Lupus ban đỏ hệ thống (LED) ở trẻ em
Lupus ban đỏ hệ thống (LED) ở trẻ em
Trần Đình Long, Nguyễn Thị Quỳnh Hương
Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh bị tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, chẩn đoán không có tiêu chuẩn vàng mà dựa vào tập hợp các triệu chứng, có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán như ACR-1997, ACR/SLICC 2015, EULAR/ARC 2019. Đánh giá mức độ hoạt động của lupus bằng các chỉ số như BILAG, SLAM, LAI , SLEDAI, ECLAM. Nguyên nhân còn chưa rõ ràng. Điều trị có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây nên cải thiện khá tốt tiên lượng bệnh.
Ngày nay nhờ có sự tiến bộ của thuốc nhóm suy giảm và ức chế miễn dịch tỷ lệ sống sót của bệnh đã được cải thiện. Trong những năm 50 tỷ lệ sống sót trên 5 năm của viêm thận lupus gần như là 0%. Gần đây nhờ thuốc ức và suy giảm miễn dịch bolus đường tĩnh mạch như cyclophosphamide, tỷ lệ sống sót 5-10 năm là 85% và 73%. Tần suất bị LED là 1/2000 dân (Mỹ). Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam (tỷ lệ nữ/nam 9:1), có viêm thận thường tiên lượng xấu hơn ở nam giới. Trẻ em bị lupus có nguy cơ bị viêm thận cao hơn ở người lớn.
Hiện tại nguyên nhân vẫn chưa được tìm ra một cách rõ ràng, tuy nhiên, người ta tìm thấy có vai trò của gen tham gia vào, người ta tìm thấy trên 40 gen liên quan tới SLE, ngoài ra có các yếu tố bên ngoài như môi trường như tia cực tím, thuốc lá…thuốc (bactrim), hóa chất (hydrazin), virus: (parvo VR, CMV, HCV…), các yếu tố như hormon…