Đánh giá tác dụng của phương pháp Đầu châm kết hợp thể châm trong điều trị đau nửa đầu Migraine

Đánh giá tác dụng của phương pháp Đầu châm kết hợp thể châm trong điều trị đau nửa đầu Migraine

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng của phương pháp Đầu châm kết hợp thể châm trong điều trị đau nửa đầu Migraine.Đau nửa đầu Migraine là một bệnh lý thần kinh phổ biến xếp hàng thứ 3 về mức độ thường gặp và nằm trong số 20 căn bệnh hàng đầu gây thương tật, mất sức lao động và chi phí điều trị cao [1], [2], [3]. Tại Trung Quốc, tỉ lệ mắc đau nửa đầu Migraine là 9,3% với chi phí tổn thất thường niên 331,7 tỷ Nhân dân tệ [2]. Điều này cho thấy, đau đầu Migraine có tác động rất lớn và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc tính dễ tái phát và tình trạng đau dai dẳng, đi kèm với các căng thẳng kéo dài có thể gây lo lắng và gia tăng thêm sức ép về mặt tinh thần, tâm lý đối với bệnh nhân. Mặt khác, đau đầu Migraine cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và tinh thần như stress hay cảm xúc, điều này tạo nên một vòng xoắn bệnh lý gây ảnh hưởng bất lợi trong điều trị. Thêm vào đó, Migraine cũng gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hằng ngày, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không thể sinh hoạt và làm việc một cách độc lập càng làm gia tăng các stress đối với người bệnh và gây ra các tác động tiêu cực đối với chất lượng cuộc sống [4].

Hiện nay, điều trị bằng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc thường được sử dụng nhằm mục đích giảm mức độ đau hoặc ngăn ngừa tình trạng đau tái diễn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, những thuốc được áp dụng điều trị còn hạn chế trong hiệu quả giảm đau hay làm giảm tần suất cơn đau, thêm vào đó, thuốc y học hiện đại có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn có thể gặp ở bệnh nhân [4].
Châm cứu đã trở thành một phương pháp điều trị ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Do tác dụng duy trì tác dụng ổn định, châm cứu đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong việc phòng ngừa các cơn đau đầu Migraine. Một vài nghiên cứu cho thấy, so với sử dụng thuốc, châm cứu có hiệu quả tương đương hoặc thậm chí tốt hơn trong giảm đau và giảm tần suất xuất hiện cơn Migraine. Một số nghiên cứu khác cho thấy, đây là phương pháp có ít
2
tác dụng phụ hơn và dễ dung nạp hơn. Dựa trên sự an toàn và tính hiệu quả đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu, châm cứu ngày càng được kỳ vọng trở thành phương pháp chủ đạo trong điều trị và phòng ngừa Migraine [4].
“Đầu châm” hay còn gọi là châm da đầu, tiếng Anh là scalp acupuncture/ Craniopuncture, tiếng pháp là L’Acupuncture CeÙrébral, trong tiếng Trung thường được gọi là “头针 – tóu zhēn”. Đây là phương pháp điều trị kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, dựa trên lý luận về sự quan hệ mật thiết giữa đầu, các cơ quan tạng phủ (YHCT) và lý luận về phân vùng (khu) tại vỏ não (YHHĐ). Ở Trung Quốc, Đầu châm đã được áp dụng có hiệu quả trong điều trị các bệnh liên quan đến thần kinh như di chứng viêm não, mất ngủ, tai biến mạch
máu não… [5], [6], [7], [8]. Tại Việt Nam, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về Đầu châm cũng như việc áp dụng phương pháp này trên thực hành lâm sàng. Để tiếp tục phát huy thế mạnh của châm cứu, đồng thời góp phần tìm hiểu kĩ hơn về hiệu quả của phương pháp Đầu châm trong việc điều trị đau đầu Migraine, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng của phương pháp Đầu châm kết hợp thể châm trong điều trị đau nửa đầu Migraine” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng của phương pháp Đầu châm kết hợp thể châm trong
điều trị bệnh đau nửa đầu Migraine.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp Đầu châm kết hợp
thể châm

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………..3
1.1. TÌNH HÌNH ĐAU NỬA ĐẦU TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI ….3
1.1.1. Tình hình đau nửa đầu trên thế giới…………………………………………….3
1.1.2. Tình hình đau nửa đầu ở Việt Nam……………………………………………..3
1.2. ĐAU NỬA ĐẦU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI……………………………………..4
1.2.1. Định nghĩa đau nửa đầu…………………………………………………………….4
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế của đau nửa đầu……………………………………..4
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng………………………………………………………………..6
1.2.4. Phân loại Migraine……………………………………………………………………9
1.2.5. Chẩn đoán ……………………………………………………………………………..10
1.2.6. Điều trị…………………………………………………………………………………. 11
1.3. ĐAU NỬA ĐẦU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ………………………………15
1.3.1. Quan niệm nguyên nhân ………………………………………………………….15
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh…………………………………………………………………….16
1.3.3. Các thể lâm sàng và điều trị……………………………………………………..17
1.4. PHƯƠNG PHÁP ĐẦU CHÂM………………………………………………………17
1.4.1. Phương pháp Đầu châm theo Y học hiện đại………………………………17
1.4.2.Phương pháp Đầu châm theo phương pháp Y học cổ truyền………….25
1.4.3. Các nghiên cứu về phương pháp Đầu châm trong nước và trên thế giới .26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………29
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………29
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………..30
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………..30
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân. ……………………………………………….30
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………..332.3.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………..33
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu…………………………………………………………………33
2.3.3. Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………………33
2.3.4. Các chỉ số theo dõi………………………………………………………………….35
2.4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ……………………………………….36
2.4.1. Đánh giá hiệu quả của phương pháp Đầu châm kết hợp thể châm…36
2.4.2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của Đầu châm kết hợp thể châm37
2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu ………………………………………………………..37
2.5. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ……………………………………………………37
2.6. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU…………………………………..37
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ………………………………………………38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………….39
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………..39
3.1.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu ……………………………….39
3.1.2. Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu ……………………………….40
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu……………………40
3.1.4. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu……………………………41
3.1.5. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử điều trị đau nửa đầu Migraine……..42
3.1.6. Phân bố bệnh nhân theo thể lâm sàng Migraine ………………………….43
3.1.7. Phân bố bệnh nhân theo các thể lâm sàng theo YHCT…………………43
3.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐIỀU TRỊ. ……………………………………….44
3.2.1. Các đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu trước điều trị……44
3.2.2. Các đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu trước điều trị…45
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ……………………………………………………………………46
3.3.1. Đánh giá sự cải thiện các đặc điểm lâm sàng trước và sau điều trị
giữa 2 nhóm ……………………………………………………………………………………463.3.2. Đánh giá sự cải thiện các đặc điểm cận lâm sàng trước và sau điều
trị giữa 2 nhóm………………………………………………………………………………..50
3.4. CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN……………………………………52
3.4.1. Sự thay đổi mạch và huyết áp trước và sau điều trị……………………..52
3.4.2. Các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng…………………………..52
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………….53
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU…………….53
4.1.1. Về phân bố bệnh nhân theo tuổi ……………………………………………….53
4.1.2. Về phân bố bệnh nhân theo giới ……………………………………………….53
4.1.3. Về phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp……………………………………54
4.1.4. Về phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh. …………………………54
4.1.5. Về phân bố bệnh nhân theo các thể lâm sàng YHCT …………………..55
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ……………………………………………………………………55
4.2.1. Đánh giá đặc điểm lâm sàng trước và sau điều trị ……………………….55
4.2.2. Đánh giá kết quả điều trị trên đo lưu huyết não…………………………..59
4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA ĐẦU CHÂM
KẾT HỢP THỂ CHÂM. ……………………………………………………………………….62
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….63
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………..64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ………………………………………………….39
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ………………………………………………….40
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp………………………………………40
Bảng 3.4. Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu …………………………41
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử điều trị đau nửa đầu Migraine …..42
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo loại MG thông thường và MG cổ điển….43
Bảng 3.7. Các thể lâm sàng theo YHCT…………………………………………………43
Bảng 3.8. Tần số cơn đau đầu MG của đối tượng nghiên cứu trước điều trị..44
Bảng 3.9. Thời gian kéo dài của cơn trung bình của đối tượng nghiên cứu
trước điều trị ………………………………………………………………………..44
Bảng 3.10. Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu trước điều trị……………….45
Bảng 3.11. Đặc điểm trên lưu huyết não trước điều trị …………………………….45
Bảng 3.13. Cải thiện về thời gian kéo dài của cơn trung bình giữa nhóm
nghiên cứu và nhóm đối chứng ………………………………………………47
Bảng 3.14. Kết quả điều trị triệu chứng đau……………………………………………48
Bảng 3.15. Đánh giá kết quả điều trị chung…………………………………………….49
Bảng 3.16. Bảng so sánh sự thay đổi trên LHN trước – sau điều trị giữa 2
nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng ……………………………………..50
Bảng 3.17. Tần số mạch, huyết áp trước và sau điều trị……………………………52
Bảng 3.18. Các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng ………………………52DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ phân khu của vỏ não…………………………………………………19
Hình 1.2. Các vùng của vỏ não………………………………………………………….19
Hình 1.3. Các đường châm cứu da đầu MS6, MS7, MS10, MS11 …………27
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ………………………………………………..3

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment