MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN CHỨNG VẬN ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG CHẬM LÀM TRỐNG DẠ DÀY TRONG BỆNH PARKINSON

MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN CHỨNG VẬN ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG CHẬM LÀM TRỐNG DẠ DÀY TRONG BỆNH PARKINSON

MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN CHỨNG VẬN ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG CHẬM LÀM TRỐNG DẠ DÀY TRONG BỆNH PARKINSON
Trần Thanh Hùng1, Vũ Anh Nhị1, Nguyễn Xuân Cảnh2
1 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp đứng hàng thứ hai sau bệnh Alzheimer. Chậm làm trống dạ dày có thể là cơ chế dược động học quan trọng gây ra các biến chứng vận động của bệnh Parkinson. Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát mối liên quan giữa biến chứng vận động và tình trạng chậm làm trống dạ dày trong bệnh Parkinson. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu trên bệnh nhân mắc bệnh Parkinson và ký đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được đánh giá các biến chứng vận động và được thực hiện xạ hình làm trống dạ dày với thức ăn đặc để đánh giá tình trạng chậm làm trống dạ dày. Số liệu được xử lý bằng phần mềm R phiên bản 4.0.3. Kết quả: Nghiên cứu gồm 72 bệnh nhân Parkinson, trong đó nữ giới chiếm 73,6%. Có 72,2% bệnh nhân có ít nhất một loại biến chứng vận động. Tỉ lệ chậm làm trống dạ dày trên xạ hình là 45,8%. Bệnh nhân có chậm đạt trạng thái BẬT thì có nguy cơ bị chậm làm trống dạ dày cao hơn (66,67%) so với bệnh nhân không có biến chứng này (38,89%), kiểm định χ2, p = 0,041. Kết luận: Cần nhận diện biến chứng chậm đạt trạng thái BẬT, từ đó tiến hành khảo sát tình trạng chậm làm trống dạ dày để đánh giá hiệu quả điều trị thuốc uống ở bệnh nhân Parkinson.

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh thường  gặp  đứng  hàng  thứ  hai  sau  bệnh Alzheimer. Chậm làm trống dạ dày có thể là cơ chế dược động học quan trọng gây ra các dao động vận động như chậm đạt được trạng thái BẬT (“delayed on”), không đạt được trạng thái BẬT (“no on”) ở bệnh nhân bệnh Parkinson được điều trị lâu dài bằng levodopa [7]. Chẩn đoán chậm  làm  trống  dạ  dày  ở  bệnh  nhân  bệnh Parkinson có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hành  lâm  sàng.  Những  bệnh  nhân  bệnh Parkinson có chậm làm trống dạ dày với giảm hấp thu levodopa và dao động vận động sẽ được xem xét dùng thuốc làm tăng nhu động dạ dày hoặc sử dụng phương pháp dùng thuốc không qua đường uống. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khảo sát tình trạng chậm làm trống dạ dày ở bệnh nhân bệnh Parkinson. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm khảo  sát  mối  liên  quan  giữa  biến  chứng  vận động và tình trạng chậm làm trống dạ dày trong bệnh Parkinson.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨUNghiên cứu là một phần kết quả trong nghiên cứu “Các yếu tố tiên lượng chậm làm trống dạ dày ở bệnh nhân Parkinson” đã được hội đồng y đức Đại học y dược TP. Hồ Chí Minh thông qua.Đối  tượng  nghiên  cứu: bệnh  nhân  mắc bệnh Parkinson được khám và theo dõi định kì tại phòng khám chuyên khoa bệnh Parkinson và các  rối  loạn  vận  động,  bệnh  viện  Nguyễn  Tri Phương.  Bệnh  nhân  được  chụp  xạ  hình  làm trống dạ dày tại khoa Y Học Hạt Nhân, bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh.Tiêu chuẩn chọn mẫu: Bệnh nhân tuổi ≥ 18  được  chẩn  đoán  bệnh  Parkinson  theo  tiêu chuẩn  MDS  Clinical  Diagnostic  Criteria  for Parkinson’s  Disease  2015[8],  đồng  ý  tham  gia nghiên cứu. Tiêu  chuẩn  loại  trừ:Tiền  căn  bệnh  tắc nghẽn dạ dày-ruột. Tiền căn phẫu thuật dạ dày-ruột (ngoại trừ mổ viêm ruột thừa). Bệnh nhân được  nuôi  ăn  qua  đường  ruột.  Bệnh  nhân  có bệnh nội khoa nặng, không chờ đợi làm xạ hình được. Bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát kém. Bệnh nhân dị ứng với trứng. Phụ nữ có khả năng mang thai mà không dùng phương pháp ngừa thai hiệu quả. Phụ nữ mang thai. Phụ nữ đang cho con bú

MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIẾN CHỨNG VẬN ĐỘNG VÀ TÌNH TRẠNG CHẬM LÀM TRỐNG DẠ DÀY TRONG BỆNH PARKINSON

Leave a Comment