Đánh giá hiệu quả kinh tế của Sevoflurane so với Propofol dùng để duy trì mê

Đánh giá hiệu quả kinh tế của Sevoflurane so với Propofol dùng để duy trì mê

Đánh giá hiệu quả kinh tế của Sevoflurane so với Propofol dùng để duy trì mê trong giai đoạn tuần hoàn ngoài cơ thể trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở
Thi Thanh, Quang, ong
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh chi phí y tế giữa Sevoflurane và Propofol khi sử dụng để duy trì mê trong giai đoạn tuần hoàn ngoài cơ thể trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu, cắt ngang trên 60 bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn tại trung tâm tim mạch bệnh viện E từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020. Tuổi trung bình 56.17±10.99 (năm) (18-75), nam 45%, nữ 55%. Bệnh nhân được chia 2 nhóm duy trì mê bằng Sevoflurane (qua bộ trộn khí máy tim phổi nhân tạo) hoặc Propofol (đường tĩnh mạch), phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên đơn. Duy trì độ mê BIS từ 40-60 trên cả 2 nhóm. Các số liệu chi phí về thuốc, vật tư, nhân công… sử dụng trong quá trình duy trì mê được ghi lại. Kết quả: chi phí trung bình tiền thuốc cho nhóm S là 80.293 ± 37.203 VNĐ, nhóm P là 158.891 ± 69.414 VNĐ. Chi phí trung bình tiền vật tư nhóm S là 579.83 ± 829.658 VNĐ, của nhóm P là 26.368,87 ± 7.764,484 VNĐ. Chi phí trung bình cho nhân lực nhóm S là 750.00 ± 858.527 VNĐ, nhóm P là 4.066,67 ± 2.796,961 VNĐ. Tổng chi phí trung bình của nhóm S là 81.622,85 ± 37.537,78 VNĐ và của nhóm P là 189.327,16 ± 76.456,76 VNĐ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Không ghi nhận các triệu chứng bất thường xẩy ra trong và sau mổ ở cả 2 nhóm. Kết luận: Duy trì mê bằng Sevoflurane có hiệu quả kinh tế hơn nhóm Propofol trong giai đoạn tuần hoàn ngoài cơ thể trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở. Sử dụng Sevoflurane trong THNCT an toàn, thuận tiện, tiết kiệm và khả thi.

Tại  Việt  Nam,  theo  khảo  sát  của  tổ  chức Quỹ  bảo  trợ  tim  mạch  trẻ  em  quốc  tế (International  Children’s Heart Fund) năm  2010 chi  phí  trực  tiếp  dành  cho  y  tế  mà  người  bệnh phải trả cho một ca phẫu thuật tim bẩm sinh là từ 1500 –4500 USD, từ 2000 –5000 USD cho một ca phẫu thuật tim người lớn [1],[2]. Chi phí này là không nhỏ trong khi Việt Nam vẫn còn là nước đang phát triển [2].Các gói phẫu thuật tim mở hiện nay chi cho phẫu thuật và gây mê là cố định, vì thế việc sử dụng thuốc, vật tư y tế cho ca mổ ngoài đảm bảo hiệu quả về mặt lâm sàng thì tính khả thi về kinh tế cũng đóng một vai trò quan trọng, trong đó có việc sử dụng thuốc trong gây mê toàn thân.Thông  thường  trong  giai  đoạn  tuần  hoàn ngoài cơ thể, bác sỹ gây mê chỉ có thể sử dụng thuốc  mê  tĩnh  mạch  Propofol,  điều  này  là  phổ biến ở hầu hết các trung tâm phẫu thuật tim mở tại Việt Nam hiện nay. Tại Trung tâm tim mạch bệnh viện E, các bác sỹ đã xây dựng được 1 hệ thống  cung  cấp  thuốc  mê  bốc  hơi  Sevoflurane liên tục qua phổi nhân tạo thay vì dùng thuốc mê tĩnh  mạch  để  duy  trì  mê  trong  giai  đoạn này [3],[4].Trên  thế  giới,  cả  thuốc  mê  bốc  hơi Sevoflurane và thuốc mê tĩnh mạch Propofol đều đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả và được sử  dụng  thường  quy  cho  bệnh  nhân  trong  phẫu thuật tim hở. Tuy nhiên, cho đến hiện nay chưa có  một  nghiên  cứu  nào  tại  Việt  Nam  đánh  giá hiệu quả về mặt chi phí khi sử dụng Sevoflurane thay  cho  Propofol  trong  giai  đoạn  THNCT.  Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: “So sánh chi phí y tế khi sử dụng Sevoflurane và Propofol duy trì mê trong giai đoạn tuần hoàn ngoài cơ thể trên bệnh nhân phẫu thuật tim hở”

Đánh giá hiệu quả kinh tế của Sevoflurane so với Propofol dùng để duy trì mê

Leave a Comment