Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida trong thai kỳ, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị

Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida trong thai kỳ, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị

Luận văn Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida trong thai kỳ, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị.Viêm âm đạo do nấm Candida là bệnh lý phụ khoa phổ biến, thường biểu hiện với các triệu chứng như ngứa, viêm âm hộ, âm đạo kèm với khí hư màu trắng đặc sệt, tạo thành từng mảng như sữa chua bám vào thành âm đạo. Viêm âm đạo do nấm Candida ảnh hưởng đến 75% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [25].
Nguyên nhân là do sự tăng sinh quá mức vi nấm Candida, vốn là một loài nấm men tồn tại trong hệ khuẩn chí bình thường của âm đạo với số lượng rất ít, kết quả gây nên viêm âm đạo. Họ nấm Candida có rất nhiều chủng, trong đó thường gặp nhất và là nguyên nhân gây viêm âm đạo phổ biến nhất là Candida albicans, gặp trong 90% các trường hợp viêm âm đạo do nấm. Ngoài ra một số chủng Candida khác cũng gây viêm âm đạo ở người như Candida krusei, Candida glabrata, Candida tropicalis [24].

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm âm đạo do nấm Candida bao gồm mang thai, sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch, sử dụng thuốc tránh thai phối hợp đường uống kéo dài. Trong đó, mang thai và đái tháo đường là hai yếu tố làm dễ cho việc xuất hiện viêm âm đạo do nấm Candida với cùng cơ chế do giảm miễn dịch qua trung gian tế bào, làm tỷ lệ viêm âm đạo do Candida ở phụ nữ mang thai có thể cao gấp nhiều lần so với phụ nữ bình thường [25], [58]. Ngoài ra, tình trạng mang thai với sự gia tăng nồng độ các nội tiết tố estrogen và progesteron trong thai kỳ cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida ở phụ nữ mang thai [23]. Viêm âm đạo do nấm Candida thường gặp hơn ở các thai phụ ở quý II và quý III của thai kỳ [64].
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều tác giả đã nghiên cứu về viêm âm đạo do nấm Candida trong thai kỳ, tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu này2 được tiến hành trên các thai phụ ở quý III của thai kỳ, chưa có nhiều nghiên cứu ở các thai phụ quý II.
Do đó, với mong muốn tiến hành nghiên cứu trên nhóm đối tượng là các thai phụ ở quý II và III, nhằm góp phần làm rõ hơn tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida trong thai kỳ, đặc biệt là ở các thai phụ đến khám vì ra khí hư
âm đạo, chúng tôi thực hiện đề tài:
Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida trong thai kỳ, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị”, với hai mục tiêu:
1. Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida trong quý II, quý III thai kỳ ở các trường hợp tiết dịch âm đạo bất thường và một số yếu tố liên quan.
2. Đánh giá kết quả điều trị ở những trường hợp này

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………. 3
1.1. Đặc điểm sinh lý của âm đạo ……………………………………………………… 3
1.2. Viêm âm đạo do nấm………………………………………………………………… 5
1.3. Chẩn đoán viêm âm đạo do nấm……………………………………………….. 12
1.4. Điều trị viêm âm đạo do nấm Candida ………………………………………. 14
1.5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về viêm âm đạo do nấm
Candida trên thai phụ……………………………………………………………………. 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯÚ ………… 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………… 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………. 22
2.3. Xử lý số liệu ………………………………………………………………………….. 28
2.4. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………… 29
2.5. Sơ đồ nghiên cứu……………………………………………………………………. 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………… 31
3.1. Đặc điểm chung……………………………………………………………………… 31
3.2. Tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida và một số yếu tố liên
quan …………………………………………………………………………………………… 33
3.3. Kết quả điều trị viêm đạo do nấm Candida ………………………………… 40
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………… 43
4.1. Đặc điểm chung……………………………………………………………………… 43
4.2. Tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida và một số yếu tố liên quan…..44
4.3. Kết quả điều trị viêm đạo do nấm Candida ………………………………… 54
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………. 57
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………… 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu…………………………… 31
Bảng 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi ở ………………….. 31
Bảng 3.3. Tuổi thai của đối tượng nghiên cứu ………………………………………. 32
Bảng 3.4. Tiền sử viêm âm đạo do nấm trong thai kỳ…………………………….. 33
Bảng 3.5. Triệu chứng lâm sàng thường gặp của viêm âm đạo do nấm …….. 34
Bảng 3.6. Kết quả soi tươi dịch âm đạo ……………………………………………….. 35
Bảng 3.7. Liên quan giữa viêm âm đạo do nấm và các triệu chứng lâm
sàng thường gặp ………………………………………………………………. 35
Bảng 3.8. Liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng thường gặp và các
hình thái của nấm trên tiêu bản soi tươi ……………………………….. 36
Bảng 3.9. Liên quan giữa viêm nấm âm đạo và tuổi của đối tượng…………… 37
Bảng 3.10. Liên quan giữa viêm âm đạo do nấm và tuổi thai ………………….. 37
Bảng 3.11. Liên quan giữa viêm âm đạo do nấm và tiền sử viêm âm đạo
do nấm trong thai kỳ…………………………………………………………. 38
Bảng 3.12. Liên quan giữa viêm âm đạo do nấm và sử dụng kháng sinh
trong thai kỳ ……………………………………………………………………. 38
Bảng 3.13. Liên quan giữa viêm âm đạo do nấm và thói quen giữ âm đạo
khỏi ẩm…………………………………………………………………………… 39
Bảng 3.14. Phân tích hồi quy logistic ………………………………………………….. 39
Bảng 3.15. Kết quả sau điều trị đợt 1…………………………………………………… 40
Bảng 3.16. Sự cải thiện triệu chứng lâm sàng sau điều trị đợt 1……………….. 40
Bảng 3.17. Liên quan giữa kết quả điều trị và tiền sử viêm âm đạo do
nấm trong thai kỳ……………………………………………………………… 41
Bảng 3.18. Liên quan giữa kết quả điều trị và sử dụng kháng sinh trong
thai kỳ…………………………………………………………………………….. 41
Bảng 3.19. Liên quan giữa kết quả điều trị và viêm âm đạo do nấm đơn
thuần hay phối hợp vi khuẩn………………………………………………. 42
Bảng 3.20. Kết quả sau điều trị đợt 2…………………………………………………… 4

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Trực khuẩn Lactobacilli với chiều dài khác nhau………………………. 4
Hình 1.2. Hạt men nấm Candida trên kính hiển vi đảo ngược …………………… 9
Hình 1.3. Sợi tơ nấm Candida trên kính hiển vi đảo ngược ………………………. 9
Hình 2.1. Dụng cụ lấy bệnh phẩm khí hư âm đạo tại phòng khám……………. 23
Hình 2.2. Các phương tiện, dụng cụ xét nghiệm soi tươi khí hư âm đạo……. 23
Hình 2.3. Nấm men nảy búp và sợi tơ nấm giả khi soi tươi khí hư âm đạo
với nước muối sinh lý, vật kính 40 ……………………………………….. 2a

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược Hồ Chí Minh (2014), “Viêm sinh dục”,
Giáo trình Sản Phụ khoa- Tập 2, NXB Y học, tr. 752-754.
2. Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược Huế (2013), “Thay đổi giải phẫu và sinh
lý thai phụ”, Giáo trình Sản Phụ khoa- Tập 1, NXB Y học, tr. 42-49.
3. Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược Huế (2013), “Viêm âm đạo-Cổ tử cung”,
Giáo trình Sản Phụ khoa- Tập 2, NXB Y học, tr. 493-498.
4. Bộ Y Tế (2009), “Hội chứng tiết dịch âm đạo”, Hướng dẫn Quốc gia về
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr. 322-324.
5. Dương Thị Cương (2006), “Bệnh nấm Candida âm đạo”, Sản khoa hình
minh họa, NXB Y học, tr. 86-87.
6. Dương Thị Cương, Nguyễn Đức Hinh (2004), “Khí hư”, Phụ khoa dành
cho thầy thuốc thực hành, NXB Y học, tr.320-329.
7. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, Nguyễn Đình Quân (2008), “Viêm âm đạo
và các yếu tố liên quan ở người phụ nữ Êđê trong độ tuổi sinh sản tại tỉnh
DakLak”, Tạp Chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, 12(1), tr. 208-211.
8. Lê Lam Hương (2003), “Tìm hiểu tình hình viêm nhiễm đường sinh dục
dưới ở phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa Huế và
Bệnh viện Trung Ương Huế”, Luận văn thạc sĩ Y học, chuyên ngành Sản
phụ khoa, Trường Đại học Y Dược Huế.
9. Lê Ly Ly (2016), “Nghiên cứu tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới
ở thai phụ tuổi thai trên 35 tuần”, Luận văn thạc sĩ Y, chuyên ngành Sản
Phụ Khoa, Trường Đại học Y Dược Huế.
10. Lê Thanh Vân (2010), “Nấm và thai nghén”, Nhiễm khuẩn nguy hại trong
thai nghén, NXB Y học, tr. 157-158.11. Lê Thị Hải Yến (2007), “Nghiên cứu tình hình nhiễm nấm Candida
albicans ở phụ nữ mang thai vào ba tháng cuối của thai kỳ và đánh giá
kết quả điều trị tại Bệnh viện Trung Ương Huế”, Luận văn thạc sĩ Y học,
chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Dược Huế.
12. Lương Thị Trang, Huỳnh Mỹ Hạnh, Nguyễn Tuấn Dũng, Nguyễn Đinh
Nga (2014), “Đánh giá mức độ nhạy cảm của Candida spp. phân lập từ
bệnh phẩm âm đạo với clotrimazole và fluconazole”, Tạp Chí Y Học
TP.Hồ Chí Minh, 18(2), tr. 230-234.
13. Nguyễn Khoa Nguyên (2007), “Nghiên cứu giá trị dự báo của các triệu
chứng lâm sàng trong một số bệnh lý viêm âm đạo tại Bệnh viên Trung
Ương Huế”, Luận văn thạc sĩ Y học, Chuyên ngành Sản phụ khoa,
Trường Đại học Y Dược Huế.
14. Nguyễn Thị Luyện, Lê Hồng Cẩm (2014), “Tỉ lệ viêm âm đạo do 3 tác
nhân thường gặp và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 18 đến 49 tuổi tại
huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2013”, Tạp Chí Y Học
TP.Hồ Chí Minh, 18(6), tr. 481-485.
15. Nhữ Thị Hoa (2007), “Tỷ lệ các tác nhân thường gây viêm âm đạo ở phụ
nữ đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2 TP.HCM, năm 2005”,
Tạp Chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, 11(2), tr. 171-176.
16. Phan Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Liêm, Cù Thị Kim Loan, Trần Thị Lợi
(2007), “Các loài Candida spp. gây viêm âm đạo tái phát và độ nhạy với
thuốc kháng nấm”, Tạp Chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, 11(2), tr. 165-169.
17. Phan Anh Tuấn, Võ Văn Nhỏ (2011), “Đặc điểm lâm sàng và dịch tễ viêm
âm đạo do vi nấm Candida spp của phụ nữ từ 18-49 tuổi tại bệnh viên
quận 12 TP.Hồ Chí Minh”, Tạp Chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, 15(1),
tr. 166-170.18. Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ (2014), “Khí hư”, Lâm sàng sản phụ
khoa, NXB Y học, tr. 406-410.
19. Trần Thị Lợi, Ngũ Quốc Vĩ (2008), “Tỷ lệ viêm âm đạo và cấc yếu tố liên
quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại BV Đa Khoa Trung Ương Cần
Thơ”, Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Cần Thơ, 43, tr. 1-7.
20. Trịnh Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Duy Tài (2010), “Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm
Candida và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai ba tháng cuối tại Phan
Thiết, Bình Thuận”, Tạp Chí Y Học TP.Hồ Chí Minh, 14, tr. 351-359

Nghiên cứu tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida trong thai kỳ, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị

Leave a Comment