MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG LAO PHỔI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI HẢI PHÒNG 2013-2015

MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG LAO PHỔI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI HẢI PHÒNG 2013-2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐA KHOA HỆ CHÍNH QUY MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG LAO PHỔI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI HẢI PHÒNG 2013-2015. Ở Việt Nam, chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay bệnh lao vẫn còn phổ biến và ở mức độ trung bình cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), năm 2014 Việt Nam đứng thứ 13 trong số 22 nước có gánh nặng lao cao trên thế giới [52]. Sự quay trở lại của bệnh lao ngoài vai trò to lớn của đại dịch HIV/AIDS còn do nhiều nguyên nhân khác, trong đó có vai trò quan trọng của bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh nội tiết phổ biến nhất ở cả nước  phát triển cũng như các nước đang phát triển. ĐTĐ cũng là bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất[8]. Năm 1994, thế giới mới có 110 triệu người bị bệnh ĐTĐ, năm 1995 đã có 135 triệu người mắc bệnh[43]. Ước tính năm 2010 có khoảng 215,6 triệu người bị  ĐTĐ, dự  kiến đến năm 2030 con số này sẽ tăng thành 400 triệu người.
Theo hiệp hội Đái tháo đường quốc tế, ĐTĐ là căn bệnh nguy hiểm đe dọa sức khỏe và tính mạng con người, là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển [4].


Hiện nay Việt Nam có khoảng 3 triệu người bị bệnh ĐTĐ. Tỷ lệ mắc bệnh cũng đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các thành phố lớn [17].
Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng cấp tính cũng như mạn tính ở nhiều cơ quan trong cơ thể: tim mạch, thận mắt, thần kinh, xương khớp, răng miệng, nhiễm trùng… Lao phổi ở bệnh nhân ĐTĐ, nhất là ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 rất hay gặp [4], [16].
Mối liên quan giữa lao phổi và ĐTĐ đã được biết đến từ hơn 2000 năm nay, ĐTĐ kết hợp với lao phổi sẽ làm cho bệnh trở nên phức tạp hơn, điều trị khó khăn hơn và tiên lượng bệnh xấu hơn. Vì vậy vấn đề này vẫn được các nhà khoa học thế giới cũng như ở Việt Nam quan tâm, nghiên cứu [47],[53].
Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phát hiện sớm lao phổi ở bệnh nhân ĐTĐ.
Hải Phòng là thành phố lớn, phát triển, và đông dân cư, có bệnh viện chuyên khoa lao thành phố, vì thế  chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
Mô tả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng lao phổi ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng 2013-2015.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1    Tình hình bệnh lao hiện nay    3
1.1.1    Tình hình bệnh lao hiện nay và trên thế giới    3
1.1.2    Tình hình bệnh lao hiện nay ở Việt Nam    5
1.1.3    Tình hình bệnh lao tại Hải Phòng    7
1.2    Tình hình bệnh đái tháo đường hiện nay    7
1.2.1    Định nghĩa và phân loại bệnh đái tháo đường    7
1.2.2    Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường    9
1.2.3    Tình hình bệnh đái tháo đường trên thế giới    9
1.2.4    Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam    10
1.3    Một số biến chứng mạn tính của bệnh ĐTĐ    11
1.4    Nghiên cứu về lao phổi ở người trưởng thành    12
1.4.1    Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của lao phổi    12
1.4.2    Phân loại lao phổi    13
1.4.3    Nghiên cứu về lâm sàng    14
1.4.4    Nghiên cứu cận lâm sàng    15
1.4.5    Điều trị lao và thuốc chống lao    19
1.5    Một số nghiên cứu về lao phổi trên bệnh nhân đái tháo đường    21
1.5.1    Mối liên hệ giữa lao phổi và đái tháo đường    21
1.5.2    Tần sất mắc bệnh lao phổi kết hợp đái tháo đường    22
1.5.3    Các nghiên cứu lâm sàng lao phổi kết hợp đái tháo đường    24
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    26
2.2    Đối tượng nghiên cứu    26
2.2.1    Bệnh nhân nghiên cứu    26
2.2.2    Tiêu chuẩn lựa chọn    26
2.2.3    Tiêu chuẩn loại trừ     27
2.3    Nội dung nghiên cứu    27
2.4    Phương pháp nghiên cứu    28
2.4.1    Các bước tiến hành:    28
2.4.2    Nghiên cứu lâm sàng    28
2.4.3    Nghiên cứu cận lâm sàng:    29
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    32
3.1.1.Tuổi    32
3.1.2. Giới    33
3.1.3. Phân bố tuổi theo giới    34
3.1.4.Địa dư    34
3.1.5.Nghề nghiệp    35
3.1.6.Tiền sử đái tháo đường    35
3.1.6.Thứ tự phát hiện lao và đái tháo đường    36
3.1.7.Thể trạng    36
3.2.Đặc điểm lâm sàng    37
3.2.1.Lý do vào viện    37
3.2.2. Dấu hiệu khởi phát bệnh.    37
3.2.3. Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi được chẩn đoán lao phổi.    38
3.2.4. Triệu chứng toàn thân    38
3.2.5. Triệu chứng hô hấp    39
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng    39
3.3.1. Soi đờm trực tiếp    39
3.3.2. Tổn thương Xquang    40
3.3.3.Phản ứng Mantoux    43
3.3.4. Công thức máu    44
3.3.5. Men gan    45
3.3.6. Đường máu    46
Chương 4:BÀN LUẬN    47
4.1.Đặc điểm chung    47
4.1.1. Đặc điểm phân bố theo tuổi    47
4.1.2. Đặc điểm phân bố theo giới    48
4.1.3. Địa dư    50
4.1.4. Nghề nghiệp    50
4.1.5. Đặc điểm nhân trắc    51
4.1.6. Thời gian mắc bệnh    52
4.2    Đặc điểm lâm sàng    54
4.2.1    Cách khởi phát lao phổi    54
4.2.2    Lý do vào viện    55
4.2.3    Triệu chứng toàn thân    55
4.2.4    Triệu chứng ở  phổi    55
4.3    Đặc điểm cận lâm sàng    56
4.3.1    Soi đờm trực tiếp    56
4.3.2    Tổn thương Xquang    57
4.3.3    Phản ứng Mantoux    60
4.3.4    Công thức máu    62
4.3.5    Men gan    63
4.3.6    Đường máu    63
KẾT LUẬN    64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
DANH SÁCH TÊN BỆNH NHÂN

DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 1.1 Tình hình mắc lao năm 2005 ở Đông Nam Á    4
Bảng 1.2 Tình hình mắc lao ở Việt Nam năm 2005    6
Bảng 1.3. Xếp loại thuốc chống lao theo cơ chế tác dụng    21
Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ tuýp 2    32
Bảng 3.2. Phân bố theo giới của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ tuýp 2    33
Bảng 3.3. phân bố tuổi theo giới của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ tuýp 2    34
Bảng 3.4: phân bố tuổi theo địa dư của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ tuýp 2    34
Bảng 3.5: Phân bố theo nghề nghiệp của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ tuýp 2    35
Bảng 3.6.Thời gian phát hiện Đái tháo đường    35
Bảng 3.7: Thứ tự phát hiện bệnh lao và đái tháo đường type 2    36
Bảng 3.8: Thể trạng của bệnh nhân lao phổi đái tháo đường type 2    36
Bảng 3.9. Lý do vào viện của bệnh nhân lao phổi đái tháo đường type    37
Bảng 3.10: Khởi phát của bệnh nhân lao phổi đái tháo đường type 2    37
Bảng 3.11. Thời gian chẩn đoán của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ type 2    38
Bảng 3.12. triệu chứng toàn thân của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ type 2    38
Bảng 3.13.  Triệu chứng hô hấp của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ type 2    39
Bảng 3.14. Kết quả soi đờm trực tiếp của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ type 2    39
Bảng 3.15. So sánh mức độ tổn thương trên Xquang với mức độ AFB    40
Bảng 3.16. Tổn thương cơ bản trên Xquang của BN lao phổi ĐTĐ type 2    41
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa dạng tổn thương  trên Xquang với mức độ AFB    41
Bảng 3.18 Vị trí tổn thương trên xquang của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ type 2    42
Bảng 3.19. Vùng tổn thương trên xquang của BN lao phổi ĐTĐ type 2    42
Bảng 3.20: kết quả phản ứng Mantoux theo mức độ AFB    43
Bảng 3.21: Hồng cầu trước và sau điều trị    44
Bảng 3.22: Bạch cầu Lympho trước và sau điều trị    44
Bảng 3.23: Số lượng bạch cầu trước và sau điều trị    45
Bảng 3.24:  Men gan trước và sau điều trị    45
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi    32
Hình 3.2. Phân bố theo giới của bệnh nhân lao phổi ĐTĐ tuýp 2    33
Hình 3.3. Phân bố mức độ tổn thương trên Xquang với mức độ AFB    40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VỆT
1.Ngô Ngọc Am (2006). “Dịch tễ học bệnh lao – Bệnh học lao” NXB Y học Hà Nội : 18 – 29
2.Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Dự án phòng chống lao (2006). “Báo cáo tổng kết hoạt động giai đoạn 2001 – 2005 và phương hướng kế hoạch giai đoạn 2006 – 2010”.
3.Tạ Văn Bình và cộng sự (2004). “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam, các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng”. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, mã số : KC.10.15
4.Tạ Văn Bình (2004). “Phòng và quản lý bệnh đái tháo đường ở Việt Nam”.  NXB Y học Hà Nội 2004: 20 – 45
5.Tạ Văn Bình, Nguyễn Huy Cường (2005). “Phòng và điều trị bệnh đái tháo đường”.  NXB y học 2005: 9 -90.
6.Chương trình chống lao Quốc gia, Bộ Y Tế (2001). “Tài liệu hướng dẫn bệnh lao” ( Sách dịch ), NXB Y học
7.Chương trình chống lao Quốc gia, Bộ Y tế (2001). “Phát hiện và điều trị bệnh lao” (Sách dịch), NXB Y học
8.Chương trình chống lao Quốc gia, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (1999). “Hướng dẫn thực hiện Chương trình chống lao Quốc gia”
9.Chương trình chống lao quốc gia, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (2004)
“Báo cáo tổng kết Chương trình chống lao Quốc gia giữa hai kỳ 2001 – 2005”. Hà Nội 05/2004.
10. Nguyễn Huy Điện (2014). “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mới ở bệnh nhân tiểu đuờng type 2 tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng trong 5 năm từ 2010 – 2014”.
11. Nguyễn Minh Hải (2002)
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang phổi chuẩn và một số nhận xét về lao phổi ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”.
12. Đỗ Đức Hiển (1999). “Tổng quan về hình ảnh X quang trong lao phổi. Bài giảng Bệnh lao và bệnh phổi”. NXBYH. Hà Nội 1999
13. Hoàng Văn Hồng, Nguyễn Thị Yến và cộng sự (2005). “Tình hình chẩn đoán muộn bệnh nhân lao phổi mới AFB (+) tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Thái Nguyên từ tháng 1/2001 đến 12/2003”.
14.  Đào thị Huấn, Nguyễn Minh Thấu và cộng sự (2005). “Đánh giá dịch tễ học bệnh lao tại Hải Phòng”. Hội nghị bệnh phổi và phẫu thuật lồng ngực Tp Hồ Chí Minh 2005.
15.Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao (2015). Bộ Y tế
16. Nguyễn Phú Kháng (2003). “Bệnh học nội khoa”, NXB Quân đội nhân dân – Hà Nội: 141 – 161
17.Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2001). “Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, NXB Y học”.
18.Nguyễn Trọng Khoa, Trần Văn Sáng và CS (1997). “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở 54 bệnh nhân lao phổi đái tháo đường vào điều trị tại Viện lao và Bệnh phổi từ tháng 9/1991 đến tháng 4/1996”. Nghiên cứu y học năm 1997, số 2 tập 2, trang 8 – 12
19.Trần Thị Mai (2006). “Điều tra yếu tố nguy cơ, biến chứng của bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị ở bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2 – Học viện Quân Y.
20.Nguyễn Xuân Nghiêm (2006). “Bệnh lao phối hợp, bệnh học lao”. NXB Y học Hà Nội: 79 – 86
21.Thái Hồng Quang (2001). “Bệnh đái  tháo đường, Bệnh nội tiết”. NXB Y học: 257 – 380.
22.Trần Văn Sáng (2006). “Lao phổi, Bệnh học lao”. NXB Y học Hà Nội: 104 – 110
23.Đinh Ngọc Sỹ (2005). “Những thuận lợi khó khăn và giải pháp của công tác chống lao ở Việt Nam”. Hội nghị bệnh phổi và phẫu thuật lồng ngực Tp Hồ Chí Minh 2005.
24.Bùi Xuân Tám (1998). “Bệnh lao hiện nay”. NXB Y học Hà Nội
25.Trần Văn Thành (2008). “Nghiên cứu lâm sàng cận lâm sàng, kết quả điều trị tấn công lao phổi kết hợp đái tháo đường tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2. Học viện Quân Y. Hà Nội 09/2008
26. Trần Đức Thọ (2002). “Đái tháo đường và rối loạn Lipit máu: những nguy cơ tim mạch song hành bị lãng quên”. Chương trình nội tiết sau đại học lần thứ 3.
27.Thông tin y dược Việt Nam, Bộ Y Tế (2007). “Bệnh lao – tình hình lao ngày nay”.
28.Nguyễn Trí Thức (2006). “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị lao phổi kết hợp đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch”.
29.Doãn Trọng Tiên (2012). “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng cận lân sàng và khả năng đáp ứng miễn dịch”. Luận án PTS KH Y-Dược : 3.01.38 / Trường ĐH Y khoa Hà Nội 1996
30.Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007). “Nội tiết học đại cương”. NXB Y học Tp Hồ Chí Minh: 335 – 395
31.Phan Xuân Trường, Lê Thị Thi (2005). “Đặc diểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới đái tháo đường tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng từ tháng 6/2002 đến tháng 6/2004”. Hội nghị bệnh phổi và phẫu thuật lồng ngực Tp Hồ Chí Minh.
32.Hoàng Tích Tuyền (2002). “Bệnh tiểu đường và thuốc chống tiểu đường mới”. Dược lâm sàng – Trường Đại học Dược Hà Nội 2002: 5 – 15.
33.Hoàng Kim Ước và cộng sự (2004). “Dịch tễ học bệnh đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường trong phạm vi toàn quốc”. Báo cáo tổng kết đề tài nhánh cấp Nhà nước. mã số KC.10.15.01.

MÔ TẢ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG LAO PHỔI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI HẢI PHÒNG 2013-2015

Leave a Comment