Đánh giá tác dụng của phương pháp siêu âm trị liệu kết hợp xoa bóp bấm huyệt, điện châm điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống

Đánh giá tác dụng của phương pháp siêu âm trị liệu kết hợp xoa bóp bấm huyệt, điện châm điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của phương pháp siêu âm trị liệu kết hợp xoa bóp bấm huyệt, điện châm điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống.Đau vùng cổ gáy là tình trạng đau cấp hoặc mãn tính tại vùng cổ gáy (có thể có lan) thường xuất hiện sau một động tác đột ngột, sai tư thế của cột sống cổ, sau khi thay đổi thời tiết hoặc xuất hiện kín đáo, thường kèm với co cứng cơ và hạn chế vận động. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: ngồi làm việc sai tư thế trong thời gian dài, nằm ngủ sai tư thế, do lạnh, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa cột sống cổ, vẹo cổ bẩm sinh, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ. Đôi khi có những trường hợp đau vùng cổ gáy xuất hiện tự phát mà không có nguyên nhân rõ rệt. Đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống cổ là nguyên nhân thường gặp nhất và là lý do chính khiện bệnh nhân đi khám. Theo Trần Ngọc Ân tỉ lệ mắc THCSC đứng thứ hai sau thoái hóa cột sống thắt lưng và chiếm 14% trong các bệnh thoái hoá khớp [1].
Hiện nay, đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống không chỉ phổ biến ở người cao tuổi mà còn hay gặp ở người trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân do liên quan tới tư thế lao động như: ngồi làm việc lâu trước máy vi tính, cúi đầu lâu hoặc động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu, làm việc nhiều trong phòng điều hòa … Đau vùng cổ gáy không chỉ gây khó chịu cho người bệnh, giảm năng suất lao động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, đau vùng cổ gáy đang là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các thầy thuốc [2],[3],[4].
Đau vùng cổ gáy với biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng [5].


Nguyên nhân thường gặp nhất (70-80%) là do THCSC, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp [6].
Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị đau vùng cổ gáy nhưng điều trị nội khoa và vật lý trị liệu vẫn là lựa chọn hàng đầu. Trong đó siêu âm trị liệu là phương pháp điều trị bệnh sinh, phương pháp này có tác dụng giảm đau, dãn cơ, tăng hấp thu dịch nề, giảm các triệu chứng viêm và được áp dụng trong trị liệu.
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau vùng cổ gáy được xếp vào chứng tý. Bệnh do chính khí cơ thể suy yếu, ngoại tà xâm phạm, bế tắc kinh lạc gây đau [7],[8],[9],[10]. Bệnh được điều trị bằng thuốc YHCT, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Trong đó phương pháp điện châm và xoa bóp bấm huyệt (XBBH) đã khẳng định được kết quả điều trị
Từ trước tới nay việc điều trị kết hợp giữa các phương pháp vật lý trị liệu với các phương pháp của YHCT đem lại hiệu quả cao trên lâm sàng. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng điều trị kết hợp phương pháp siêu âm trị liệu của YHHĐ với điện châm và xoa bóp bấm huyệt của YHCT trong điều trị đau vùng cổ gáy trên lâm sàng. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của phương pháp siêu âm trị liệu kết hợp xoa bóp bấm huyệt, điện châm điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của phương pháp siêu âm trị liệu kết hợp xoa bóp bấm huyệt, điện châm điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp trên trong nghiên cứu

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. Quan niệm đau vùng cổ gáy do thoái hóa cột sống theo Y học hiện đại ……3
1.1.1. Khái niệm……………………………………………………………………………… 3
1.1.2. Sơ lược về cấu tạo giải phẫu và chức năng của cột sống cổ…………. 3
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ……………………………………………. 7
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng …………………………………….. 8
1.1.5. Chẩn đoán đau vùng cổ gáy do thoái hoá cột sống …………………… 12
1.1.6. Điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hoá cột sống ……………………….. 13
1.2. Quan niệm đau vùng cổ gáy do thoái hoá cột sống theo Y học cổ truyền … 14
1.2.1. Bệnh danh đau vùng cổ gáy do thoái hoá cột sống……………………. 14
1.2.2. Nguyên nhân và thể bệnh………………………………………………………. 14
1.2.3. Tổng quan phương pháp nghiên cứu ………………………………………. 16
1.3. Tình hình nghiên cứu về điều trị đau vùng cổ gáy do thoái hoá cột sống
trên thế giới và Việt Nam……………………………………………………………………… 23
1.3.1. Trên thế giới ………………………………………………………………………… 23
1.3.2. Tại Việt Nam ……………………………………………………………………….. 25
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………… 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………… 27
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại ………………………. 27
2.1.3.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền …………………….. 28
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân………………………………………………… 28
2.1.5. Địa điểm, thời gian nghiên cứu………………………………………………. 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………………… 292.2.1.Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………….. 29
2.2.2.Cách chọn mẫu – cỡ mẫu………………………………………………………… 29
2.2.3.Các chỉ tiêu theo dõi………………………………………………………………. 29
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………… 29
2.3. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………………………. 31
2.3.1. Kỹ thuật siêu âm trị liệu………………………………………………………… 31
2.3.2. Xoa bóp bấm huyệt ………………………………………………………………. 32
2.3.3. Điện châm …………………………………………………………………………… 34
2.4. Phương pháp tiến hành……………………………………………………………………… 34
2.5. Tiêu chuẩn đánh giá cụ thể…………………………………………………………………. 34
2.6. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………………….. 38
2.7. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………………… 38
2.8. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………… 39
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 40
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………………………………. 40
3.1.1. Đặc điểm về tuổi ………………………………………………………………….. 40
3.1.2. Đặc điểm về giới ………………………………………………………………….. 40
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp………………………………………………………. 41
3.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh…………………………………………….. 41
3.1.5. Đặc điểm tổn thương cột sống trên phim X –quang………………….. 42
3.2. Kết quả điều trị …………………………………………………………………………………. 45
3.2.1. Đánh giá hiệu quả giảm đau theo thang điểm VAS …………………… 45
3.2.2. Hiệu quả cải thiện tầm vận động cột sống cổ …………………………… 47
3.2.3. Hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày……………………. 49
3.2.4. Sự thay đổi các triệu chứng Y học cổ truyền sau điều trị …………… 51
3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị. ………………………. 52
Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 534.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………………. 53
4.1.1. Tuổi ……………………………………………………………………………………. 53
4.1.2. Giới…………………………………………………………………………………….. 54
4.1.3. Nghề nghiệp ………………………………………………………………………… 55
4.1.4. Thời gian mắc bệnh………………………………………………………………. 55
4.1.5. Đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim X – quang ………………… 56
4.2. Kết quả điều trị …………………………………………………………………………………. 56
4.2.1. Tác dụng giảm đau……………………………………………………………….. 56
4.2.2. Tác dụng cải thiện tầm vận động cột sống cổ…………………………… 58
4.2.3. Tác dụng cải thiện những hạn chế sinh hoạt hàng ngày. ……………. 60
4.2.3. Sự thay đổi các triệu chứng Y học cổ truyền sau điều trị …………… 62
4.3. Tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị …………………………… 64
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 67
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các động tác xoa bóp bấm huyệt sử dụng trong nghiên cứu…… 33
Bảng 2.2. Cách tính điểm phân loại mức độ đau …………………………………. 35
Bảng 2.3. Tầm vận động cột sống cổ sinh lý và bệnh lý ………………………. 37
Bảng 2.4. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ ………………………….. 37
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày …………………….. 38
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi………………………………………………. 40
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới………………………………………………. 40
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ………………………………….. 41
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh ………………………… 41
Bảng 3.5. Hình ảnh trên phim X –quang cột sống cổ …………………………… 42
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS trước điều trị……….. 43
Bảng 3.7. Mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ trước điều trị ………. 43
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày
trước điều trị…………………………………………………………………….. 44
Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau điều trị 10 ngày 45
Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau VAS sau điều trị 20 ngày 46
Bảng 3.11. Hiệu quả giảm mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ sau 10
điều trị …………………………………………………………………………….. 47
Bảng 3.12. Hiệu quả giảm mức độ hạn chế tầm vận động cột sống cổ sau 20
điều trị …………………………………………………………………………….. 48
Bảng 3.13. Phân bố bệnh nhân theo mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày sau
điều trị 10 ngày ………………………………………………………………… 49
Bảng 3.14. Phân bố bệnh nhân theo mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày sau
điều trị 20 ngày ………………………………………………………………… 50
Bảng 3.15. Sự thay đổi các triệu chứng Y học cổ truyền sau điều trị……….. 51DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các đốt sống cổ……………………………………………………………………. 3
Hình 1.2. Hình ảnh cột sống cổ trên phim X quang thẳng và nghiêng ………. 4
Hình 1.3. Hình ảnh lỗ tiếp hợp trên phim X quang tư thế chếch ¾……………. 5
Hình 1.4. Các động tác vận động của cột sống cổ…………………………………… 7
Hình 1.5. Hình ảnh phì đại mấu bán nguyệt trên phim chụp cổ thẳng …….. 10
Hình 1.6. Hình ảnh gai xương ở tư thế chụp cột sống cổ nghiêng …………… 11
Hình 1.7. Hình ảnh méo và hẹp lỗ tiếp hợp C4- C5 ………………………………. 1

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment