Kết quả điều trị phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng bằng cố định động liên cung sau sử dụng nẹp mềm Silicon

Kết quả điều trị phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng bằng cố định động liên cung sau sử dụng nẹp mềm Silicon

Kết quả điều trị phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng bằng cố định động liên cung sau sử dụng nẹp mềm Silicon.Hẹp ống sống thắt lưng là sự giảm kích thước đường kính trước sau hoặc đường kính ngang của ống sống do bẩm sinh hoặc mắc phải gây chèn ép các thành phần thần kinh trong ống sống. Năm 1945, Sarpyener (Thổ Nhĩ Kỳ) là người đầu tiên mô tả hẹp ống sống bẩm sinh ở trẻ em[1],[2]. Đến năm 1949, H. Verbiest là người đầu tiên mô tả hẹp ống sống thắt lưng ở người lớn, và ở những bệnh nhân này các triệu chứng giảm đi sau khi phẫu thuật cắt cung sau giải ép [3],[4]. Hậu quả của hẹp ống sống thắt lưng gây chèn ép đuôi ngựa và rễ thần kinh làm ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

Sự ra đời của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X- quang (XQ) thông thường, chụp tủy và bao rễ thần kinh (Myelo-Radiculographie) và nhất là những năm gần đây chụp cắt lớp vi tính (CLVT) (1972), chụp cộng hưởng từ (CHT) (1982) đã giúp cho các  thầy thuốc hiểu biết một cách sâu sắc hơn về mô phôi học, sinh bệnh học, chẩn đoán và điều trị hẹp ống sống thắt lưng[3],[5],[6],[7],[8],[9]. Ngày nay HOSTL ngày càng được phát hiện nhiều do tuổi thọ của con người ngày càng tăng và sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại.
Song song với các tiến bộ trọng chẩn đoán, điều trị HOSTL nói chung và nhất là điều trị ngoại khoa cũng có nhiều thay đổi. Trước kia phẫu thuật mở cung sau đốt sống phối hợp với mở rộng lỗ liên hợp để giải phóng chèn ép thần kinh là phương pháp duy nhất được áp dụng đã mang lại kết quả tốt cho loại bệnh này. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy phương pháp này làm tăng lực tải lên diện khớp liên mấu và đĩa đệm do đó gây đau lưng mạn tính kéo dài, mất vững và trượt đốt sống sau mổ. Tỷ lệ này chiếm tới 33%[10].
Để hạn chế những vấn đề trên, năm 1994, lần đầu tiên dụng cụ cố định động cột sống phía sau (Posterior Dynamic Stabilization-PDS ) được đưa vào ứng dụng và có các thử nghiệm lâm sàng đầy đủ ở Mỹ và Châu Âu[11]. Các công trình nghiên cứu cho thấy phẫu thuật giải ép kết hợp đặt dụng cụcố định động liên cung sau sẽ làm giảm đau lưng sau mổ do giảm tải được cho các diện khớp và đĩa đệm, bảo tồn chiều cao khoang gian đĩa và lỗ liên hợp, làm chậm tốc độ thoái hóa đoạn liền kề. 
Gần đây với sự ra đời của nẹp mềm Silicon(IntraSpine), một dụng cụ được đặt vào liên bản sống, vị trí gần với đĩa đệm và trục quay của cột sống hơn với các dụng cụ liên gai khác. Do đó, cho phép giữ chiều cao đĩa đệm và trợ đỡ cột sống tốt hơn. Mặt khác cấu tạo của IntraSpine được làm bằng chất liệu silicone sinh học nên ít bị đào thải, bền vững và đàn hồi tốt hơn so với các vật liệu khác trước đây như carbon hoặc titan.
Tại Việt Nam, dụng cụ cố định động liên cung sau Intraspine đã được Bệnh viện Việt Đức đưa vào ứng dụng hỗ trợ điều trị phẫu thuật bệnh lý HOSTL từ năm 2010. Nghiên cứu về kết quả điều trị của phương pháp này chưa có nhiều.Vì vậy để góp phần hoàn thiện hiểu biết về bệnh lý HOSTL và kết quả điều trị phẫu thuật HOSTL bằng cố định động liên cung sau sử dụng nẹp mềm Siliconchúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả điều trị phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng bằng cố định động liên cung sau sử dụng nẹp mềm Silicon” với hai mục tiêu:
1.     Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của bệnh  nhân  hẹpống sống thắt lưng được phẫu thuật cố định động liên cung sau sử dụng nẹp mềm Silicon.
2.    Kết quảđiều trị phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng bằng cố định động liên cung sau sử dụng nẹp mềm Silicon.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh hẹp ống sống thắt lưng    3
1.1.1. Trên thế giới    3
1.1.2. Tại Việt Nam    5
1.2. Giải phẫu cột sống thắt lưng    6
1.2.1. Quá trình hình thành CSTL trong thời kì bào thai    6
1.2.2. Giải phẫu CSTL ở người trưởng thành    7
1.3. Phân loại hẹp ống sống thắt lưng    18
1.3.1. Theo nguyên nhân sinh bệnh    18
1.3.2. Theo kích thước ống sống    19
1.4. Sinh bệnh học hẹp ống sống thắt lưng    19
1.4.1. Bệnh nguyên    19
1.4.2. Bệnh sinh    19
1.5. Lâm sàng hẹp ống sống thắt lưng    20
1.5.1. Đau cách hồi thần kinh trong HOSTL    20
1.5.2. Hội chứng chèn ép rễ    21
1.5.3. Hội chứng đuôi ngựa    24
1.5.4. Khám lâm sàng    25
1.6. Chẩn đoán hình ảnh    25
1.6.1. Chụp XQ quy ước    25
1.6.2. Chụp XQđộng    26
1.6.3. Chụp tủy và bao rễ thần kinh cảnquang    27
1.6.4. Chụp cắt lớp vi tính    28
1.6.5. Chụp cộng hưởngtừ    29
1.7. Điều trị hẹp ống sống thắt lưng    30
1.7.1. Điều trị bảotồn    30
1.7.2. Điều trị phẫuthuật    32
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    41
2.1. Đối tượng nghiên cứu    41
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    41
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    41
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    42
2.3. Thiết kế nghiên cứu    42
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu    42
2.5. Nội dung nghiên cứu    42
2.6. Biến số và chỉ số nghiên cứu    43
2.6.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu    43
2.6.2. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của bệnh nhân hẹp ống sống thắt lưng được điều trị phẫu thuật bằng cố định động liên cung sau  sử dụng nẹp mềm Silicon.    43
2.6.3. Kết quả điều trị phẫu thuật hẹp ống sống thắt lưng bằng cố định động liên cung sau sử dụng nẹp mềm Silicon    52
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu    53
2.8. Phương pháp thu thập số liệu    53
2.9. Quản lý và phân tích số liệu    53
2.10. Đạo đức trong nghiên cứu    54
2.11. Kế hoạch nghiên cứu    54
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    55
3.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu    55
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới    55
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi    56
3.1.3. Nghề nghiệp    57
3.2. Đặc điểm lâm sàng    58
3.2.1. Lý do vào viện    58
3.2.2. Thời gian diễn biến bệnh    58
3.2.3. Điều trị trước nhập viện    59
3.2.4. Hoàn cảnh khởi phát bệnh    59
3.2.5.Triệu chứng lâm sàng trước mổ    60
3.2.6. Mức độ đau    61
3.3. Chẩn đoán hình ảnh    62
3.3.1. X – Quang cột sống    62
3.3.2. Hình ảnh cộng hưởng từ    64
3.3. Phẫu thuật    65
3.3.1. Thời gian phẫu thuật    65
3.3.2. Lượng máu mất trong phẫu thuật    66
3.3.3. Phương pháp phẫu thuật    66
3.3.4. Kích thước dụng cụ    67
3.3.5. Vị trí đặt dụng cụ    68
3.3.6. Tai biến trong phẫu thuật    69
3.3.7. Thời gian nằm viện    69
3.4. Khám lại    70
3.4.1. Thời gian khám lại trung bình    70
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    72
4.1. Đặc điểm chung    72
4.1.1. Giới tính    72
4.1.2. Tuổi    72
4.1.3. Nghềnghiệp    74
4.1.4. Tiền sử và điều trị nội khoa    74
4.2. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh    75
4.2.1 Triệu chứng lâm sàng    75
4.2.2. Chẩn đoán hình ảnh    76
4.3. Chỉ địnhmổ    78
4.3.1. Chỉ định mổHOSTL    78
4.3.2. Biểu hiện lâmsàng    79
4.3.3. Chỉ định sử dụng dụng cụ cố định động liên cung sau Intraspine    79
4.4. Đánh giá kết quả saumổ    81
4.4.1. Kích thước dụng cụ    81
4.4.2. Biến chứng    85
KẾT LUẬN    87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.     Triệu chứng định khu thương tổn các rễ thần kinh thắt lưng – cùng     23
Bảng 2.1.     Bảng kế hoạch nghiên cứu    54
Bảng 3.1.     Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi    56
Bảng 3.2.     Bảng phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp    57
Bảng 3.3.     Nghề nghiệp (nhóm)    57
Bảng 3.4.     Phân bố bệnh nhân theo thời gian diễn biến bệnh    58
Bảng 3.5.     Điều trị trước đến viện    59
Bảng 3.6.     Hoàn cảnh khởi phát    59
Bảng 3.7.     Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng lâm sàng.    60
Bảng 3.8.    Mức độ đau lưng (VAS)    61
Bảng 3.9.    Đau chân    61
Bảng 3.10.     Độ giảm chức năng CSTL (ODI)    62
Bảng 3.11.     Chiều cao trung bình đĩa đệm (mm)    62
Bảng 3.12.     Kích thước LLH    63
Bảng 3.13.     Phân bố bệnh nhân HOSTL theo hình thái.    64
Bảng 3.14.     Phân bố bệnh nhân HOSTL theo nguyên nhân.    64
Bảng 3.15.     Vị trí hẹp ống sống thắt lưng    65
Bảng 3.16.     Thời gian mổ    65
Bảng 3.17.     Lượng máu mất trong phẫu thuật    66
Bảng 3.18.     Phương pháp phẫu thuật    66
Bảng 3.19.     Phân bố bệnh nhân theo kích thước dụng cụ.    67
Bảng 3.20.     Số tầng đặt dụng cụ    68
Bảng 3.21.     Vị trí đặt dụng cụ    68
Bảng 3.22.     Tai biến trong phẫu thuật    69
Bảng 3.23.     Thời gian nằm viện    69
Bảng 3.24.     Thời gian khám lại trung bình    70
Bảng 3.25.     Biến chứng xa sau mổ    70
Bảng 3.26.     Phân bố bệnh nhân theo kết quả điều trị.    71
Bảng 4.1:    Phân loại giới tính theo độ tuổi    73
Bảng 4.2:     Phân loại nghề theo giới    74

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1:     Giải phẫu đốt sống thắt lưng     8
Hình 1.2:     Các dây chằng ống sống     9
Hình 1.3:     Cấu trúc đĩa đệm     12
Hình 1.4:     Đĩa đệm gian đốt sống     13
Hình 1.5:     Lược đồ phân vùng giải phẫu của ống sống     15
Hình 1.6:     Phân vùng rễ thần kinh cảm giác cơ thể    24
Hình 1.7:     Các khoảng cách trong tính chỉ số Jones    26
Hình 1.8:     Đánh giá mất vững cột sống dựa trên phim chụp XQ động    27
Hình 1.9:     Hình ảnh chụp tủy và bao rễ thần kinh cản quang     28
Hình 1.10.     Hình ảnh phân vùng giải phẫu ống sống trên phim CT    29
Hình 1.11.     Hình ảnh hẹp ống sống trên CHT    30
Hình 1.12:     Kỹ thuật cắt cung sau    32
Hình 1.13:     Kỹ thuật mở cửa sổ xương    33
Hình 1.14:     Kỹ thuật tạo hình ống sống    34
Hình 1.15:     Phẫu thuật nội soi điều trị hẹp ống sống thắt lưng- cùng    35
Hình 1.16:     Hệ thống cố định động liên cuống phía sau     36
Hình 1.17:     Hình ảnh dụng cụ liên gai sau .    39
Hình 1.18:     So sánh giữa Intraspine và các dụng cụ liên gai sau khác    40
Hình 2.1.    Cách đo chiều cao trung bình đĩa đệm    45
Hình 2.2.    Đo kích thước lỗ liên hợp và hình ảnh khe khớp    45
Hình 2.3.     Bộ dụng cụ Intraspine    48
Hình 2.4.     Bộ trợ cụ phẫu thuật đặt Intraspine    49
Hình 2.5.     Tư thế BN và xác định vị trí trên C-arm    49
Hình 2.6:     Rạch da và bộc lộ    50
Hình 2.7.     Vị trí dụng cụ    50
Hình 2.8.     Thử và đặt dụng cụ    51

Leave a Comment