KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI NẶNG Ở TRẺ TỪ 1 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI TỈNH QUẢNG NINH
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI NẶNG Ở TRẺ TỪ 1 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Trần Nhị Hà1, Lê Thị Hồng Hanh2
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
2 Bệnh Viện Nhi Trung Ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 81 trẻ từ 1 tháng đến 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi nặng điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh từ 7/2020 đến 6/2021. Viêm phổi nặng gặp chủ yếu ở trẻ dưới 12 tháng tuổi (chiếm 77,7%). Bệnh nhân vào viện chủ yếu ở mức độ suy hô hấp độ II (chiếm 74,1%), có 25,9% bệnh nhân suy hô hấp độ I. 97,5% bệnh nhân có kết quả điều trị khỏi bệnh. Thời gian sốt trung bình của nhóm nghiên cứu là: 2 ± 1,25 ngày. Thời gian sử dụng kháng sinh tĩnh mạch trung bình là 7,9 ± 2,17 ngày. Thời gian thở oxy và thời gian điều trị trung bình lần lượt là: 2,6 ± 1,69 ngày và 8,2 ± 2,31 ngày. Có mối liên quan giữa SpO2 lúc vào viện và số ngày thở oxy. Có mối liên quan giữa tiền sử đẻ non và thời gian điều trị trung bình (p < 0,05).
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới, chiếm 15% số ca tử vong, chủ yếu là ở các nước đang phát triển[1]. Tại Việt Nam tỷ lệ tử vong do viêm phổi nặng chiếm đến 75% trong các bệnh hô hấp[2]. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ và tạo gánh nặng lên kinh tế gia đình, hệ thống chăm sóc sức khỏe. Do đó, hiểu rõ về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, từ đó chẩn đoán sớm và chính xác mức độ nặng của viêm phổi, có chiếnlược điều trị kịp thời và thích hợp là vô cùng quan trọng.Hàng năm tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh và bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh có hàng nghìn lượt bệnh nhi toàn tỉnh đến khám chữa bệnh vì viêm phổi, trong đó viêm phổi nặng vẫn là mối quan ngại với hệ thống y tế. Hơn thế nữa, chưa có nghiên cứu nào về viêm phổi nặng tại Quảng Ninh. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu mục tiêu:Nhận xét kết quả điều trị viêm phổi nặng ở trẻ từ 1 tháng đến 5 tuổi tại tỉnh Quảng Ninh
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm phổi nặng, điều trị, kết quả, trẻ em
Tài liệu tham khảo
1. Liu L., Oza S., Hogan D. và cộng sự. (2015). Global, regional, and national causes of child mortality in 2000-13, with projections to inform post-2015 priorities: an updated systematic analysis. Lancet, 385(9966), 430–440.
2. Nguyễn Thu Nhạn (2002). Mô hình bệnh tật trẻ em. Tập san nhi khoa. Tổng hội y dược học Việt Nam. Nhà xuất bản y học, 10, 9–18.
3. World Health Organization, Department of Maternal N. Child and Adolescent Health, và World Health Organization (2014), Revised WHO classification and treatment of pneumonia in children at health facilities: evidence summaries., .
4. Jakhar S.K., Pandey M., Shah D. và cộng sự. (2018). Etiology and Risk Factors Determining Poor Outcome of Severe Pneumonia in Under-Five Children. Indian J Pediatr, 85(1), 20–24.
5. Trần Tuấn Anh, Lê Thị Kim Dung, và Ma Văn Thắm (2017). Nguyên nhân kết quả điều trị viêm phổi nặng ở trẻ dưới 5 tuổi tại trung tâm nhi khoa BVĐK Thái Nguyên. Tập chí y học Việt Nam, 461, 90–93.
6. Nguyễn Thị Hồng Lạc và Nguyễn Thái Hà (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số căn nguyên gây viêm phổi nặng ở trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp. Tạp chí y học Việt Nam, 19–26.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com