Kết quả điều trị phẫu thuật tách thành động mạch chủ stanford loại A tại Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020

Kết quả điều trị phẫu thuật tách thành động mạch chủ stanford loại A tại Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020

Kết quả điều trị phẫu thuật tách thành động mạch chủ stanford loại A tại Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020
Nguyễn Thái Minh, Lê Quang Thiện, Nguyễn Sinh Hiền, Nguyễn Hoàng Hà, Nguyễn Đăng Hùng, Nguyễn Hữu Phong
Đặt vấn đề: Tách thành động mạch chủ (TTĐMC) Stanford loại A là một bệnh lý phức tạp và một cấp cứu nôi – ngoại khoa nặng. Triệu chứng của bệnh đa dạng, chẩn đoán xác định dựa hình ảnh cắt lớp vi tính. Phẫu thuật (PT) là phương pháp điều trị chủ yếu, nguy cơ phẫu thuật cao. Nghiên cứu nhằm nhận xét về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đồng thời đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị tách thành động mạch chủ (ĐMC) loại A tại Bệnh viện Tim Hà Nội trong vòng 5 năm từ 2015 – 2020.
Đối tượng phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các trường hợp được chẩn đoán TTĐMC loại A được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ 1/2015 đến 5/2020.
Kết quả: 109 trường hợp được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình là 56,0 ± 14,4; nhóm tuổi 51-60 chiếm tỷ lệ cao nhất (30,3%); nam giới chiếm 67,9%. TTĐMC thể kinh điển ở 95 trường hợp (87,2%). Đau ngực là triệu chứng chính trên lâm sàng (91,7%); 4,6% đến viện trong tình trạng sốc tim, ngừng tuần hoàn. Kiểu hình Marfan chiếm 13,8%. Phẫu thuật hay gặp nhất là thay đoạn động mạch (ĐM) chủ lên đơn thuần (45,9%); phối hợp thêm là các phẫu thuật: thay toàn bộ quai động mạch chủ chiếm 17,4%; thay toàn bộ gốc và quai ĐMC chiếm 3,7 %. Thời gian cặp ĐMC trung bình là 120,7 ± 41,0 phút, thời gian chạy máy trung bình là 179,7 ± 57,0 phút. Chảy máu mổ lại chiếm 6,4%; tai biến mạch não sau mổ 2,8%. Tỷ lệ tử vong sớm sau mổ là 9,2%.Thời gian theo dõi trung bình 24,93 ± 16,13 tháng, thời gian sống trung bình là 52,0 ± 1,9 tháng, tỷ lệ sống là 88,1% sau 1 năm và 85,3% sau 5 năm.
Kết luận: Tỷ lệ tử vong sớm, biến chứng sau phẫu thuật và tỷ lệ sống sót sau thời gian theo dõi là khả quan với kỹ thuật mổ và điều kiện gây mê hồi sức tại Bệnh viện Tim Hà Nội.

Tách thành động mạch chủ  Stanford loại A là một cấp cứu ngoại khoa, nếu không được phẫu  thuật tỷ lệ tử vongkhoảng 50% trong 72 giờ đầu và 90% trong vòng 1 tháng, tỷ lệ tử vong tăng 1% mỗi giờ trong 48 giờ đầu tiên.1Triệu chứng lâm sàng của bệnhrất đa dạng, Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa trên các hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính (CLVT), siêu âm, và cộng hưởng từ. Điều trị đúng và  kịp thời có thể giúp giảm tỷ lệ tử vong xuống dưới 10%.2Phẫu thuật đóng vai trò chính trong điều trị TTĐMC loại A, trong đó phẫu thuật thay đoạn ĐMC lên là phương pháp cơ bản; và tùy thuộc tổn thương và hoàn cảnh có thể thực hiện các kỹ thuật khác đi kèm như: tạo hình  gốc -thay  gốc ĐMC, thay  van  ĐMC,  thay  quai/   bán   phần  quai ĐMC.Những phẫu thuật này đều phức tạp với tỷ lệ biến chứng và  tử vong cao. Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, Bệnh viện Tim Hà Nội một trong số những trung tâm tim mạch đã triển khai thành công phẫu thuật điều trị TTĐMC loại A. Chúng tôi thực hiện nghiên  cứu này  nhằm nhận xét về đặc điểm lâm  sàng  và  cận lâm sàng đồng thời đánh giá kết quả sớm, trung hạn phẫu thuật điều trị tách thành động mạch chủ loại A tại Bệnh viện Tim Hà  Nội trong vòng 5 năm từ 2015 –2020

Kết quả điều trị phẫu thuật tách thành động mạch chủ stanford loại A tại Bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020

Leave a Comment