MỘT SỐ CHỈ SỐ SỨC KHỎE, HÀNH VI NGUY CƠ VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN DÂN TỘC CHĂM TẠI AN GIANG NĂM 2019

MỘT SỐ CHỈ SỐ SỨC KHỎE, HÀNH VI NGUY CƠ VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN DÂN TỘC CHĂM TẠI AN GIANG NĂM 2019

MỘT SỐ CHỈ SỐ SỨC KHỎE, HÀNH VI NGUY CƠ VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ Y TẾ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN DÂN TỘC CHĂM TẠI AN GIANG NĂM 2019
Học viên: Lê Hoàng Ân
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS NGUYỄN THANH HÀ
Để có cơ sở lập ra kế hoạch nâng cao chất lượng phục vụ trong chăm sóc sức khỏe vị thành niên người Chăm, nghiên cứu “Một số chỉ số sức khỏe, hành vi nguy cơ và sử dụng dịch vụ y tế ở trẻ vị thành niên dân tộc Chăm tại An Giang năm 2019” được tiến hành nhằm mô tả một số chỉ số sức khỏe, hành vi nguy cơ và sử dụng dịch vụ y tế ở trẻ vị thành niên dân tộc Chăm tại An Giang năm 2019 từ đó phân tích yếu tố ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ y tế ở trẻ vị thành niên dân tộc Chăm tại An Giang năm 2019. Nghiên cứu này là một phần của đề tài cấp nhà nước “Những giải pháp cơ bản và cấp bách về chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số nước ta hiện nay”. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng số liệu từ đề tài gốc gồm 96 phiếu chủ hộ gia đình; 96 phiếu phỏng vấn vị thành niên; sử dụng 10 phỏng vấn sâu và 06 thảo luận nhóm. Tác giả thực hiện thêm số liệu định tính gồm: phỏng vấn sâu 08 vị thành niên nam/nữ và thảo luận nhóm 04 nhóm Cha – Mẹ của vị thành niên. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2019 đến tháng 9/2020. Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và định tính.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: vị thành niên có bệnh trong vòng 03 tháng trước điều tra là 84 người, chiếm 87,5%; mắc bệnh trong vòng 12 tháng (bệnh mạn tính) trước điều tra là: 1,04%; hành vi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của vị thành niên người Chăm do chấn thương là 2,08%; Cảm thấy buồn chán, mất tập trung trong học tập, lao động là 7,29%; Sử dụng dịch vụ y tế khi vị thành niên bị bệnh là 13%; không điều trị gì là 20,3%. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ y tế: (1) yếu tố cá nhân: Nhóm tuổi và trình độ học vấn của vị thành niên có ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ y tế; nhận thức cá nhân về bệnh nhẹ, thì không cần sử dụng dịch vụ y tế; (2) yếu tố gia đình: Thực trạng kinh tế gia đình khó khăn thì không sử dụng dịch vụ y tế; khoảng cách đến cơ sở y tế tuyến dưới xa hơn tuyến trên ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ y tế; phong tục tập quán mua bán nhiều ngày trên sông không có điều kiện sử dụng dịch vụ y tế, (phân tích mối liên quan đến sử dụng dịch vụ y tế: khả năng chi trả khi sử dụng dịch vụ y tế có ý nghĩa thống kê với sử dụng dịch vụ y tế); (3) yếu tố dịch vụ y tế địa phương: trang thiết bị và thuốc tại trạm y tế thiếu, triển khai không hiệu quả; thủ tục khám bệnh theo quy trình nên mất thời gian của vị thành niên khi khám bệnh ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ y tế. Để nâng cao chất lượng sức khỏe và sử dụng dịch vụ y tế của vị thành niên người dân tộc Chăm, khuyến nghị: Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại trạm y tế xã; Cha mẹ của vị thành niên và vị thành niên cần chọn và sử dụng dịch vụ y tế phù hợp khi có bệnh, tránh tự mua thuốc uống mà không qua thăm khám hoặc không điều trị gì.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment