NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THỊ GIÁC LẬP THỂ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN QUÂN Y

NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THỊ GIÁC LẬP THỂ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN QUÂN Y

NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THỊ GIÁC LẬP THỂ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN QUÂN Y
Nguyễn Lê Trung1, Nguyễn Đình Ngân1
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thị giác lập thể (TGLT) của sinh viên (SV) Học viện Quân y và đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới TGLT và ý nghĩa của chúng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đánh giá TGLT bằng bảng Fly stereo acuity test trên 297 SV Hệ Đại học, Học viện Quân y. Kết quả: Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều có TGLT toàn thể. 54,5% SV đạt giá trị TGLT cục bộ tối đa 20 giây cung, 30,3% đạt giá trị 25 giây cung, 8,8% đạt 32 giâycung, 4,4% đạt 40 giây cung, 1% đạt 50 giây cung và 0,3% SV đều đạt 100, 160 và 200 giây cung. Giá trị TGLT cục bộ giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) ở nhóm cận loạn so với nhóm cận đơn thuần và chính thị. Không có sự khác biệt về giá trị này giữa SV nam và nữ cũng như giữa các độ cận khác nhau. Tuy nhiên, nhóm loạn thị trung bình có TGLT cục bộ kém nhóm loạn nhẹ (p < 0,05). Kết luận: Cần có sự chú ý về chất lượng TGLT ở nhóm SV mắc loạn thị để giúp tư vấn hướng nghiệp sau này.

Thị giác lập thể là một loại đặc biệt của quá trình nhận thức chiều sâu của thị giác hai mắt, được tạo ra do sự khác biệt về phương ngang giữa hai mắt. TGLT mô tả vị trí, hình ảnh vật trong không gian, giúpchúng ta thao tác chính xác theo không gian ba chiều. Vì vậy, TGLT có rất nhiều ýnghĩa trong cuộc sống. Rất nhiều nghề nghiệp đòi hỏi phải có TGLT tốt như: Lái xe, phi công, bác sỹ, kiến trúc sư… Trong nghề y, các công việc đòi hỏi sự chính xác như phẫu thuật nội soi, vi phẫu, nhãn khoa…, mức độ TGLT tốt là vô cùng quan trọng. Đánh giá TGLT của SV y khoa có thể là một gợi ý trong việc định hướng lựa chọn các chuyên ngành sâu sau khi tốt nghiệp đại học .

 

NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THỊ GIÁC LẬP THỂ CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN QUÂN Y

Leave a Comment