Khảo sát sự hiểu biết-nhận thức của các nhóm đồng bào dân tộc đối với công tác phòng chống bệnh sốt rét
Tên bài báo:Khảo sát sự hiểu biết-nhận thức của các nhóm đồng bào dân tộc đối với công tác phòng chống bệnh sốt rét tại Quảng Nam – Đà Nẵng năm 1994
Tác giả: Phạm Viễn Cẩm Thạch, Lê Toan, Đặng Ngọc Hùng, Nguyễn Thành Mười, Phan Công Hà, Trần Văn Kiệm, Hoàng Xuân Tư
Tên tạp chí: Phòng chống bệnh sốt rét và bệnh ký sinh trùng
Năm xuất bản: 1996 Số: 1 Trang: 18-24
Khảo sát sự hiểu biết, nhận thức và sự tham gia của các nhóm đồng bào dân tộc thuộc 6 xã: xã Ating (Hiên), xã TàBhing (Giằng), Phước Năng (Phước Sơn), Trà Don (Trà My), Quế Lâm (Quế Sơn), Tiên Châu (Tiên Phước) đối với công tác phòng chống bệnh sốt rét tại Quảng Nam-Đà Nẵng năm 1994. Kết quả: tỷ lệ mù chữ và tỷ lệ người dân không có màn để sử dụng còn cao ở các nhóm đồng bào dân tộc 4 huyện miền núi, có vùng chỉ có 33,89% người dân biết muỗi là thủ phạm truyền bệnh sốt rét, 10,31% còn cúng bái khi bị sốt. Sự nhận thức ở nhóm dân tộc Kàtu cao hơn hẳn Xêđăng. Khoảng >80% đồng bào dân tộc miền núi sẽ sử dụng màn khi được cấp và đến trạm y tế xã khi bị sốt rét. Muỗi Anopheles là tác nhân truyền bệnh sốt rét.