Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng các chỉ số hoá sinh và nhân trắc ở người trưởng thành tại một vùng nông thôn Việt Nam

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng các chỉ số hoá sinh và nhân trắc ở người trưởng thành tại một vùng nông thôn Việt Nam

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng các chỉ số hoá sinh và nhân trắc ở người trưởng thành tại một vùng nông thôn Việt Nam

Trần Thị Phúc Nguyệt, Wha Young Kim và Cs 
Tóm tắt
Mục  tiêu: Đánh  giá tình trạng  dinh  dưỡng (TTDD) bằng phương pháp hoá sinh và nhân trắc học ở người lớn  tại  một  vùng  nông  thôn  Việt  Nam.  Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt  ngang  trên  497  đối  tượng  từ  19-60  tuổi  tại  Hải phòng  trong  đó  204  nam  và  293  nữ. Phân  loại  tình trạng dinh dưỡng (TTDD) bằng chỉ số BMI. Đo lường vòng eo, vòng mông, xét nghiệm các chỉ số hoá sinh: đường, protid, hemoglobin,cholesterol theo nhóm BMI. 
Kết quả: Tỷ lệ cao cả thiếu cân và thừa cân (14.2% và 21.6%  đối  với  nam  và  18.9%  và  20.6%  đối  với  nữ). Chung  2  giới, tất cả  các  biến  số nhân trắc, hoá sinh đều  nằm  trong  giới  hạn  bình  thường  trừ  triglycerides (171,2 ±125,1mg/dL). Vòng eo và vòng mông và tỷ lệ VE/VM nhóm thừa cân đều cao hơn nhóm thiếu cân và bình  thường  (P<0.0001).  Mức  trung  bình  tổng cholesterol, LDL cholesterol, và triglyceride cao hơn có ý nghĩa ở nhóm thừa cân (P<0,0001). Kết luận: Các chỉ tiêu nhân trắc và hoá sinh có ý nghĩa rất lớn trong việc phát hiện sớm và dự báo cộng đồng có nguy cơ cao về dinh dưỡng đặc biệt là ở nông thôn

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment