KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN HUYÊN, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN HUYÊN, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN HUYÊN, HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Học viên: Nguyễn Hoài Linh
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hồng
Đuối nước là một trong những tai nạn thương tích hàng đầu là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em đặc biệt là trẻ 11 – 14 tuổi. Đây là lứa tuổi có thể can thiệp bằng cách nâng cao kiến thức để từ đó thay đổi hành vi. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống đuối nước của trẻ em trong độ tuổi 11- 14 và một số yếu tố liên quan. Từ đó làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn hay làm gợi ý cho các chương trình phòng chống đuối nước tại địa phương. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích, định lượng kết hợp với định tính. Địa điểm nghiên cứu là trường THCS Nguyễn Văn Huyên, Hoài Đức, Hà Nội với đối tượng là toàn bộ học sinh của trường. Sử dụng bộ câu hỏi phát vấn, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm là cách thu thập số liệu trong nghiên cứu này.
Một số kết quả đã thu được từ nghiên cứu như sau: Có 779 trẻ tham gia vào nghiên cứu, trong đó 50,9% là nam, 49,1% là nữ. Về các thông tin liên quan đến người trẻ sống cùng: Trẻ chủ yếu sống cùng bố mẹ, trong đó tỉ lệ bố mẹ có trình độ cấp THPT trở lên và làm lao động tự do, buôn bán chiếm nhiều nhất. Có 85,9% các phụ huynh biết bơi. Về môi trường sống sung quanh trẻ, có 58,4% học sinh đi bộ từ nhà đến nguồn nước tự nhiên (ao, hồ…) chỉ từ 5 đến 10 phút, còn lại là từ 10 – trên 30 phút. Về kiến thức phòng chống đuối
nước, có 34,9% học sinh có kiến thức tốt về phòng chống đuối và 65,1% học sinh chưa có kiến thức tốt về phòng chống đuối nước. Về kiến thức dịch tễ của đuối nước, đa số trẻ đều biết những địa điểm thường xảy ra đuối nước như bãi biển (34,3%), ao, hồ, giếng (90,2%), bể bơi (20,8%) và đối tượng có nguy cơ bị đuối nước cao là trẻ em dưới 18 tuổi (79,2%).
Trẻ cũng nắm khá rõ thời gian thường xảy ra đuối nước là tháng 5 đến tháng 8 (76,5%). Số  trẻ biết về bơi tự cứu (48,5%) và sơ cấp cứu khi gặp người đuối nước (33,5%) đều thấp.
Về thái độ phòng chống đuối nước, phần lớn trẻ đều quan tâm tới phòng tránh đuối nước (97,4%). Thống kê cho thấy, có 89,1% học sinh có thái độ tốt với vấn đề này. Trẻ sẵn sàng tham gia các chương trình phòng chống đuối nước thông qua các lớp học ngoại khóa. Trẻ muốn được biết nhiều hơn về phòng chống đuối nước thông qua tivi, internet, mạng xã hội (65,5%) với các video, bài hát, tiểu phẩm hay. Về thực hành phòng chống đuối nước, có đến 41,9% trẻ chưa biết bơi. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có đến 93,7% trẻ thực hành phòng chống đuối nước chưa tốt. Nghề nghiệp của cha mẹ, tiếp cận truyền thông là các yếu tố có liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống đuối nước của trẻ. Những trẻ sống cùng với cha mẹ là công chức, người đi làm và đã từng tiếp cận truyền thông phòng chống đuối nước sẽ có khả năng có kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống đuối nước cao hơn nhóm sống cùng cha mẹ làm nội trợ, ở nhà hay chưa được truyền thông về phòng chống đuối nước. Bên cạnh đó kiến thức cũng là yếu tố liên quan đến thái độ, thực hành phòng chống đuối nước của trẻ. Những trẻ có kiến thức tốt có khả năng có thái độ tốt về phòng chống đuối nước cao gấp 3,29 lần những trẻ có kiến thức chưa tốt. Ngoài các yếu tố trên, thực hành của trẻ còn có mối liên quan với khoảng cách từ nhà trẻ tới nguồn nước tự nhiên. Kết quả cho thấy những trẻ có khoảng các từ nhà đến nguồn nước tự nhiên xa (đi bộ trên 30 phút) có khả năng thực hành phòng chống đuối nước cao gấp 3,93 lần so với những trẻ có khoảng cách từ nhà đến nguồn nước tự nhiên gần (5 phút đi bộ) với p= 0,02.
Dựa trên những kết quả trên, nghiên cứu đã đưa ra được các khuyến nghị với các biện pháp cụ thể như sau: tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về phòng chống đuối nước với chủ đề là cách xử trí khi gặp các sự cố liên quan đến nước. Các biện pháp này nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống đuối nước không chỉ riêng cho học sinh trường THCS Nguyễn Văn Huyên mà còn mở rộng toàn địa bàn huyện

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment