Đánh giá kết quả của bột thuốc đắp HV trên người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát

Đánh giá kết quả của bột thuốc đắp HV trên người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá kết quả của bột thuốc đắp HV trên người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát.Thoái hóa khớp (THK) gối là bệnh mạn tính, liên quan đến quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp, hủy hoạn sụn và xương dưới sụn [1], [2]. Sự mất cân bằng này có thể được phát động bởi nhiều yếu tố như: Di truyền, chuyển hóa, chấn thương hay các nguyên nhân khác, và sự gia tăng tuổi, cân nặng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra và làm tăng nặng tình trạng bệnh [1], [3]. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam giới, tỷ lệ này đặc biệt tăng cao ở nữ giới sau mãn kinh, nguyên nhân có thể liên quan đến sự sụt giảm nhanh chóng của estrogen trong giai đoạn này [2], [3]. Năm 2020, tác giả Aiyong Cui đã thực hiện nghiên cứu phân tích tổng hợp sử dụng dữ liệu của trên 10 triệu bệnh nhân trích xuất từ 88 nghiên cứu đã được thực hiện, kết quả nghiên cứu cho thấy cứ 100 người dân thì có đến 16 người mắc THK gối [4].
Ở Việt Nam, THK nói chung đứng hàng thứ ba trong các bệnh có tổn thương khớp, trong đó THK gối chiếm 56,5% tổng số các bệnh khớp do thoái hóa cần điều trị nội trú [4], [5]. Tỷ lệ bệnh nhân THK điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1991 – 2000 có sự biến động theo năm nhưng luôn được duy trì xung quanh mức 4,66% mỗi năm [6].


Hầu hết mọi hoạt động của cơ thể đều có sự tham gia của khớp gối với vai trò chịu tải cho hầu hết trọng lượng cơ thể [1], [7]. THK gối biểu hiện với quá trình viêm vô khuẩn, phá hủy sụn và xương dưới sụn, dưới sự thúc đẩy của trọng lượng cơ thể khi di chuyển dẫn đến bệnh thường biểu hiện bằng cảm giác đau cơ học – tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi kèm theo hạn chế chức năng đi lại và chức năng sinh hoạt, hạn chế sự giao tiếp với xã hội, gây tổn thất kinh tế và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh [8], [9]. Do tỷ lệ lưu hành bệnh cao, bệnh có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt nên nhiều phương pháp điều trị đã được phát triển, tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những điểm ưu và nhược riêng [8], [10]. Trong
2
những năm gần đây, điều trị THK gối bằng y học cổ truyền (YHCT) ngày càng được quan tâm nhiều hơn do đây là phương pháp sử dụng các liệu pháp tự nhiên và có tính an toàn cao hơn so với sử dụng thuốc giảm đau chống viêm [11], [12], [13]. Đặc biệt là các phương pháp không dùng thuốc của YHCT như châm cứu, xoa bóp, hoặc đắp thuốc đã được chứng minh có hiệu quả cao và ít tác dụng không mong muốn khi điều trị bệnh [12], [14], [15].
Đắp thuốc là phương pháp đặc trưng và nổi bật của YHCT đã được ứng dụng từ lâu trong điều trị thoái hóa khớp nói chung và THK gối nói riêng, là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện ngay cả khi bệnh nhân không ở cơ sở y tế [16]. Khi đắp thuốc tại chỗ giúp thuốc thẩm thấu qua da tới tổ chức thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch lưu thông khí huyết giúp lưu thông khí huyết, thông kinh lạc, giảm đau tại chỗ. Theo Y học Cổ truyền (YHCT), các biểu hiện của THK gối được mô tả với bệnh danh là Hạc tất phong thuộc phạm vi chứng tý [17]. Nguyên nhân do phong hàn thấp xâm phạm cùng với chính khí suy giảm mà gây nên bệnh, việc điều trị thường kết hợp phương pháp (PP) dùng thuốc và không dùng thuốc như châm cứu, bấm huyệt, đắp thuốc, dưỡng sinh, yoga [18], [19]. “Bột thuốc đắp HV” là bài thuốc nghiệm phương có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, đã được sử dụng trên lâm sàng cho thấy hiệu quả điều trị bệnh lý cơ xương khớp [20], [21].
Với mục đích cung cấp thêm phương pháp điều trị cho người bệnh THK gối, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả của bột thuốc đắp HV trên người bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát” với 2 mục tiêu sau:
1.Đánh giá kết quả của Bột thuốc đắp HV trên người bệnh THK gối nguyên phát. 2.Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………..1
1 Chương 1 ………………………………………………………………………………………………2
1.1. Tổng quan thoái hóa khớp gối theo Y học hiện đại. ………………………..3
1.1.1. Định nghĩa. ………………………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Nguyên nhân. …………………………………………………………………………………….. 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh. ………………………………………………………………………………. 3
1.1.4. Các yếu tố liên quan đến quá trình phát triển THK. ……………………………… 4
1.1.5. Triệu chứng của THK gối. ………………………………………………………………….. 7
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán THK gối. ……………………………………………………….. 10
1.1.7. Điều trị. ……………………………………………………………………………………………. 11
1.1.8. Theo dõi và quản lý. …………………………………………………………………………. 15
1.2. Bệnh thoái hóa khớp gối về thk gối theo YHCT. …………………………. 15
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo YHCT. ………………………………….. 15
1.2.2. Các thể lâm sàng. ……………………………………………………………………………… 15
1.3. Tổng quan phương pháp đắp thuốc. ……………………………………………. 19
1.3.1. Phương pháp đắp thuốc…………………………………………………………………….. 19
1.3.2. Bột thuốc đắp HV. ……………………………………………………………………………. 19
1.3.3. Nguồn gốc thảo dược của Bột thuốc đắp HV. ……………………………………. 20
1.3.4. Chỉ định và cách dùng. ……………………………………………………………………… 22
1.3.5. Nghiên cứu về bột thuốc đắp HV. ……………………………………………………… 22
1.4. Điều trị bằng tia hồng ngoại nhân tạo. ………………………………………… 23
1.4.2. Chỉ định. ………………………………………………………………………………………….. 23
1.4.3. Chống chỉ định…………………………………………………………………………………. 24
1.4.4. Chuẩn bị. …………………………………………………………………………………………. 24
1.4.5. Các bước tiến hành. ………………………………………………………………………….. 24
1.4.6. Theo dõi. …………………………………………………………………………………………. 24
1.4.7. Tai biến và xử trí. ……………………………………………………………………………… 241.5. Các nghiên cứu điều trị về THK gối. …………………………………………… 24
1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới. ………………………………………………………………….. 24
1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam. …………………………………………………………………. 25
2 Chương 2 …………………………………………………………………………………………… 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu. …………………………………………………………………. 28
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân. ……………………………………………………………… 28
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. …………………………………………………………………………… 29
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ………………………………………………. 29
2.3. Thiết kế nghiên cứu. ……………………………………………………………………. 29
2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu. …………………………………………………………………………. 30
2.3.2. Qui trình nghiên cứu. ……………………………………………………………………….. 30
2.4. Chất liệu nghiên cứu. ………………………………………………………………….. 30
2.4.1. Thành phần của bột thuốc đắp HV. ……………………………………………………. 30
2.4.2. Thuốc uống Glucosamine sulfate. ……………………………………………………… 31
2.4.3. Phương tiện nghiên cứu. …………………………………………………………………… 32
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi. …………………………………………………………………… 32
2.5.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. …………………………………………………. 32
2.5.2. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. …………………………….. 37
2.6. Cách tiến hành các kĩ thuật trong nghiên cứu ……………………………… 37
2.7. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………… 39
2.8. Khống chế sai số ………………………………………………………………………….. 39
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu …………………………………………………………… 39
2.10. Sơ đồ nghiên cứu. ………………………………………………………………………… 40
3 Chương 3 …………………………………………………………………………………………… 41
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………. 41
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi. …………………………………………………………….. 41
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính. ……………………………………………………… 42
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp. ……………………………………………….. 423.1.4. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thể. ……………………………………….. 43
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thương khớp gối. ……………………………. 44
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo mức độ tổn thương khớp gối trên X – quang. … 44
3.1.7. Phân bố theo thời gian bị bệnh. …………………………………………………………. 44
3.1.8. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng đau (VAS), gấp khớp gối, chỉ số gót
mông, WOMAC chung trước nghiên cứu. ……………………………………………………… 46
3.1.9. Phân bố theo dấu hiệu lâm sàng. ……………………………………………………….. 47
3.1.10. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền. …………………………. 47
3.2. Kết quả nghiên cứu. ……………………………………………………………………. 49
3.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS. ………………………………….. 49
3.2.2. Sự thay tầm vận động gấp khớp. ……………………………………………………….. 50
3.2.3. Sự thay đổi chỉ số gót mông. …………………………………………………………….. 52
3.2.4. Sự thay đổi mức điểm WOMAC. ……………………………………………………… 54
3.2.5. Sự thay đổi triệu chứng theo y học cổ truyền. …………………………………….. 55
3.2.6. Tác dụng không mong muốn. ………………………………………………………. 57
3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị …………………………………….. 58
3.3.1. Mối liên quan với đáp ứng điều trị theo VAS …………………………………….. 58
3.3.2. Mối liên quan với đáp ứng điều trị theo tầm vận động gấp khớp gối. …… 59
3.3.3. Mối liên quan với đáp ứng điều trị theo chỉ số gót – mông. …………………. 60
3.3.4. Mối liên quan với đáp ứng điều trị theo chỉ số WOMAC. …………………… 61
4 Chương 4 …………………………………………………………………………………………… 62
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. ……………………………………………. 62
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi. …………………………………………………………….. 62
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính. ……………………………………………………… 63
4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp. ……………………………………………….. 64
4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số khối cơ thể. ……………………………………….. 64
4.1.5. Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thương khớp gối. ……………………………. 65
4.1.6. Phân bố bệnh nhân theo mức độ tổn thương khớp gối trên X – quang. … 664.1.7. Phân bố theo thời gian bị bệnh. …………………………………………………………. 66
4.1.8. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng đau (VAS), gấp khớp gối, chỉ số gót
mông, WOMAC chung trước nghiên cứu. ……………………………………………………… 67
4.1.9. Phân bố theo dấu hiệu cứng khớp, lạo xạo khớp, bào gỗ trước điều trị. .. 68
4.2. Kết quả nghiên cứu. ……………………………………………………………………. 68
4.2.1. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS. ………………………………….. 68
4.2.2. Sự thay đổi tầm vận động gấp khớp. ………………………………………………….. 70
4.2.3. Sự thay đổi chỉ số gót mông. …………………………………………………………….. 71
4.2.4. Sự thay đổi mức điểm WOMAC. ……………………………………………………… 72
4.2.5. Sự thay đổi của dấu hiệu cứng khớp. …………………………………………………. 73
4.2.6. Sự thay đổi của dấu hiệu lạo xạo khớp gối. ………………………………………… 74
4.2.7. Sự thay đổi của dấu hiệu bào gỗ. ……………………………………………………….. 74
4.2.8. Sự thay đổi triệu chứng theo y học cổ truyền. …………………………………….. 75
4.2.9. Tác dụng không mong muốn. ……………………………………………………………. 75
4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị. ……………………………………. 76
4.3.1. Mối liên quan giữa kết quả điều trị và tuổi. ………………………………………… 76
4.3.2. Mối liên quan giữa kết quả điều trị và giới. ………………………………………… 77
4.3.3. Mối liên quan giữa kết quả điều trị và nghề nghiệp. ……………………………. 77
4.3.4. Mối liên quan giữa kết quả điều trị và bên đau. ………………………………….. 78
4.3.5. Mối liên quan giữa kết quả điều trị và thời gian………………………………….. 78
4.3.6. Mối liên quan giữa kết quả điều trị và thừa cân – béo phì……………………. 78
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………… 79
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………….. 80
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………
PHỤ LỤ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần bài thuốc nghiên cứu và tác dụng vị thuốc …………………… 20
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền …………………………… 29
Bảng 2.2. Công thức cho 1kg thuốc ……………………………………………………………… 31
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn chấn đoán thừa cân béo phì theo IDF 2000 …………………… 32
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS ………………………………….. 34
Bảng 2.5. Đánh giá chỉ số gấp khớp gối ……………………………………………………….. 35
Bảng 2.6. Đánh giá chỉ số gót mông …………………………………………………………….. 35
Bảng 2.7. Đánh giá chỉ số WOMAC ……………………………………………………………. 36
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ………………………………………………………… 42
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân nghề nghiệp …………………………………………………… 42
Bảng 3.3. Phân bố vị trí tổn thương khớp gối ……………………………………………….. 44
Bảng 3.4. Phân bố theo mức độ tổn thương khớp gối trên phim X – quang …….. 44
Bảng 3.5. Tình trạng đau (VAS), gấp khớp gối, chỉ số gót mông, WOMAC trước
điều trị ………………………………………………………………………………………………………. 46
Bảng 3.6. Sự thay đổi dấu hiệu lâm sàng ……………………………………………………… 47
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng y học cổ truyền………………………. 47
Bảng 3.8. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS ………………………………. 49
Bảng 3.9. Sự thay đổi mức độ đau trước và sau điều trị …………………………………. 50
Bảng 3.10. Sự thay tầm vận động gấp khớp ………………………………………………….. 51
Bảng 3.11. Sự thay đổi mức độ gấp khớp gối trước và sau điều trị …………………. 51
Bảng 3.12. Sự thay đổi chỉ số gót mông ……………………………………………………….. 52
Bảng 3.13. Sự thay đổi mức độ của chỉ số gót mông trước và sau điều trị ……….. 53
Bảng 3.14. Sự thay đổi mức điểm WOMAC ………………………………………………… 54
Bảng 3.15. Sự thay đổi mức độ của chỉ số WOMAC trước và sau điều trị ………. 55
Bảng 3.16. Sự thay đổi triệu chứng theo y học cổ truyền ……………………………….. 55
Bảng 3.17. Mối liên với đáp ứng điều trị theo VAS ………………………………………. 58
Bảng 3.18. Mối liên quan với đáp ứng điều trị theo tầm vận động gấp khớp gối . 59
Bảng 3.19. Mối liên quan với đáp ứng điều trị theo chỉ số gót – mông ……………. 60
Bảng 3.20. Mối liên quan với đáp ứng điều trị theo chỉ số WOMAC ……………… 61DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi …………………………………………………….. 41
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) …………….. 43
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh ………………………………….. 4

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối theo Kellgren và Lawrence ……….9
Hình 1.2. Địa liền ………………………………………………………………………………………. 21
Hình 1.3. Ngải cứu …………………………………………………………………………………….. 21
Hình 1.4. Quế chi ……………………………………………………………………………………….. 22
Hình 2.1. Hình ảnh bột thuốc đắp HV và hướng dẫn sử dụng ………………………… 31
Hình 2.2. Thước đo mức độ đau theo thang điểm VAS …………………………………. 34
Hình 2.3. Đo độ gấp duỗi khớp gối Wavren A.Katr ………………………………………. 35
Hình 2.4. Hình ảnh đắp Bột thuốc đắp HV trên bệnh nhân THKG …………………. 37
Hình 2.5. Sơ đồ nghiên cứu …………………………………………………………………………. 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment