Gi¶i phÉu cét sèng”, Bµi gi¶ng gi¶i phÉu häc tËp II, Nhµ xuÊt b¶n Y häc, Thµnh phè Hå ChÝ Minh, tr . 7 – 17.
45. Nguyễn Hùng Sơn (2002), “Đánh giá điều trị nhiễm độc thai nghén tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh trong 2 năm 2000 – 2001’’, Luận văn Thạc sỹ y học, Chuyên ngành Phụ sản, Trường Đại học y Hà Nội.
46. Ngô Văn Tài (2001), ‘‘Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng trong nhiễm độc thai nghén‘” Luận án Tiến sỹ y học, chuyên ngành sản phụ khoa, Trường Đại học y Hà Nội.
47. Lê Thiện Thái (1999), “Nhận xét qua 83 bệnh án sản giật tại Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh năm 1991 – 1995” Tạp chí thông tin y dược, tháng 12 năm 1999, tr. 149 – 153.
48. Lê Thiện Thái (2010), ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của bệnh lý tiền sản giật lên thai phụ và thai nhi và đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị’’ Luận án Tiến sỹ y học, chuyên ngành Sản phụ khoa, Hà Nội 2010.
49. C«ng QuyÕt Th¾ng (2002), ”G©y tª tñy sèng, g©y tª ngoµi mµng cøng”, Bµi gi¶ng g©y mª håi søc tËp II, Nhµ xuÊt b¶n y häc, tr. 44 – 83.
50. C«ng QuyÕt Th¾ng (1985), ‘‘G©y tª tuû sèng b»ng Pethidin’’, LuËn v¨n tèt nghiÖp Bác sỹ Néi tró bệnh viện, chuyên ngành GMHS, §¹i häc Y Hµ Néi, tr. 36-54.
51. Công Quyết Thắng (2004), ‘‘Nghiên cứu tác dụng kết hợp gây tê tuỷ sống bằng bupivacain và ngoài màng cứng bằng morphin hoặc dolargan hoặc fentanyl để mổ và giảm đau sau mổ”, Luận án Tiến sỹ y học, chuyên ngành Phẫu thuật đại cương, Hà Nội 2004.

Leave a Comment