Đánh giá tác dụng của bài thuốc Thận trước thang HV kết hợp điện châm điều trị Hội chứng tiền đình

Đánh giá tác dụng của bài thuốc Thận trước thang HV kết hợp điện châm điều trị Hội chứng tiền đình

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của bài thuốc Thận trước thang HV kết hợp điện châm điều trị Hội chứng tiền đình.Hội chứng tiền đình (HCTĐ), với triệu chứng điển hình là chóng mặt, rối loạn cảm giác thăng bằng và đau đầu, là một trong những phàn nàn phổ biến nhất trong y khoa, gây ảnh hưởng tới 15%-35% dân số thế giới [1],[2]và có xu hướng gia tăng. Mức độ và diễn biến bệnh có thể nhẹ, nặng hay nghiêm trọng tùy nguyên nhân [1]. Bên cạnh các nguyên nhân liên quan đến tổn thương thực sự hoặc có rối loạn của hệ thống tiền đình, hội chứng này đôi khi không có tổn thương thực thể [1],[3]. Hội chứng tiền đình tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, có thể dẫn đến những sang chấn tâm lý như: lo âu hoặc trầm cảm. [4]


Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị Hội chứng tiền đình, chủ yếu là điều trị nội khoa kết hợp luyện tập chức năng tiền đình, thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để hạn chế nguy cơ tái phát các triệu chứng. Các phương pháp điều trị Y học hiện đại có nhiều ưu điểm như hiệu quả điều trị nhanh, sử dụng thuận tiện tuy nhiên hầu hết các loại thuốc không được dùng kéo dài và có một số tác dụng không mong muốn [5].
Trong các Y văn của Y học cổ truyền (YHCT) không có bệnh danh Hội chứng tiền đình nhưng căn cứ vào các triệu chứng của bệnh cho thấy bệnh thuộc phạm vi của chứng “Huyễn vựng”. Bệnh nguyên, bệnh cơ, phương pháp điều trị chứng huyễn vựng đã được các y gia xưa nghiên cứu và đưa ra nhiều lý luận khác nhau. Tuy nhiên, hội chứng này thường do bản hư tiêu thực, liên quan đến sự rối loạn trong công năng của thận, tỳ. Có thể khái quát nguyên nhân gây chứng huyễn vựng chủ yếu gồm: đàm, phong, hư, hỏa [6],[7],[8].
Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị chứng huyễn vựng bằng thuốc và không dùng thuốc như: dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Các phương pháp điều trị này đã mang lại những hiệu quả điều trị nhất định trong điều trị Hội chứng tiền đình. “Thận trước thang” là bài thuốc cổ phương được nhắc tới trong Cảnh Nhạc toàn thư để điều trị chứng huyễn vựng thể đàm thấp trung trở [8]. Tuy nhiên, ở Việt Nam và trên thế giới hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh về tác dụng của bài thuốc này trong điều trị Hội chứng tiền đình. Vì vậy, với mong muốn chứng minh hiệu quả của bài thuốc trong điều trị Hội chứng tiền đình cũng như giúp các thầy thuốc có thêm sự lựa chọn trên lâm sàng,nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của bài thuốc Thận trước thang HV kết hợp điện châm điều trị Hội chứng tiền đình” với mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của bài thuốc Thận trước thang HV kết hợp điện châm điều trị Hội chứng tiền đình.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1. Tổng quan về Hội chứng tiền đình theo Y học hiện đại……………………. 3
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu và chức năng của cơ quan tiền đình……………….. 3
1.1.2. Dịch tễ học, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh HCTĐ ……………….. 5
1.1.3. Chẩn đoán…………………………………………………………………………….. 7
1.1.4. Điều trị hội chứng tiền đình ngoại biên ………………………………….. 12
1.2. Tổng quan về HCTĐ ngoại biên theo Y học cổ truyền…………………… 13
1.2.1. Bệnh danh…………………………………………………………………………… 13
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh………………………………………….. 14
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị …………………………………………………. 16
1.3. Tổng quan về bài thuốc nghiên cứu……………………………………………… 19
1.4. Tổng quan về điện châm…………………………………………………………….. 21
1.4.1. Khái niệm về điện châm……………………………………………………….. 21
1.4.2. Cơ chế tác dụng theo Y học hiện đại ……………………………………… 21
1.5. Tình hình nghiên cứu điều trị hội chứng tiền đình trong nước và trên
thế giới …………………………………………………………………………………………… 22
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới…………………………………………. 22
1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ……………………………………………………… 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………….. 25
2.1. Chất liệu, phương tiện nghiên cứu………………………………………………. 25
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu ……………………………………………………………. 25
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu………………………………………………………… 26
2.2. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 27
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………….. 272.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………. 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 28
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………… 28
2.3.2. Cách chọn mẫu, cỡ mẫu ……………………………………………………….. 28
2.3.3. Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………. 28
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi…………………………………………………………….. 29
2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị……………………………………. 30
2.4. Thời gian địa điểm nghiên cứu……………………………………………………. 31
2.5. Xử lý và phân tích số liệu …………………………………………………………… 31
2.6. Phương pháp khống chế sai số ……………………………………………………. 31
2.7. Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………… 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………. 34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………… 34
3.2. Kết quả điều trị …………………………………………………………………………. 38
3.2.1. Tác dụng theo YHHĐ ………………………………………………………….. 38
3.2.2. Tác dụng theo YHCT …………………………………………………………… 42
3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị………………….. 43
3.3.1. Tác dụng mong muốn trên lâm sàng………………………………………. 43
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng ………………………. 45
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 47
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu …………………………………… 47
4.1.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi ………………………………………………….. 47
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới …………………………………………………. 47
4.1.3. Đặc điểm về tiền sử bệnh ……………………………………………………… 48
4.1.4. Đặc điểm về thời gian chóng mặt trước và sau khi điều trị ……….. 49
4.2. Kết quả điều trị …………………………………………………………………………. 50
4.2.1. Hiệu quả cải thiện mức độ chóng mặt, rối loạn thăng bằng theo
thang điểm EEV …………………………………………………………………………… 504.2.2. Hiệu quả cải thiện giấc ngủ theo thang điểm Pittburgh …………….. 52
4.2.3. Hiệu quả cải thiện đau đầu trên thang điểm VAS…………………….. 54
4.2.4. Tác dụng lên mạch và huyết áp trước và sau điều trị………………… 56
4.2.5. Kết quả điều trị chung ………………………………………………………….. 57
4.2.6. Sự liên quan giữa kết quả điều trị với thời gian mắc bệnh ………… 57
4.2.7. Tác dụng cải thiện một số chứng trạng YHCT ………………………… 58
4.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị………………….. 61
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 63
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt HCTĐ ngoại biên với HCTĐ trung ương …………………. 11
Bảng 1.2. Phân biệt chóng mặt tiền đình và không tiền đình ……………………. 12
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc Thận trước thang………………………………….. 25
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi………………………………………………….. 34
Bảng 3.2. So sánh các chỉ số BMI, cân nặng giữa hai nhóm……………………. 35
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử bệnh ……………………………………… 36
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian bị bệnh trước khi nhập viện ….. 36
Bảng 3.5. Đặc điểm phân bố các chứng trạng liên quan đến huyễn vựng thể
đàm trọc theo YHCT trước điều trị …………………………………….. 37
Bảng 3.6. Sự thay đổi thang điểm EEV …………………………………………………. 38
Bảng 3.7. So sánh sự thay đổi điểm Pittsburgh trước và sau điều trị …………. 39
Bảng 3.8. So sánh sự thay đổi điểm VAS trước và sau điều trị…………………. 39
Bảng 3.9. So sánh kết quả điều trị chung giữa hai nhóm………………………….. 40
Bảng 3.10. Sự liên quan giữa kết quả điều trị với thời gian mắc bệnh……….. 40
Bảng 3.11. Tác dụng cải thiện một số chứng trạng YHCT……………………….. 42
Bảng 3.12. So sánh sự thay đổi mạch và huyết áp trung bình …………………… 43
Bảng 3.13. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của hai nhóm……….. 44
Bảng 3.14. Các chỉ số huyết học trước và sau điều trị……………………………… 45
Bảng 3.15. Chức năng gan thận cơ bản trước và sau điều trị ……………………. 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment