DÂY CHẰNG NHÂN TẠO TRONG SỬA VAN HAI LÁ Ở TRẺ EM

DÂY CHẰNG NHÂN TẠO TRONG SỬA VAN HAI LÁ Ở TRẺ EM

DÂY CHẰNG NHÂN TẠO TRONG SỬA VAN HAI LÁ Ở TRẺ EM
Đoàn Quốc Hưng1, Lê Quang Thiện2, Nguyễn Đăng Hùng2, Nguyễn Sinh Hiền2, Nguyễn Hoàng Hà2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tim Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Kỹ thuật sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo Gore-tex là một trong những kỹ thuật hiệu quả và ngày càng được áp dụng nhiều trong phẫu thuật sửa van hai lá (VHL) trên thế giới. Sau khi Zussa báo cáo công trình thành công đầu tiên sử dụng dây chằng Gore-tex, Tirone David đã phát triển và làm cho kỹ thuật này trở nên phổ biến nhất trong các kỹ thuật sửa van hai lá khi lá van bị sa do đứt, thiếu hoặc dài dây chằng. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã báo cáo những kết quảtốt khi sử dụng dây chằng nhân tạo ở người lớn.Gần đây, sử dụng dây chằng nhân tạo trong sửa van hai lá đã được áp dụng rộng rãi ở trẻ em. Hở van hai lá do sa lá trước thường khó sửa chữa. Các kỹ thuật như cắt tam giác, làm ngắn hoặc chuyển vị dây chằng thường phức tạp và có thể không hiệu quả. Kỹ thuật sử dụng dây chằng nhân tạo là một giải pháp tốttránh tối đa phải thay van ở trẻ. Tuy nhiên, độ bền lâu dài và sự thích ứng sinh học của chỉ khâu PTFE khi bệnh nhi tăng trưởng đang còn bàn cãi[1],[2]. Ở Việt Nam việc sử dụng dây chằng nhân tạo trong sửa van hai lá mới được áp dụng tại một số trung tâm lớn. Việc sử dụng dây chằng nhân tạo ở trẻ em còn hạn chế và chưa có báo cáo nào trong nước. Chúng tôi báo cáo một trường hợp lâm sàng sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo ở trẻ em tại Bệnh viện Tim Hà Nộivào tháng 8 năm 2020.

Ở trẻ em, các kỹ thuật sửa chữa van hai lá thông thường có hạn chế do cấu trúc giải phẫu bất thường của van, kích thước van nhỏ và các dị tật liên quan. Mục tiêu tối đa là tránh thay van nhân  tạo  vì  các  nguy  cơ  liên  quan  tới  chống đông như tắc mạch, xuất huyết và mổ lại khi trẻ lớn  lên.  Sử  dụng  dây  chằng  nhân  tạo  PTFE  là một kỹ thuật sửa chữa bổ sung hiệu quả trong hở van hai lá ở trẻ em do sa lá van trước. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhi, hở van hai lá  nhiều  do  sa  lá  van  trước,  được  sửa  van  sử dụng dây chằng nhân tạotại bệnh viện Tim Hà Nội[3],[4].II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUMô tả trường hợp lâm sàng: bệnh nhi 12 tuổi. Chẩn đoán trước mổ: Hở  van hai lá  nhiều,  hở van ba lá. Bệnh nhân được phẫu thuật sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo tại Bệnh viện Tim Hà Nộingày 20 tháng 8 năm 2020.III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU-Trẻ gái, 12 tuổi  nhập viện vì khó thở khi gắng sức, triệu chứng xuất hiện khoảng 2 tuần trước nhập viện. -Tiền sử: trẻ sinh thường, cân nặng lúc sinh 2,9kg;phát  triển  bình  thường,  lớn  lên  khỏe mạnh cho đến khi xuất hiện triệu chứng. -Khám vào viện: khó thở NYHA II; nhịp tim đều 120 chu kỳ/phút, huyết áp 110/70 mmHg; có  tiếng  thổi  tâm  thu  3/6  ở  mỏm;  cân  nặng 28kg, chiều cao 148cm, diện tích da (BSA) 1,06.-Siêu âm tim (thành ngực và thực quản) cho kết quả: Hở van hai lá nhiều 3/4, nguyên nhân: thiếu mô van và sa lá trước vùng A2, A3 do thiếu dây chằng; giãn vòng van hai lá (đường  kính vòng  van  trên  mặt  cắt  siêu  âm  thành  ngực  3

https://thuvieny.com/day-chang-nhan-tao-trong-sua-van-hai-la-tre-em/

Leave a Comment