Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Dưỡng cốt HV” trong điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Dưỡng cốt HV” trong điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống.Đau dây thần kinh tọa (TKT) là một hội chứng rất phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động, nhất là đối với những người lao động chân tay. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30 – 60, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên trong đó chủ yếu do thoái hóa cột sống thắt lưng (CSTL) [1]. Đau dây TKT biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của dây TKT: Đau từ vùng CSTL lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau [2]. Các yếu tố nguy cơ thúc đẩy gây bệnh bao gồm tuổi tác, chiều cao, hút thuốc lá, căng thẳng tinh thần, tình trạng béo phì, nghề nghiệp và hoạt động thể lực [3].
Ở Việt Nam, theo Trần Ngọc Ân và cộng sự, đau thắt lưng hông chiếm 2% trong nhân dân, chiếm 17% những người trên 60 tuổi và chiếm 6% tổng số các bệnh cơ xương khớp [4]. Năm 2020, Tổ chức nghiên cứu gánh nặng bệnh tật Toàn cầu (Global Burden of Disease Study) công bố nghiên cứu thực hiện từ năm 1990 đến 2017 tại 195 quốc gia cho thấy tỷ lệ mắc đau thắt lưng hông chiếm 7,5%, nữ giới cao hơn nam giới [5].
Điều trị đau thần kinh tọa theo y học hiện đại (YHHĐ) chủ yếu sử dụng các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, giãn cơ, vitamin nhóm B, kết hợp các phương pháp vật lý tri liệu như kéo giãn cột sống, hồng ngoại, parafin, điện xung,… Điều trị ngoại khoa khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả [6], [7].
Theo Y học cổ truyền (YHCT), đau TKT được mô tả trong phạm vi “Chứng tý” với các bệnh danh: Tọa cốt phong, Tọa điến phong, Yêu cước thống với nhiều phương pháp điều trị như điện châm, cứu, thủy châm, nhĩ châm, xoa bóp bấm huyệt, thuốc thang, thuốc hoàn [8].
2
Trong những năm gần đây, xu hướng đa trị liệu, kết hợp Đông – Tây y và cá thể hóa trong điều trị nhằm đạt hiệu quả tối ưu đang là xu thế rất được quan tâm. Hiện nay, việc sử dụng các bài thuốc cổ phương gia giảm nhằm thích ứng với cơ cấu bệnh tật đã thay đổi theo thời gian và nhu cầu sử dụng thuốc Nam đang ngày càng phát triển ở nước ta. Bài thuốc “Dưỡng cốt HV” được xây dựng trên nền tảng cơ sở là bài “Tam tý thang”, một bài thuốc cổ phương được sử dụng từ lâu để điều trị các chứng đau nhức xương khớp [9]. Bài thuốc đã được thử độc tính cấp, kết quả khẳng định an toàn và cho thấy tác dụng giảm đau rõ rệt trên động vật thực nghiệm [10]; đã được thực hiện đánh giá trên người bệnh thoái hóa khớp gối, đau thắt lưng chứng minh hiệu quả điều trị cao, an toàn cho người bệnh [11], [12].
Thoái hóa khớp gối và đau thắt lưng thuộc phạm vi chứng tý, có thể bệnh thường gặp can thận hư kiêm phong hàn thấp. Đau thần kinh tọa cũng thuộc chứng tý và thường gặp thể bệnh can thận hư kiêm phong hàn thấp. Phải chăng bài thuốc Dưỡng cốt HV có hiệu quả cao khi điều trị các trường hợp thuộc chứng tý thể can thận hư kiêm phong hàn thấp? Để có cơ sở khoa học khẳng định, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng của bài thuốc “Dưỡng cốt HV” trong điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả của bài thuốc “Dưỡng cốt HV” kết hợp điện châm trong điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thể can thận hư kiêm phong hàn thấp.
1. 2. Bước đầu khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………….1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………..3
1.1. Tổng quan về đau dây thần kinh tọa theo Y học hiện đại …………………. 3
1.1.1. Khái niệm, nguyên nhân gây bệnh…………………………………………… 3
1.1.2. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng …………………………………….. 4
1.1.3. Chẩn đoán…………………………………………………………………………….. 7
1.1.4. Điều trị…………………………………………………………………………………. 8
1.2. Tổng quan về đau dây thần kinh tọa theo Y học cổ truyền……………….. 9
1.2.1. Bệnh danh, bệnh nguyên và bệnh cơ ……………………………………….. 9
1.2.2. Các thể lâm sàng và phương pháp điều trị………………………………. 10
1.3. Tổng quan về phương pháp điều trị sử dụng trong nghiên cứu ……….. 13
1.3.1. Bài thuốc Dưỡng cốt HV………………………………………………………. 13
1.3.2. Bài thuốc Tam tý thang ………………………………………………………… 16
1.3.3. Điện châm…………………………………………………………………………… 17
1.4. Một số nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài trong và ngoài nước…………. 18
Chương 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20
2.1. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………… 21
2.3. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 21
2.3.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân…………………………………………………… 22
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ ………………………………………………………………. 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 23
2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………… 23
2.4.2. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………… 24
2.4.3. Các biến số nghiên cứu (Các chỉ tiêu theo dõi) ……………………….. 24
2.4.4. Phương pháp tiến hành…………………………………………………………. 252.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả ………………………………………………. 27
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ………………………………………………………….. 29
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………….. 30
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………….32
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………… 32
3.1.1. Đặc điểm về tuổi …………………………………………………………………. 32
3.1.2. Đặc điểm về giới …………………………………………………………………. 33
3.1.3. Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu…………………….. 33
3.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh……………………………………………. 34
3.1.5. Đặc điểm phân bố theo vị trí mắc bệnh ………………………………….. 34
3.1.6. Các chỉ số lâm sàng trước điều trị………………………………………….. 35
3.2. Kết quả nghiên cứu……………………………………………………………………. 35
3.2.1. Kết quả giảm đau theo thang điểm VAS…………………………………. 35
3.2.2. Kết quả cải thiện mức độ chèn ép rễ thần kinh………………………… 39
3.2.3. Kết quả cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng……………………………. 43
3.2.4. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hằng ngày……………………………. 47
3.2.5. Sự thay đổi chứng trạng y học cổ truyền ………………………………… 51
3.2.6. Kết quả điều trị chung ………………………………………………………….. 52
3.2.7. Tác dụng không mong muốn của phương pháp……………………….. 55
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị…………………………………. 57
3.3.1. Liên quan giữa tuổi và kết quả điều trị …………………………………… 57
3.3.2. Liên quan giữa giới và kết quả điều trị …………………………………… 57
3.3.3. Liên quan giữa nghề nghiệp và kết quả điều trị……………………….. 58
3.3.4. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả điều trị……………… 58
3.3.5. Liên quan giữa vị trí mắc bệnh và kết quả điều trị …………………… 59
Chương 4. BÀN LUẬN …………………………………………………………………………..60
4.1. Về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu…………………………………….. 604.1.1. Tuổi …………………………………………………………………………………… 60
4.1.2. Giới……………………………………………………………………………………. 61
4.1.3. Nghề nghiệp ……………………………………………………………………….. 61
4.1.4. Thời gian mắc bệnh……………………………………………………………… 62
4.1.5. Vị trí mắc bệnh……………………………………………………………………. 63
4.2. Về hiệu quả điều trị……………………………………………………………………. 63
4.2.1. Sự cải thiện về mức độ đau …………………………………………………… 64
4.2.2. Sự cải thiện mức độ chèn ép rễ thần kinh ……………………………….. 67
4.2.3. Sự cải thiện về độ giãn cột sống thắt lưng ………………………………. 68
4.2.4. Sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày……………………………. 70
4.2.5. Kết quả sự thay đổi chứng trạng y học cổ truyền …………………….. 71
4.2.6. Kết quả điều trị chung ………………………………………………………….. 72
4.2.7. Các tác dụng không mong muốn……………………………………………. 75
4.3. Về một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị ……………………………. 75
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………79
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………….80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm VAS ………………………………………………………………………27
Bảng 2.2. Ðánh giá độ giãn CSTL qua nghiệm pháp Schober ……………………….28
Bảng 2.3. Ðánh giá mức độ chèn ép rễ thần kinh bằng nghiệm pháp Lassegue..28
Bảng 2.4. Ðánh giá chức năng sinh hoạt hàng ngày……………………………………..29
Bảng 2.5. Ðánh giá kết quả điều trị chung…………………………………………………..29
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi……………………………………………………….32
Bảng 3.2. Phân bố theo thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu……………34
Bảng 3.3. Phân bố theo vị trí mắc bệnh ………………………………………………………34
Bảng 3.4. Các chỉ số lâm sàng trước điều trị của 2 nhóm………………………………35
Bảng 3.5. So sánh chỉ số VAS trung bình của 2 nhóm sau 7 ngày điều trị ………35
Bảng 3.6. So sánh chỉ số VAS trung bình của 2 nhóm sau 14 ngày điều trị …….36
Bảng 3.7. So sánh chỉ số VAS trung bình của 2 nhóm sau 21 ngày điều trị …….37
Bảng 3.8. Nghiệm pháp Lassegue trước và sau điều trị 7 ngày………………………39
Bảng 3.9. Nghiệm pháp Lassegue trước và sau điều trị 14 ngày của hai nhóm ..40
Bảng 3.10. Nghiệm pháp Lassegue trước và sau điều trị 21 ngày…………………..41
Bảng 3.11. Độ giãn CSTL trước và sau điều trị 7 ngày của hai nhóm …………….43
Bảng 3.12. Độ giãn CSTL trước và sau điều trị 14 ngày của hai nhóm …………..44
Bảng 3.13. Độ giãn CSTL trước và sau điều trị 21 ngày của hai nhóm …………..45
Bảng 3.14. Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị 7 ngày ………..47
Bảng 3.15. Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị 14 ngày ………48
Bảng 3.16. Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày sau điều trị 21 ngày ………49
Bảng 3.17. Sự thay đổi các chứng trạng YHCT trước và sau điều trị ……………..51
Bảng 3.18. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ………………………………..55
Bảng 3.19. Chỉ số cận lâm sàng trước và sau điều trị……………………………………56
Bảng 3.20. Liên quan giữa tuổi và kết quả điều trị……………………………………….57Bảng 3.21. Liên quan giữa giới và kết quả điều trị……………………………………….57
Bảng 3.22. Liên quan giữa nghề nghiệp và kết quả điều trị …………………………..58
Bảng 3.23. Liên quan giữa thời gian mắc bệnh và kết quả điều trị …………………58
Bảng 3.24. Liên quan giữa phân bố vị trí mắc bệnh và kết quả điều trị …………..59DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính…………………………………………………………….33
Biểu đồ 3.2. Phân bố về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu…………………….33
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi chỉ số VAS trung bình tại các thời điểm NC ……………38
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi chỉ số Lassegue trung bình tại các thời điểm NC ……..42
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi độ giãn CSTL trung bình tại các thời điểm NC ………..46
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi điểm ODI tại các thời điểm nghiên cứu…………………..50
Biểu đồ 3.7. Kết quả điều trị chung sau 7 ngày ……………………………………………52
Biểu đồ 3.8. Kết quả điều trị chung sau 14 ngày ………………………………………….53
Biểu đồ 3.9. Kết quả điều trị chung sau 21 ngày ………………………………………….5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com