Khảo sát đột biến rs37972 trên gen GLCCI1 ở bệnh nhân hen

Khảo sát đột biến rs37972 trên gen GLCCI1 ở bệnh nhân hen

Luận văn thạc sĩ y học Khảo sát đột biến rs37972 trên gen GLCCI1 ở bệnh nhân hen.Hen là một trong các bệnh lí hô hấp thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở thay đổi, gây ra các đợt khò khè, khó thở tái đi tái lại. Trên thế giới có khoảng 334 triệu người mắc hen [45], chiếm từ 1 – 18% dân số các nước [18]. Tại Việt Nam, theo Trần Thúy Hạnh và Nguyễn Văn Đoàn (2010), tỉ lệ hen ở người lớn là 4,3% [4].
Cơ chế đóng vai trò trung tâm trong sinh bệnh học của hen là tình trạng viêm mạn tính của đường thở, làm hạn chế luồng khí và tăng đáp ứng của cây phế quản. Đường thở bị viêm mạn tính trở nên dễ bị kích thích bởi các dị ứng nguyên và xảy ra sự co thắt quá mức dẫn đến các cơn hen cấp. Vì vậy, mục tiêu điều trị chính trong hen hướng đến việc kiểm soát đáp ứng viêm. Với mục tiêu đó, corticoid dạng hít (ICS) được sử dụng là thuốc nền tảng trong điều trị kiểm soát hen, giúp giảm triệu chứng hen, ngăn ngừa cơn hen cấp và cải thiện chức năng hô hấp [22].

Mặc dù cùng được điều trị với ICS, có bệnh nhân đáp ứng tốt, có bệnh nhân vẫn không kiểm soát được triệu chứng và chức năng hô hấp giảm dần theo thời gian, mà cụ thể là thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) cải thiện kém.
Hầu hết bệnh nhân chỉ cần liều thấp ICS để kiểm soát hen hiệu quả [30], 10 – 20% bệnh nhân phải sử dụng liều cao và 1% phải duy trì corticoid dạng uống kéo dài [67],[75]. Ngày nay, người ta đã tìm ra nhiều cơ chế sinh học phân tử giải thích hiện tượng giảm đáp ứng với ICS, một trong số đó có liên quan đến sự giảm biểu hiện của các gen được điều hòa bởi corticoid [29],[42],[91].
Gen GLCCI1 (Glucocorticoid-induced transcript 1) biểu hiện nhiều ở phổi và các tổ chức lympho [10], có vai trò trong việc điều hòa đáp ứng của corticoid.
Trong hơn 500.000 điểm đa hình đơn nucleotide (SNP) được tìm thấy ở bệnh nhân hen thì SNP rs37972 (liên kết hoàn toàn với SNP rs37973) trên gen GLCCI1 nằm trong 100 SNP hàng đầu có ảnh hưởng mạnh nhất. Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy có sự liên quan giữa SNP rs37972 và đáp ứng với ICS trên bệnh nhân hen.
SNP rs37972 liên quan đến mức độ kiểm soát triệu chứng, mức độ cải thiện trị số FEV1 sau sử dụng ICS ngắn hạn (2-6 tháng) [10],[14],[20],[66] cũng như quá trình suy giảm chức năng hô hấp mỗi năm [8].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trần Thúy Hạnh và Nguyễn Văn Đoàn (2010) có đến 60% bệnh nhân hen chưa kiểm soát được triệu chứng, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát các yếu tố tác động đến việc kiểm soát hen. Về khía cạnh sinh học phân tử, hiện tại chỉ có một nghiên cứu về gen liên quan tới đáp ứng ICS trong hen trẻ em, Dương Thị Ly Hương và cộng sự (2016) tiến hành với 80 bệnh nhi, đánh giá mối liên quan giữa mức độ kiểm soát triệu chứng sau 3 tháng điều trị ICS và SNP rs28364072 trên gen FCER2 (Fc fragment of IgE receptor II), gen mã hóa thụ thể gắn với IgE ái lực thấp trên tế bào lympho B [1], tuy nhiên nghiên cứu chưa kết luận được mối liên quan rõ ràng. Việc xác định các dấu ấn về gen liên quan đến đáp ứng với ICS sẽ giúp tối ưu hóa quá trình điều trị kiểm soát hen. Đối với những bệnh nhân mang kiểu gen kém đáp ứng với ICS có thể phối hợp thêm các thuốc kiểm soát phản ứng viêm thông qua các cơ chế khác như nhóm thuốc điều hòa miễn dịch: kháng IgE hay kháng interleukin-5, nhằm hạn chế tác dụng phụ do sử dụng ICS liều cao kéo dài. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát đột biến rs37972 trên gen GLCCI1 ở bệnh nhân hen”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT:
Khảo sát tính đa hình rs37972 trên gen GLCCI1 ở bệnh nhân hen.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT:
1. Xác định tỉ lệ từng kiểu gen rs37972.
2. Khảo sát mối tương quan giữa kiểu gen rs37972 với một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của mẫu nghiên cứu.
3. Phân tích mối liên hệ giữa kiểu gen rs37972 với mức độ kiểm soát triệu chứng và mức độ thay đổi FEV1 trên bệnh nhân hen có điều trị ICS

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………………….3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………….4
1.1. TỔNG QUAN VỀ HEN ………………………………………………………………………..4
1.2. TỔNG QUAN VỀ CORTICOID TRONG HEN……………………………………..16
1.3. TỔNG QUAN VỀ GEN GLCCI1………………………………………………………….22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………….28
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………..28
2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU…………………………………………28
2.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………28
2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU…………………………………………………………….29
2.5. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH…………………………………………………………….30
2.6. LƯU ĐỒ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………….34
2.7. ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN SỐ ……………………………………………………………..35
2.8. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ……………………………..36
2.9. Y ĐỨC ………………………………………………………………………………………………37
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………38
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ……………………………………………….38
3.2. ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE RS37972 TRÊN GEN GLCCI1 …………….43
3.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂU GEN RS37972 VÀ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT
TRIỆU CHỨNG Ở BỆNH NHÂN HEN CÓ ĐIỀU TRỊ ICS …………………………….50
3.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂU GEN RS37972 VÀ MỨC ĐỘ THAY ĐỔI
FEV1 Ở BỆNH NHÂN HEN CÓ ĐIỀU TRỊ ICS…………………………………………….54
.
.Chương 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..56
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU ……………………………………………….56
4.2. ĐA HÌNH ĐƠN NUCLEOTIDE RS37972 TRÊN GEN GLCCI1 …………….62
4.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂU GEN RS37972 VÀ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT
TRIỆU CHỨNG Ở BỆNH NHÂN HEN CÓ ĐIỀU TRỊ ICS …………………………….66
4.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA KIỂU GEN RS37972 VÀ MỨC ĐỘ THAY ĐỔI
FEV1 Ở BỆNH NHÂN HEN CÓ ĐIỀU TRỊ ICS…………………………………………….69
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………73
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………74
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………..74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chẩn đoán hen ở người lớn ………………………………………………………………9
Bảng 1.2: Đánh giá mức độ kiểm soát triệu chứng hen theo GINA …………………….11
Bảng 1.3: Các nghề nghiệp liên quan hen………………………………………………………..14
Bảng 1.5: Liều thấp, trung bình, cao của corticoid hít đối với người lớn……………..21
Bảng 3.1: Tuổi bệnh nhân tại thời điểm tham gia nghiên cứu và thời điểm chẩn đoán
hen. …………………………………………………………………………………………………………….39
Bảng 3.2: Giá trị FEV1 lúc bắt đầu điều trị ICS……………………………………………….42
Bảng 3.3: Thời gian từ lúc chẩn đoán hen đến lúc bắt đầu điều trị ICS ……………….42
Bảng 3.4: Tỉ lệ các kiểu gen…………………………………………………………………………..46
Bảng 3.5: Đặc điểm ba nhóm bệnh nhân theo kiểu gen……………………………………..47
Bảng 3.6: Tương quan giữa kiểu gen và đặc điểm bệnh nhân hen ………………………49
Bảng 3.7: Tương quan giữa kiểu gen và một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu với
mức độ cải thiện chức năng hô hấp…………………………………………………………………54
Bảng 4.1: Thuốc điều trị trong các nghiên cứu…………………………………………………61
Bảng 4.2: Tỉ lệ alen T trên bệnh nhân hen trong các nghiên cứu ………………………..63
Bảng 4.3: Tỉ lệ alen T trên người khỏe mạnh ở một số quốc gia…………………………64
.
.DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bệnh sinh học trong hen……………………………………………………………………5
Hình 1.2: Đáp ứng viêm của đường thở trong hen ……………………………………………..6
Hình 1.3: Cơ chế tác động của glucocorticoid………………………………………………….17
Hình 1.4: Các bước điều trị kiểm soát hen……………………………………………………….18
Hình 1.5: Vị trí gen GLCCI1………………………………………………………………………….22
Hình 1.6: Cấu trúc phân tử dideoxynucleotide và phân tử deoxynucleotide…………25
Hình 1.7: Qui trình giải trình tự gen theo phương pháp Sanger ………………………….27
Hình 3.1: Sản phẩm PCR trên thạch điện di …………………………………………………….44
Hình 3.2: Kết quả giải trình tự ……………………………………………………………………….4

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Sự thay đổi FEV1 ở nam và nữ theo tuổi………………………………………12
Biểu đồ 1.2: Sự thay đổi FEV1 theo thời gian trên bệnh nhân hen ……………………..13
Biểu đồ 1.3: Hiệu quả cải thiện triệu chứng sau điều trị ICS theo thời gian dựa trên
thang điểm AQLQ (Asthma Quality of Life Questionnaire) ……………………………..19
Biểu đồ 1.4: Mức độ thay đổi FEV1 sau sử dụng ICS theo thời gian ………………….20
Biểu đồ 1.5: Mức độ biểu hiện của gen GLCCI1 trên các cơ quan ……………………..23
Biểu đồ 1.6: Mức độ thay đổi FEV1 sau điều trị ICS 4 – 8 tuần ở các kiểu gen……24
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo giới tính…………………………………………………………………38
Biểu đồ 3.2: Thời điểm chẩn đoán bệnh ………………………………………………………….39
Biểu đồ 3.3: Phân bố theo nghề nghiệp …………………………………………………………..40
Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ hút thuốc lá………………………………………………………………………..41
Biểu đồ 3.5: Các bệnh đi kèm ………………………………………………………………………..41
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ các loại ICS ……………………………………………………………………….43
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ kiểm soát triệu chứng theo kiểu gen. …………………………………….50
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ kiểm soát triệu chứng theo kiểu gen trên nhóm bệnh nhân không
trào ngược dạ dày thực quản. …………………………………………………………………………51
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ kiểm soát triệu chứng theo kiểu gen trên nhóm bệnh nhân không
tiếp xúc nghề nghiệp. ……………………………………………………………………………………52
Biểu đồ 3.10: Tỉ lệ kiểm soát triệu chứng theo kiểu gen trên nhóm bệnh nhân không
viêm mũi……………………………………………………………………………………………………..53
Biểu đồ 3.11: %FEV1 thay đổi sau điều trị ICS theo kiểu gen. ………………………….55
Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ kiểm soát triệu chứng hen giữa các nhóm gen………………………..69
Biểu đồ 4.2: %FEV1 tăng ở các nhóm bệnh nhân khác nhau về thời gian có triệu
chứng …………………………………………………………………………………………………………

Khảo sát đột biến rs37972 trên gen GLCCI1 ở bệnh nhân hen

Leave a Comment