Hiệu quả hoạt động thể lực trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú
Hiệu quả hoạt động thể lực trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú
Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thắng, Vũ Thị Thanh Huyền
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu can thiệp được tiến hành tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh và Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Bệnh nhân đái tháo đường ngoại trú được phân nhóm ngẫu nhiên: (1) nhóm can thiệp: nhận chương trình can thiệp về hoạt động thể lực (hoạt động thể lực) (sử dụng máy đếm bước chân, ghi nhật kí hoạt động thể lực); (2) nhóm chứng: nhận điều trị cơ bản theo khuyến cáo. Glucose, HbA1c, HOMA-IR, HOMA-β, lipid máu, chỉ số khối cơ thể, huyết áp, sự phù hợp về tuần hoàn hô hấp được xác định để đánh giá hiệu quả của hoạt động thể lực. Nghiên cứu trên 64 bệnh nhân đái tháo đường, tuổi trung bình 58,7 ± 7,1 tuổi trong thời gian 06 tháng. Can thiệp hoạt động thể lực giúp làm giảm Glucose máu 1,6mmol/l. Nhóm can thiệp có giảm HBA1c 0,94%, trong khi chỉ số này tăng nhẹ ở nhóm chứng. Nhóm can thiệp có tình trạng giảm kháng insulin có ý ngĩa thống kê với p< 0,05. Can thiệp hoạt động thể lực cho thấy hiệu quả góp phần kiểm soát được Glucose máu và giảm được sự kháng insulin.
Đái tháo đường hiện trở thành vấn đề toàn cầu và được xem là đại dịch của thế kỷ 21. Bệnh đứng thứ 4 – 5 về nguyên nhân gây tử vong ở các nước phát triển và được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh nhất. đái tháo đường được điều trị bằng nhiều phương pháp hiệu quả bao gồm hoạt động thể lực phù hợp, điều chỉnh chế độ ăn và sử dụng các loại thuốc hạ đường máu. Trong đó, thay đổi lối sống như tăng cường hoạt động thể lực (hoạt động thể lực) là phương thức điều trị nền tảng, hiệu quả và rẻ tiền với nhiều bằng chứng rõ ràng.
Hiệu quả hoạt động thể lực trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú