Nghiên cứu tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại bệnh viện Quận Thủ Đức

Nghiên cứu tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại bệnh viện Quận Thủ Đức

Luận văn chuyên khoa 2 Nghiên cứu tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại bệnh viện Quận Thủ Đức.Viêm âm đạo là một trong những bệnh viêm nhiễm đường sinh dục thường gặp nhất ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ mà nấm Candida  là nguyên nhân phổ biến đứng hàng thứ hai sau vi khuẩn [1],[2],[7]. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới có khoảng 75% phụ nữ có ít nhất một lần bị mắc viêm âm đạo do nấm Candida trong độ tuổi sinh sản và 40-50% những phụ nữ này bị nhiễm từ 2 lần trở lên, tập trung nhiều ở các nuớc đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Tác nhân gây bệnh chính thường thấy ở viêm âm đạo do nấm Candida spp từ 11,3-17,4%, trong đó Candida albicans chiếm 80% đến 92% [8]. Bên cạnh đó còn một số loại khác như Candida trobicalis, Candida krusei [11]. Một tỷ lệ lớn phụ nữ nhiễm Candida mạn tính đã xuất hiện sự tái phát và lây nhiễm trong khi mang thai [16].

Viêm âm đạo do nấm Candida có thể dẫn đến các biến chứng nặng cho mẹ và con [58] như: viêm màng ối, vỡ ối non, chuyển dạ sinh non, viêm âm hộ, âm đạo dẫn đến khi sanh ngả âm đạo làm tổn thương âm đạo nhiều hơn… Trẻ sơ sinh có khả năng bị lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết âm đạo trong lúc sanh gây nên nhiễm nấm miệng (đẹn), hậu môn, sinh dục, viêm da, viêm phổi, hay nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn huyết do nấm Candida dẫn đến tử vong cho trẻ, nhất là trẻ sanh non do hệ thống phòng bệnh và miễn dịch còn yếu [50].
Bệnh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, về lâu dài, nếu không được điều trị, bệnh còn để lại nhiều hậu quả như nhiễm khuẩn vùng tiểu khung, viêm tử cung, viêm phần phụ mạn tính, thậm chí là ung thư cổ tử cung [35]. Viêm âm đạo ở phụ nữ đang trong thai kỳ là một trong những vấn đề sức khỏe dẫn đến các biến chứng bệnh nghiêm trọng: sảy thai, đẻ non, thai lưu, ối vỡ non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn sơ sinh và thậm chí dị tật bẩm sinh [58],[50]. Đây cũng là một trong những thách thức được quan tâm trong Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020 [5]. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai trở thành một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida và cần được chú trọng chăm sóc sức khỏe hơn cả. Nhưng đi ngược lại với xu hướng ấy, những nghiên cứu mà chúng tôi tìm thấy về tỷ lệ nhiễm nấm Candida âm đạo ở đối tượng thai phụ tại các tỉnh thành của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, số liệu đã cũ và chưa có một thống kê cụ thể nào tại quận Thủ Đức và khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Quận Thủ Đức là quận ngoại thành ở cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh, là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn và dân số đông, đặc biệt với lượng công nhân đông đảo. Công nhân đa số là dân nhập cư, sống trong các khu nhà trọ ẩm thấp, nguồn nước sạch chưa được đảm bảo. Điều này có thể là yếu tố nguy cơ của viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ mang thai trên địa bàn quận. Trong khi đó, bệnh viện quận Thủ Đức liên tục phát triển, trở thành lựa chọn hàng đầu của người dân trên địa bàn. Để góp phần làm tốt hơn trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thai phụ, đảm bảo làm mẹ an toàn, điều trị hiệu quả và phòng ngừa những yếu tố bất lợi cho mẹ và thai nhi do nấm Candida gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại bệnh viện Quận Thủ Đức” với các mục tiêu sau:
1.Xác định tỷ lệ và một số đặc điểm của viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu đến khám thai tại bệnh viện Quận Thủ Đức.
2.Khảo sát một số yếu tố liên quan đến viêm âm đạo do nấm Candida ở các đối tượng trên.

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT    
DANH MỤC CÁC BẢNG    
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ    
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1  TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Tổng quan về viêm âm đạo do nấm Candida    3
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản    3
1.1.2. Đặc điểm VÂĐ do nấm Candida và một số yếu tố liên quan    5
1.1.3. Chẩn đoán viêm âm đạo do nấm Candida    7
1.1.4. Điều trị viêm âm đạo do nấm Candida    12
1.2. Tình hình nghiên cứu VÂĐ do Candida và một số yếu tố liên quan    14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới    14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước    17
Chương 2  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    27
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu    27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu    27
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    27
2.2. Phương pháp nghiên cứu    28
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    28
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu    28
2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu    28
2.3. Phương tiện và cách thức nghiên cứu    28
2.3.1. Nhân sự tham gia nghiên cứu    28
2.3.2. Công cụ thu thập dữ liệu    29
2.3.3. Các bước tiến hành nghiên cứu    30
2.3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán    33
2.3.5. Các biến số và cách đánh giá    33
2.4. Xử lý và phân tích số liệu    39
2.4.1. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu    39
2.4.2. Khống chế sai số    39
2.5. Đạo đức nghiên cứu    40
Chương 3  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    42
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    42
3.1.1. Một số đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu    42
3.1.2. Một số đặc điểm tiền sử sản khoa và chỉ số sức khỏe liên quan    44
3.1.3. Kiến thức thái độ và thực hành về viêm âm đạo do nấm Candida    45
3.2. Tỷ lệ viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đến khám thai    50
3.2.1. Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida    50
3.2.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng    50
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida    51
3.3.1. Một số đặc điểm thai phụ liên quan VÂĐ do nấm Candida    51
3.3.2. Một số yếu tố thực hành liên quan đến VÂĐ do nấm Candida    56
3.3.3. Kiến thức và thực hành chung liên quan đến VÂĐ do Candida    58
Chương 4  BÀN LUẬN    59
4.1. Tình hình viêm âm đạo do nấm candida ở thai phụ    59
4.2. Một số yếu tố liên quan đến VÂĐ do nấm candida ở thai phụ    67
KẾT LUẬN    76
KIẾN NGHỊ    78
TÀI LIỆU THAM KHẢO    
PHỤ LỤC   

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại các tác nhân gây viêm nhiễm âm đạo    32
Bảng 3.1. Tỷ lệ các nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu    42
Bảng 3.2. Trình độ học vấn và nghề nghiệp hiện tại của thai phụ    42
Bảng 3.3. Tình hình nhà ở và nhà vệ sinh của thai phụ    43
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của thai phụ    43
Bảng 3.5. Một số đặc điểm tiền sử sinh con của thai phụ    44
Bảng 3.6. Tiền sử viêm âm hộ – âm đạo của thai phụ    44
Bảng 3.7. Mức độ đường huyết lúc đói của thai phụ    45
Bảng 3.8. Kiến thức về vệ sinh thai nghén của thai phụ    45
Bảng 3.9. Kiến thức về phòng chống viêm âm đạo do nấm Candida    46
Bảng 3.10. Kiến thức về hậu quả của viêm âm đạo do nấm Candida    47
Bảng 3.11. Kiến thức chung về viêm âm đạo do nấm Candida    47
Bảng 3.12. Thái độ khám và điều trị khi nghi ngờ mắc bệnh của thai phụ    48
Bảng 3.13. Một số thói quen vệ sinh phụ nữ của thai phụ    48
Bảng 3.14. Một số thói quen mặc quần áo của thai phụ    49
Bảng 3.15. Thực hành chung về phòng ngừa VÂĐ do nấm Candida     49
Bảng 3.16. Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida    50
Bảng 3.17. Các triệu chứng cơ năng của thai phụ    50
Bảng 3.18. Các triệu chứng thực thể của thai phụ    50
Bảng 3.19. Đặc điểm cận lâm sàng của thai phụ    51
Bảng 3.20. Nhóm tuổi liên quan đến tình hình nhiễm nấm âm đạo Candida    51
Bảng 3.21. Học vấn liên quan đến tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida    52
Bảng 3.22. Tình trạng nhà ở và nhà vệ sinh liên quan đến VÂĐ do Candida    53
Bảng 3.23. Nguồn nước sinh hoạt liên quan đến VÂĐ do nấm Candida    53
Bảng 3.24. Tình trạng con, khoảng cách sinh liên quan đến viêm âm đạo do Candida ở thai phụ    54
Bảng 3.25. Tiền sử nạo, sẩy thai, tiền sử viêm âm hộ, âm đạo liên quan đến viêm âm đạo do nấm Candida    54
Bảng 3.26. Tương quan giữa mức độ đường huyết lúc đói và tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida    55
Bảng 3.27. Một số triệu chứng cơ năng liên quan đến VÂĐ do Candida    55
Bảng 3.28. Một số triệu chứng thực thể liên quan đến VÂĐ do Candida    56
Bảng 3.29. Một số thói quen vệ sinh liên quan đến VÂĐ do Candida    56
Bảng 3.30. Một số thói quen mặc quần áo liên quan VÂĐ do Candida    57
Bảng 3.31. Kiến thức chung và thực hành chung liên quan đến viêm âm đạo do nấm Candida    58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Duy Ánh (2009) “Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và mối liên quan với kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ có chồng tại Đông Anh”. Tạp chí Y học Thực hành, 8 (668), tr. 53-55.
2. Nguyễn Duy Ánh (2009) “Thực trạng và yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới của phụ nữ có chồng độ tuổi 18-49 tại quận Cầu Giấy”. Tạp chí Y học Thực hành, 669 (8), tr. 21-23.
3. Vũ Đức Bình (2015) Thực trạng, nguy cơ nhiễm Candida sp, Trichomonas vaginalis đường sinh dục ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ và hiệu quả điều trị, giáo dục sức khoẻ (2011-2013), Luận án tiến sỹ y học, Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương.
4. Bộ Y tế (2013) Quyết định số 4568/QĐ-BYT Về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
5. Bộ Y tế (2016) Kế hoạch hành động Quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2016-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4177/QĐ-BYT, ngày 03 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
6. Chính phủ Việt Nam (2015) Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ về về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
7. Lê Hoài Chương (2013) “Khảo sát những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”. Y học Thực hành, 868 (5), 66-69.
8. Đại học Y khoa Phạm ngọc Thạch (2016) Sản phụ khoa,  Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, tr. 122-163.
9. Nguyễn Văn Del (2009) Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18-45 tuổi có chồng tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
10. Đinh Ngọc Dung (2012) Tình hình nhiễm nấm Candida âm đạo và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện đa khoa Châu Thành, Nam Tân Uyên, Bình Dương, Luân văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 83-84.
11. Cấn Hải Hà (2014) Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan – Thạch Thất – Hà Nội và một số yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đai học Y Dược Thái Nguyên.
12. Trần Đỗ Hùng, Tăng Trọng Thủy (2013) “Khảo sát tình hình nhiễm trùng sinh dục ở phụ nữ 18 đến 49 tuổi có chồng tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu”. Y học Thực hành, 864 (3), 143-146.
13. Lê Lam Hương (2012) “Tình hình nhiễm nấm Candida ở phụ nữ đến khám tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế”. Tạp chí Y Dược học, 159-166.
14. Nguyễn Thị Ngọc Khanh (2001) “Viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ có thai tại Hà Nội”. Y học Thực hành, Số 4, tr.41-43.
15. Phạm Thị Khanh (2010) Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm âm đạo – cổ tử cung và các yếu tố ảnh hưởng của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
16. Lê Thị Bạch Lan (2014) Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm tái phát ở thai phụ và các yếu tố liên quan tại bệnh viện Quận Tân Phú, Luận án chuyên khoa Cấp II, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
17. Trần Thị Lợi, Ngũ Quốc Vĩ (2008) Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan đến khám phụ khoa tại Bệnh viên Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Chuyên đề Sản Phụ khoa.
18. Trần Thị Lợi, Nguyễn Duy Tài (2011) Thực hành sản phụ khoa,  Nhà xuất bản Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tr.101-112.
19. Bùi Đình Long (2017) Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18-49 tuổi có chồng tại 2 công ty may tỉnh Nghệ An và hiệu quả can thiệp, Luận án tiến sỹ y học, Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương.
20. Nguyễn Khắc Minh (2010) Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ và biện pháp can thiệp ở huyện Tiên Phước, Quảng Nam năm 2010, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Huế.
21. Nguyễn Quang Minh (2010) Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ công nhân có chồng tại công ty cao su Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận án chuyên khoa cấp II, Quản lý Y tế, Trường Đại học Y Dược Huế.
22. Phan Thị Như Mỹ (2004) Đánh giá tình hình nhiễm nấm Candida âm đạo ở phụ nữ mang thai tại Khánh Hòa. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa.
23. Trịnh Thị Mỹ Ngọc (2009) Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida và yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai ba tháng cuối tại Phan Thiết – Bình Thuận, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
24. Lý Văn Sơn (2009) “Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ đến khám tại Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế”. Y học Thực hành, 668 (số 7), 107-110.
25. Nguyễn Duy Tài, Châu Trần Băng Thanh (2012) “Tỷ lệ viêm âm đạo do ba tác nhân thường gặp và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18-55 tuổi tại Cần Giờ – thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 16 (số 1), 151-157.
26. Lâm Đức Tâm, Nuyễn Thị Huệ (2011) “Khảo sát kiến thức về vệ sinh phụ nữ với tình trạng viêm âm đạo tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ”. Tạp chí Y học Thực hành, 748 (số 1), 39-41.
27. Lê Thị Duyên Thắm (2010) Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre 2009, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
28. Nguyễn Đức Thanh, Đỗ Huy Bình (2013) “Kiến thức của học sinh trung học phổ thông về bệnh lây truyền qua đường tình dục”. Tạp chí Y học Thực hành, Số 5 (869), 95-98.
29. Ngọ Văn Thanh (2016) Một số đánh giá về tác nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục nữ ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm. Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, Tình Thanh Hóa.
30. Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2016) Giáo trình Phụ khoa,  Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
31. Trần Thanh Thảo (2010) Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ tuổi sinh đẻ có chồng tại tỉnh Tiền Giang năm 2009, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
32. Nông Thị Thu Trang (2015) Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Thái Nguyên.
33. Phan Anh Tuấn, Cù Thị Kim Loan (2010) Tỉ lệ và đặc điểm dịch tễ học bệnh viêm âm đạo do vi nấm tái phát.
34. Phan Lê Minh Tuấn (2016) Nghiên cứu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở cán bộ nữ có chồng các xã miền núi khu vực Bình Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, Luận án Chuyên khoa Cấp II, Quản lý Y tế, Trường Đại học Y Dược Huế.
35. Nguyễn Thị Út (2002) Tình hình nhiễm nấm Candida Albicán trên phụ nữ mang thai ba tháng cuối tại bệnh viện Hùng Vương, Luận văn thạc sĩ Y khoa, Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
36. Nguyễn Thị Từ Vân, Nguyễn Quang Vinh, Phạm Nghiêm Minh, et al. (2008) “Tỉ lệ viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng và yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai không triệu chứng cơ năng”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 12 (Số 1), 175-179.
37. Trần Thị Vân, Chu Văn Đức (2013) “Đánh giá tỉ lệ viêm âm đạo – Cổ tử cung và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ huyện Thanh Thủy – Phú Thọ”. Tạp chí Y Học Thực Hành, 860 (số 3), tr. 65-68.
38. Phạm Thủy Vân (2015) Tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai ba tháng cuối tại bệnh viện Bình Thạnh, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
39. Ngũ Quốc Vĩ, Trần Đặng Đăng Khoa, Trần Thị Lợi (2013) “Nghiên cứu sự thay đổi tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân thường gặp và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ  đến khám phụ khoa tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào năm 2008 và 2012”. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 17 (Phụ bản số 4), 116-121.
40. Phạm Thu Xanh (2014) Thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ có chồng trong ñộ tuổi 18 – 49 tại khu vực biển, đảo thành phố Hải Phòng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Thái Bình.
41. Võ Đông Xuân (2013) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố liên quan viêm âm đạo do nấm Candida và đánh giá kết quả điều trị ở thai phụ 3 tháng cuối tại phòng khám bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2013, Luận án chuyên khoa cấp II, Sản Phụ khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Tiếng Anh
42. Abdelaziz Z.A., Ibrahim M.E., Bilal N.E., et al. (2014) “Vaginal infections among pregnant women at Omdurman Maternity Hospital in Khartoum, Sudan”. The Journal of Infection in Developing Countries, 8 (4), 490-497.
43. Akinbiyi A.A., Watson R., Feyi-Waboso P. (2008) “Prevalence of Candida albicans and bacterial vaginosis in asymptomatic pregnant women in South Yorkshire, United Kingdom”. Archives of gynecology and obstetrics, 278 (5), 463-466.
44. Akingbade O.A., Akinjinmi A.A., Awoderu O.B., et al. (2013) “Prevalence of Candida albicans amongst women attending health centres in Abeokuta, Ogun State, Nigeria”. NY Sci J, 6, 53.
45. Baisley K., Changalucha J., Weiss H., et al. (2009) “Bacterial vaginosis in female facility workers in north-western Tanzania: prevalence and risk factors”. Sexually transmitted infections, 85 (5), 370-5.
46. Consolaro M.E.L., Albertoni T.A., Yoshida C.S., et al. (2004) “Correlation of Candida species and symptoms among patients with vulvovaginal candidiasis in Maringá, Paraná, Brazil”. Rev Iberoam Micol, 21 (4), 202-5.
47. Dan M., Poch F., Levin D. (2002) “High rate of vaginal infections caused by non-C. albicans Candida species among asymptomatic women”. Medical mycology, 40 (4), 383-386.
48. Dovnik A., Golle A., Novak D., et al. (2015) “Treatment of vulvovaginal candidiasis: a review of the literature”. Acta Dermatovenerol Alp Pannonica Adriat, 24 (1), 5-7.
49. Esere M.O. (2008) “Effect of Sex Education Programme on at-risk sexual behaviour of school-going adolescents in Ilorin, Nigeria”. African Health Sciences, 8 (2), 120-5.
50. Ezeigbo O.R., Anolue F.C., Nnadozie I.A. (2015) “Vaginal Candidiasis Infection among Pregnant Women in Aba, Abia State, Nigeria”. British Journal of Medicine and Medical Research, 9 (3), 1-6.
51. Foxman B., Muraglia R., Dietz J.-P., et al. (2013) “Prevalence of recurrent vulvovaginal candidiasis in 5 European countries and the United States: results from an internet panel survey”. Journal of lower genital tract disease, 17 (3), 340-345.
52. Goto A., Nguyen Q.V., Pham N.M., et al. (2005) “Prevalence of and factors associated with reproductive tract infections among pregnant women in ten communes in Nghe An Province, Vietnam”. Journal of epidemiology, 15 (5), 163-172.
53. Guzel A.B., Ilkit M., Burgut R., et al. (2011) “An evaluation of risk factors in pregnant women with Candida vaginitis and the diagnostic value of simultaneous vaginal and rectal sampling”. Mycopathologia, 172 (1), 25-36.
54. Iavazzo C., Vogiatzi C., Falagas M.E. (2008) “A retrospective analysis of isolates from patients with vaginitis in a private Greek obstetric/gynecological hospital (2003–2006)”. Medical Science Monitor, 14 (4), CR228-CR231.
55. Kamara P., Hylton-Kong T., Brathwaite A., et al. (2000) “Vaginal infections in pregnant women in Jamaica: prevalence and risk factors”. International journal of STD & AIDS, 11 (8), 516-520.
56. Kibbler C.C., Seaton S., Barnes R.A., et al. (2003) “Management and outcome of bloodstream infections due to Candida species in England and Wales”. Journal of Hospital Infection, 54 (1), 18-24.
57. Klufio C.A., Amoa A.B., Delamare O., et al. (1995) “Prevalence of vaginal infections with bacterial vaginosis, Trichomonas vaginalis and Candida albicans among pregnant women at the Port Moresby General Hospital Antenatal Clinic”. Papua and New Guinea medical journal, 38 (3), 163-171.
58. Laskus A., Mendling W., Runge K., et al. (1998) “Is Candida septicemia in premature infants a nosocomial infection?”. Mycoses, 41, 37-40.
59. Limia O.F., Lantero M.I. (2004) “Prevalence of Candida albicans and Trichomonas vaginalis in pregnant women in Havana City by an immunologic latex agglutination test”. Medscape General Medicine, 6 (4), 50.
60. Okonkwo N.J., Umeanaeto P.U. (2010) “Prevalence of vaginal candidiasis among pregnant women in Nnewi Town of Anambra State, Nigeria”. African research review, 4 (4), 539-548.
61. Olowe O., Makanjuola O., Olowe R., et al. (2014) “Prevalence of vulvovaginal candidiasis, trichomoniasis and bacterial vaginosis among pregnant women receiving antenatal care in Southwestern Nigeria”. European Journal of Microbiology and Immunology, 4 (4), 193-197.
62. Ray K., Muralidhar S., Bala M., et al. (2009) “Comparative study of syndromic and etiological diagnosis of reproductive tract infections/sexually transmitted infections in women in Delhi”. International Journal of Infectious Diseases, 13 (6), e352-e359.
63. Samuel O., Ifeanyi O., Ugochukwu O. (2015) “Prevalence of Candida Species among Vaginitis Symptomatic Pregnant Women Attending Ante-natal Clinic of Anambra State University Teaching Hospital, Awka, Nigeria”. Awka, Nigeria: Bioengineering and Bioscience, 3 (2), 23-27.
64. Simoes J.A., Giraldo P.C., Faundes A. (1998) “Prevalence of cervicovaginal infections during gestation and accuracy of clinical diagnosis”. Infectious diseases in obstetrics and gynecology, 6 (3), 129-133.
65. van Schalkwyk J., Yudin M.H., Allen V., et al. (2015) “Vulvovaginitis: screening for and management of trichomoniasis, vulvovaginal candidiasis, and bacterial vaginosis”. Journal of Obstetrics and Gynaecology Canada, 37 (3), 266-274.
66. World Health Organization (2005) Sexually transmitted and other reproductive tract infections: guide to essential practice, Geneva,
67. Xu J., Sobel J.D. (2004) “Candida vulvovaginitis in pregnancy”. Current infectious disease reports, 6 (6), 445-449.
68. Zhang X.-J., Shen Q., Wang G.-Y., et al. (2009) “Risk factors for reproductive tract infections among married women in rural areas of Anhui Province, China”. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology, 147 (2), 187-191.

Nghiên cứu tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu tại bệnh viện Quận Thủ Đức

Leave a Comment