Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não thể can thận hư bằng một số phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật tạo thuận vận động

Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não thể can thận hư bằng một số phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật tạo thuận vận động

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não thể can thận hư bằng một số phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật tạo thuận vận động.Bại não là thuật ngữ chỉ một nhóm những rối loạn của hệ thần kinh trung ƣơng do tổn thƣơng não không tiến triển gây ra. Bại não gây nên đa tàn tật về vận động, trí tuệ, giác quan và hành vi, thƣờng xảy ra trong thời kỳ phát triển thai nhi, trƣớc, trong và sau khi sinh cho đến năm tuổi. Các rối loạn về vận động gây trở ngại nhiều nhất cho trẻ trong sinh hoạt tối thiểu hàng ngày. Trẻ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Do đó, phục hồi chức năng (PHCN) vận động cho trẻ là vấn đề hết sức cần thiết.
Trên thế giới, theo thống kê những năm gần đây cho thấy bại não chiếm tỷ lệ 1,5 – 4/1000 trẻ sơ sinh sống [35], [36], [55], [62], [65] Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bại não ở trẻ dƣới 8 tuổi là 3,6/1000 trẻ sơ sinh sống [70], và hàng năm có khoảng 500.000 trẻ mắc bại não, chiếm tỷ lệ 0,2% tổng số trẻ [37]. Ở Việt Nam, chƣa có số liệu điều tra quốc gia về tỷ lệ hiện mắc bại não, nhƣng theo thống kê trên thì có khoảng 125.000 – 150.000 trẻ em Việt Nam mắc bệnh này.


Việc phục hồi chức năng vận động cho trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn. Y học hiện đại (YHHĐ) và Y học cổ truyền (YHCT) đều tìm các phƣơng pháp điều trị với hiệu quả tối ƣu cho trẻ bại não. Tuy nhiên, việc phối hợp điều trị của YHCT và YHHĐ tỏ ra có vai trò tích cực và mang lại kết quả khả quan.
Trong những năm gần đây, số lƣợng trẻ bại não đến điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung ƣơng (BVCCTW) ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê năm 1998, tại khoa Nhi, số trẻ mắc bại não là 394 trẻ (chiếm 25,7% tổng số bệnh nhi). Năm 2002, con số này lên đến 912 trẻ, tăng gần gấp 3 lần so với năm 1998 (chiếm 47,3% tổng số bệnh nhi) [28], đến năm 2015 tổng số trẻ điều trị bại não tại khoa Nhi là 1.743 trẻ chiếm 74,61% tổng số bệnh nhi nằm viện. Trong đó, bệnh nhi thể co cứng chiếm tỷ lệ cao nhất (60 – 70% tổng số trẻ bại não) [23].
Theo y học cổ truyền cũng có nhiều nghiên cứu về các phƣơng pháp không dùng thuốc để phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não. Các phƣơng pháp đã sử dụng
2
nhƣ: xoa bóp bấm huyệt (XBBH), hào châm, điện châm, điện mãng châm, thủy châm,…
Điện châm là phƣơng pháp kích thích huyệt bằng một dòng điện nhất định để phòng bệnh và chữa bệnh, bằng cách sử dụng một máy điện tử tạo xung điện ở tần số thấp. Thủy châm (hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt) là một phƣơng pháp chữa bệnh dùng biện pháp của YHHĐ phối hợp với phƣơng pháp chữa bệnh châm kim của YHCT, thông qua chính tác dụng của thuốc và tác dụng của châm cứu, duy trì thời gian kích thích lên huyệt vị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị [19].
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó PHCN về vận động là lĩnh vực đóng một vai trò chính yếu đối với sự phát triển của trẻ bại não. Việc tạo dựng khả năng vận động đúng đắn cho trẻ phát triển và làm cơ sở nền tảng cho những khả năng khác (nói, học, viết…) là một vấn đề quan trọng. Có rất nhiều phƣơng pháp PHCN về vận động cho trẻ bại não nhƣ: tập vận động thụ động, tập các hoạt động chức năng [5].
Các kỹ thuật tạo thuận vận động (KTTTVĐ) là hệ thống các bài tập có rất nhiều ƣu điểm, đang đƣợc áp dụng tại một số trung tâm điều trị trẻ bại não, trong đó bệnh viện châm cứu trung ƣơng (BVCCTW) đã kết hợp kỹ thuật tạo thuận vận động với các phƣơng pháp phục hồi chức năng vận động của y học cổ truyền và đem lại hiệu quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, từ trƣớc tới nay chƣa thấy có nghiến cứu nào tiến hành đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tạo thuận vận động kết hợp với các phƣơng pháp phục hồi chức năng vận động không dùng thuốc của y học cổ truyền mà bệnh viện châm cứu trung ƣơng đang thực hiện.
Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả phục hồi vận động cho trẻ, giúp trẻ sớm hòa nhập với gia đình và xã hội, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não thể can thận hư bằng một số phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền kết hợp với kỹ thuật tạo thuận vận động”.
Với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não thể can thận hư bằng kỹ thuật tạo thuận vận động kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, điện châm, thủy châm.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị và theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………………………1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………….4
1.1. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH BẠI NÃO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM………4
1.1.1. Trên thế giới……………………………………………………………………………………..4
1.1.2 Tại Việt Nam …………………………………………………………………………………….4
1.2 QUAN NIỆM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ BẠI NÃO ………………………………..5
1.2.1 Định nghĩa bại não……………………………………………………………………………..5
1.2.2 Phân loại trẻ bại não……………………………………………………………………………5
1.2.3 Nguyên nhân của trẻ bại ……………………………………………………………………..8
1.2.4 Chẩn đoán trẻ bại não …………………………………………………………………………9
1.2.5 Phục hồi chức năng vận động cho trẻ bại não theo YHHĐ…………………….10
1.2.6 Các kỹ thuật tạo thuận vận động trong PHCN trẻ bại não ……………………..14
1.3 THANG ĐO LƢỜNG CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ GROSS MOTOR
FUNCTION MEASURE (GMFM) ………………………………………………………………..20
1.3.1 Nguồn gốc và giá trị………………………………………………………………………….20
1.3.2. Phƣơng pháp đánh giá theo GMFM …………………………………………………..21
1.4 BỆNH BẠI NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ………………………………………..22
1.4.1. Đại cƣơng………………………………………………………………………………………22
1.4.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh …………………………………………………….22
1.4.3 Phân thể bệnh…………………………………………………………………………………23
1.4.4 Các phƣơng pháp phục hồi chức năng vận động của YHCT thực hiện tại
Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ƣơng…………………………………………………..24
1.4.5 Tình hình nghiên cứu về trẻ bại não trên thế giới và Việt Nam theo YHCT……26
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………….29
2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….29
2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu……………………………………………………….29
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân ……………………………………………………………….29
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân …………………………………………………………..302.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………………….31
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………………31
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………………….31
2.2.3. Chất liệu nghiên cứu. ……………………………………………………………………….32
2.2.4 Sơ đồ nghiên cứu ……………………………………………………………………………..34
2.2.5. Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………………………….35
2.2.6 Các chỉ tiêu đánh giá và theo dõi………………………………………………………..40
2.2.7 Phƣơng pháp khống chế sai số. ………………………………………………………….43
2.3. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU. ………………………………………………………..44
2.4 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU…………………………………………..44
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………45
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU …………………………45
3.1.1 Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nhóm tuổi , giới tính……………………….45
3.1.2 Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tiền sử thai, tuổi thai……………………….46
3.1.3 Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo vị trí liệt và nguyên nhân ………………..47
3.1.4 Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi bắt đầu điều trị…………………………48
3.1.5 Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tình trạng dinh dƣỡng……………………..48
3.1.6 Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo các triệu chứng lâm sàng của YHCT .49
3.2. KẾT QUẢ PHCN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ BẠI NÃO BẰNG ĐIỆN CHÂM
KẾT HỢP KỸ THUẬT TẠO THUẬN VẬN ĐỘNG ……………………………………….49
3.2.1 Điểm GMFM trung bình tại các mốc vận động trƣớc và sau PHCN của hai
nhóm. ……………………………………………………………………………………………….49
3.2.2. Điểm GMFM chênh trung bình của hai nhóm tại mốc vận động sau điều trị. ….51
3.2.3 Sự tiến bộ về điểm GMFM của hai nhóm tại các mốc vận động thô sau
điều trị………………………………………………………………………………………………55
3.2.4 Điểm GMFM trung bình theo tuổi và giới của hai nhóm sau điều trị …….55
3.2.5 Điểm GMFM trung bình theo nguyên nhân và vị trí liệt ………………………57
3.2.6 So sánh sự thay đổi phân độ co cứng theo thang điểm Ashworth cải tiến
sau điều trị ………………………………………………………………………………………..593.2.7 So sánh mức điểm GMFM của hai nhóm nghiên cứu trƣớc và sau PHCN ……59
3.2.8. Sự tiến bộ chung của hai nhóm trẻ bại não sau điều trị………………………..60
3.2.9. Sự cải thiện các triệu chứng YHCT của hai nhóm trẻ bại não sau điều trị 61
3.2.10. Một số yếu tố khác liên quan ảnh hƣởng đến kết quả điều trị………………62
3.2.11 Tác dụng không mong muốn của phƣơng pháp điều trị. ………………………64
Chƣơng 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………………..65
4.1. NHẬN X T ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ TƢƠNG ĐỒNG GIỮA HAI NH M ĐỐI
TƢỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………………….65
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới…………………………………………………………………..65
4.1.2. Nguyên nhân bại não. ………………………………………………………………………66
4.1.3. Vị trí liệt…………………………………………………………………………………………67
4.2. MỨC ĐIỂM GMFM TRƢỚC ĐIỀU TRỊ …………………………………………………68
4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ…………………………………………………………..71
4.3.1. Tác dụng PHCN của trẻ bại não bằng phƣơng pháp YHCT không dùng
thuốc kết hợp KTTTVĐ. ……………………………………………………………………71
4.3.2 Một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng bằng YHCT không
dùng thuốc kết hợp KTTTVĐ…………………………………………………………….76
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………..83
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………..84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm ASHWORTH cải tiến ………………………………………………41
Bảng 2.2. Tóm tắt kết quả cho điểm …………………………………………………………..42
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhi theo tuổi giữa hai nhóm …………………………………….45
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhi theo giới tính giữa hai nhóm………………………………45
Bảng 3.3. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tình trạng sau khi sinh………………46
Bảng 3.4 Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi thai và cân năng khi sinh ……46
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhi theo vị trí liệt giữa hai nhóm………………………………47
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhi theo vị nguyên nhân giữa hai nhóm…………………….47
Bảng 3.7. Phân bố theo tuổi bắt đầu điều trị trong nhóm nghiên cứu……………….48
Bảng 3.8. Phân bố tình trạng dinh dƣỡng (Kg/ tuổi) với Z-Score ……………………48
Bảng 3.9 Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo triệu chứng lâm sàng của YHCT. 49
Bảng 3.10 Điểm GMFM trung bình tại các mốc vận động trƣớc và sau PHCN của
nhóm nghiên cứu………………………………………………………………………..49
Bảng 3.11 Điểm GMFM trung bình tại các mốc vận động trƣớc và sau PHCN của
nhóm chứng. ……………………………………………………………………………..50
Bảng 3.12. Điểm GMFM chênh trung bình của hai nhóm tại mốc lẫy trƣớc và sau
điều trị. ……………………………………………………………………………………..51
Bảng 3.13. Điểm GMFM chênh trung bình của hai nhóm tại mốc ngồi trƣớc và
sau điều trị…………………………………………………………………………………52
Bảng 3.14. Điểm GMFM chênh trung bình của hai nhóm tại mốc quỳ – bò trƣớc và
sau điều trị…………………………………………………………………………………52
Bảng 3.15. Điểm GMFM chênh trung bình của hai nhóm tại mốc đứng sau điều trị…53
Bảng 3.16. Điểm GMFM chênh trung bình của hai nhóm tại mốc đi – nhảy sau
điều trị. ……………………………………………………………………………………..54
Bảng 3.17. So sánh tổng điểm GMFM trƣớc và sau điều trị của hai nhóm…………55
Bảng 3.18. Điểm GMFM trung bình theo nhóm tuổi của hai nhóm sau điều trị ….55
Bảng 3.19. Điểm GMFM trung bình theo giới của hai nhóm sau điều trị …………..56Bảng 3.20. Điểm GMFM trung bình theo nguyên nhân gây bệnh của hai nhóm
trƣớc và sau điều trị. …………………………………………………………………..57
Bảng 3.21. Điểm GMFM trung bình theo vị trí liệt của hai nhóm sau điều trị…….58
Bảng 3.22. Phân độ co cứng theo thang điểm Ashworth cải tiến ………………………59
Bảng 3.23. So sánh mức điểm GMFM của nhóm nghiên cứu tại các mốc thời gian
T0,T4,T8. ………………………………………………………………………………….59
Bảng 3.24. So sánh mức điểm GMFM của nhóm chứng tại các mốc thời gian
T0,T4,T8 …………………………………………………………………………………..60
Bảng 3.25 Sự cải thiện các triệu chứng thƣờng gặp trên lâm sàng của thể can thận
hƣ. ……………………………………………………………………………………………61
Bảng 3.26. Điểm GMFM trung bình theo tình trạng dinh dƣỡng (Kg/ tuổi) với ZScore. ……………………………………………………………………………………….62
Bảng 3.27 Mối tƣơng quan giữa mức tiến bộ vận đông thô và sự thay đổi cân nặng
sau điều trị của nhóm nghiên cứu. ………………………………………………..63
Bảng 3.28 Mối tƣơng quan giữa mức tiến bộ vận đông thô và tập luyện KTTTVĐ
tại nhà giữa hai đợt điều trị của Nhóm I (Nhóm nghiên cứu)……………63
Bảng 3.29. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của hai nhóm ……………….6

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ Y tế (2015). Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm
cứu,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.35-37, tr.53-55.
2. Bộ Y tế (2018). “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại
não ”. hƣớng dẫn chung – Humanity & Inclusion tr.15-18.
3. Bộ Y tế (2010). Tài liệu số 10 “Phục hồi chức năng cho trẻ bại não” Phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 2010. Tr. 19-31
4. Hoàng Khánh Chi (2014), Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động trẻ bại
não thể co cứng dưới 3 tuổi bằng thang điểm vận động thô và vận động tinh, Luận
văn thạc sỹ y học.
5. Vũ Duy Chinh (2005). “Áp dụng thang đo lường chức năng vận động thô đánh giá
hiệu quả các kỹ thuật tạo thuận vận động trong phục hồi chức năng trẻ bại não dưới
5 tuổi ”, Luận văn thạc sỹ y học – Đại hoc y Hà Nội, 2005
6. Trần Thị Thu Hà (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và nhu
cầu phục hồi chức năng ở trẻ bại não, Luận án Tiến sĩ Y học, Trƣờng Đại học Y Hà
Nội, Hà Nội.
7. Trần Thị Thu Hà, Lê Nam Trà, Nguyễn Xuân Nghiên (1997), “Bƣớc đầu nghiên
cứu một số yếu tố nguy cơ gây bại não ở trẻ em Việt Nam”, Kỷ yếu Công trình
Nghiên cứu Khoa học- Hội nghị nghiên cứu khoa học lần thứ 3 hưởng ứng ngày
Người Tàn Tật Quốc Tế 3-12 và thập kỷ Người tàn tật khu vực Châu Á Thái bình
1993- 2002, Nhà xuất bản Y học, tr 273- 78.
8. Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thu Thủy (2001), “Bƣớc đầu nghiên cứu hiệu quả của
Cerebrolysin trong phục hồi chức năng bại não ở trẻ em”, Kỷ yếu công trình nghiên
cứu khoa học – Hội phục hồi chức năng Việt Nam, số 7, Nhà xuất bản Y học, tr.
246-54.9. Trần Trọng Hải (1995) “Lƣợng giá sự phát triển tâm thần vận động của trẻ em” ,
Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Hà nội, tr. 65-84.
10. Trần Trọng Hải (1995), “Phục hồi chức năng cho trẻ bại não”, Vật lý trị liệu phục hồi
chức năng, Nhà xuất bản Y học Hà nội, tr. 634-647.
11. Đặng Minh Hằng (2003), Nghiên cứu phối hợp hào châm và xoa bóp Y học cổ truyền
phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhi di chứng viêm não Nhật Bản, Luận án Tiến sỹ
Y học, Trƣờng Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Công Hoàng (2008), “Điều trị phẫu thuật liệt cứng chi dƣới ở trẻ bại não từ 5
tuổi”, Hội nghị thường niên lần thứ XV- Hội Chấn thương Chỉnh hình TP. Hồ Chí
Minh.
13. Lê Đức Hinh ” Chẩn đoán sự phát triển tinh thần – vận động ở trẻ em”, Nội san
thần kinh, 1983, tr. 28-34.
14. Lê Đức Hinh, Nguyễn Chƣơng (2011), Thần kinh học trẻ em, Nhà xuất bản Y học,
tr 41-55, 74-75, 86-88
15. Nguyễn Thy Hùng (2010), “Nhận xét về 10 trƣờng hợp co cứng cơ trong bại não
điều trị bằng Toxin Botilinum”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản
của số 1.
16. Nguyễn Thị Hƣơng (1995), “Thủy trị liệu”, Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng, Nhà
xuất bản Y học, tr. 217-227.
17. Nguyễn Quốc Khoa (2000) “Máy điện châm hai tần số ứng dụng kỹ thuật bổ- tả
trong tân châm ”, Tạp chí châm cứu.
18. Trần Anh Kiệt (1995), “Điều trị phục hồi chức năng sau phẫu thuật kéo dài gân gót
ở trẻ bại não”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học- Tổng Hội Y dược học Việt
Nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 53- 54.
19. Nguyễn Nhƣợc Kim, Trần Quang Đạt (2008), Châm cứu và các phương pháp chữa
bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, tr.10-15, 298 – 314.
20. Nguyễn Thị Lina, Phan Chí Hiếu (2001), “Phục hồi một số di chứng vận động trẻ
bại não bằng 2 phƣơng pháp Cuộn da cột sống và bấm huyệt Thận du – Mệnh môn”,
Bộ môn Châm cứu khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Xuân Nghiên (2016), “Các phƣơng pháp vật lý trị liệu”, Phục hồi chức
năng, Nhà xuất bản Y học, tr. 19-41.22. Nguyễn Xuân Nghiên (2002), “Xoa bóp trị liệu”, Vật lý trị liệu Phục hồi chức
năng, Nhà xuất bản Y học, tr. 190-194.
23. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2017) “Thực trạng phục hồi chức năng vận động và một
số yếu tố liên quan ở trẻ bại não từ 2- 6 tuổi tại bệnh viên châm cứu trung ương
năm 2017 ” luận văn thạc sỹ y tế cộng đồng. tr.70.
24. Lê Nghi Thành Nhân, Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Văn Nhân (2009), “Một số
nhận xét vể phẫu thuật Green nhằm phục hồi động tác duỗi cổ tay ở bệnh nhân bại
năo”, Tạp chí Y học thực hành số 3, tập 1, tr. 24-7.
25. Hải Thƣợng Lãn Ông – Y Tông Tâm Lĩnh (2019), tái bản nguyên bản, Nhà xuất
bản Y học, Quyển 1 tr. 620,627,627, Quyển 2 tr. 956- 957.
26. Hoàng Trung Thông (2001), “Tình hình trẻ em bại não tỉnh Khánh Hòa”, Kỷ yếu
công trình nghiên cứu khoa học- Hội Phục hồi chức năng Việt Nam, Nhà xuất bản Y
học, tr. 277-80.
27. Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy (1997), Châm cứu sau Đại học, Nhà xuất bản Y học,
tr 246- 205, 145- 8, 117- 8.
28. Bùi Thị Thanh Thúy (2003), Nghiên cứu tác dụng của mãng điện châm điều trị liệt
vận động ở trẻ bại não do một số nguyên nhân trong khi sinh, Luận văn Thạc sĩ Y
học, Trƣờng đại học Y Hà Nội, tr. 3-79.
29. Nguyễn Thị Minh Thủy (2001), “Kết quả bƣớc đầu điều tra dịch tễ bại não tại tỉnh
Hà Tây”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học- Hội phục Hồi chức năng Việt
Nam, số 7, Nhà xuất bản Y học, tr. 292- 303.
30. Trƣơng Tấn Trung và cộng sự (2008), “Điều trị co cứng cơ ở trẻ em bại não với
Botilinum Toxin típ A”, Hội nghị thƣờng niên lần thứ XV- Hội Chấn thƣơng Chỉnh
hình Tp. Hồ Chí Minh.
31. Trƣờng Đại học Y Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền (2017), Nhi khoa Y học cổ
truyền, Nhà xuất bản Y học, tr. 130 – 132, tr. 227, Tr. 268.
32. Trƣờng Đại học Y Hà Nội – Bộ môn phục hồi chức năng (2017), Phục hồi chức
năng, Nhà xuất bản y học, tr. 31-41, tr. 42- 61, tr. 164 -172.33. Ninh Thị Ứng (2010), Lâm sàng bệnh thần kinh trẻ em, Nhà xuất bản Y học, tr.
120- 12

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment