NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH GIÁC MẠC HÌNH CHÓP

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH GIÁC MẠC HÌNH CHÓP

 NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH GIÁC MẠC HÌNH CHÓP

Lê Xuân Cung*; Trương Khánh Mỹ Hằng**; Phạm Ngọc Đông*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) bị  bệnh giác mạc hình chóp (GMHC) đến khám tại Khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt TW. 
Đối tượng nghiên cứu:  65 mắt (43 BN) bị  bệnh GMHC đến khám và theo dõi tại Khoa Kết giác mạc, Bệnh viện Mắt TW từ tháng 1 – 2013 đến 9 – 2013. 
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Kết quả:  nghiên cứu 65 mắt  ở  43 BN. Công suất khúc xạ  trung bình  ở  giai đoạn nhẹ, trung bình, nặng là 47,6 ± 0,26 D, 50,56 ± 1,99 D và 61,79 ± 4,42 D; độ  loạn thị  trung bình giai đoạn nhẹ, trung bình nặng là  4,78 ± 2,11 D, 4,38 ± 2,72 D và 7,47 ±  3,40 D. Đo photokeratography 
cho thấy càng giai đoạn nặng, vòng tròn trung tâm càng nhỏ, méo mó và các vòng tròn càng 
gần nhau. Tổn thương mô bệnh học khá điển hình với những mô tả trong y văn.
Kết luận: đặc điểm cận lâm sàng trên BN nghiên cứu khá điển hình và có thể dùng để chẩn đoán bệnh  ở  giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện lâm sàng.  Ở  giai đoạn muộn, khi đặc điểm lâm sàng không còn điển hình thì tổn thương mô bệnh học sẽ  giúp khẳng định chẩn đoán  ởnhững mắt được ghép giác mạc xuyên

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment