KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN LỤC TRE CẮN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN LỤC TRE CẮN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN LỤC TRE CẮN
Vũ Thị Diễm Quỳnh1, Nguyễn Văn Thủy2, Vũ Thị Thuỷ1, Nguyễn Thu Hằng1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh
2 Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Rắn lục tre cắn là một cấp cứu ngộ độc thường gặp ở nước ta và trên toàn thế giới. Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị nhiễm độc, gây nhiều biến chứng nặng nề dễ dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An từ 05/2021 – 05/2022 với mục tiêu khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bị rắn lục tre cắn. 100% bệnh nhân có triệu chứng đau tại chỗ và có dấu răng; 43,3% có sưng nề; 3,3% có bóng nước và hoại tử. Triệu chứng xuất huyết là 33,3%. Rối loạn đông máu là biểu hiện thường gặp, tỷ lệ bệnh nhân có Fibrinogen giảm là 66,7%;  26,7% có giảm số lượng tiểu cầu;  23,3% có PT kéo dài;  23,3% có tăng INR; 6,7% có aPTT kéo dài.

Rắn lục tre cắn là một cấp cứu ngộ độc thường gặp ở nước ta và trên toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp rắn độc cắn thuộc danh mục  các  bệnh  nhiệt  đới  dễ  bị  bỏ  sót  [1].  Nếu không  được  chẩn  đoán,  điều  trị  kịp  thời  bệnh nhân có thể bịnhiễm độc, gây nhiều biến chứng nặng nề dễ dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng. Mỗi ngày trên thế giới có gần 7.400 người bị rắn cắn gây tử vong tới 220 -380 người/ngày [2]. Ở Việt  Nam  ước  tính  số  người  bị  rắn  cắn  khoảng 30.000 người/năm, với tỷ  lệ tử  vong hàng  năm cao  (80/1.000.000  người)  [3].  Theo  tác  giả  Võ Văn  Thắng  (2020),  trong  450  bệnh  nhân  nhập viện vì rắn cắn tại Bệnh viện Quân Y 121 trong năm 2017 có tới 414 trường hợp (chiếm 92%) có nguyên nhân từ vết cắn của rắn lục tre [4].Rắn  lục  tre  tên  khoa  học  là  Trimeresurus Albolabris là loài có có mật độ phân bố cao, gây bệnh cảnh đa dạng, nặng nề, có những trường hợp triệu chứng tại chỗ rất nhẹ nhưng triệu chứng toàn thân rất nặng, gây rối loạn đông máu nặng nề, nhiều trường hợp rơi vào tình trạng đông máu nội mạch rải rác và tử vong do chảy máu não, đặt ra nhiều khó khăn và thách thức nếu như không được chẩn đoán và điều trị phù hợp.Nghệ An là một tỉnh có khí hậu và địa hình phù hợp cho các loài rắn sinh sôi và phát triển do vậy gặp nhiều  các trườnghợp đến viện  vì rắn độc cắn. Tại Nghệ An có rất ít nghiên cứu về đề tài này, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân  bị rắn lục tre cắn tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân bị rắn lục tre cắn được điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An từ 05/2021 –05/2022.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu môtả cắt ngang được tiến hành tháng 05/2021 đến 05/2022.Thông tin được thu thập theo mẫu gồm thông tin về tuổi, giới, thời điểm bị rắn cắn, thời gian từ lúc rắn cắn đến lúc nhập viện, vị trí vết cắn, triệu chứng tại chỗ, vị trí xuất huyết, mức độ sưng  nề, mức độ đau, chỉ số sinh tồn,  các biện pháp sơ cứu, chỉ số huyếthọc, chỉ số đông máu và chỉ số sinh hoá máu. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0.Nghiên  cứu được Hội đồng Khoa  học Trường Đại học Y Khoa Vinh thông qua và được sự đồng ý của  Bệnh  viện  Hữu  Nghị đa  khoa  Nghệ An.  Mọi thôngtin của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN BỊ RẮN LỤC TRE CẮN

Leave a Comment