Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng và kết quả điều trị cắt polyp qua nội soi tại Bệnh viện E

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng và kết quả điều trị cắt polyp qua nội soi tại Bệnh viện E

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học polyp đại trực tràng và kết quả điều trị cắt polyp qua nội soi tại Bệnh viện E 

ĐỖ NGUYỆT ÁNH, NGUYỄN THÚY VINH
TÓM TẮT
Tổng  quan:  Kỹ thuật nội soi đại tràng  ống mềm được triển khai tại Bệnh viện E từ năm 2006, Đây là kỹ thuật giúp cho việc chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý của đại tràng ngay từ khi chưa có triệu chứng hoặc các triệu chứng trên lâm sàng chưa rõ ràng. Đặc biệt, đối với bệnh polyp đại trực tràng, cắt polyp qua nội soi là phương pháp điều trị hiệu quả cao và ít gây biến chứng. Chúng tôi tiến nghiên cứu  Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học Polyp đại trực tràng và kết quả điều trị bằng cắt polyp qua nội soi tại bệnh viện E” trong thời gian 4 năm nhằm mục tiêu:Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi, mô bệnh học của polyp đại tràng phát hiện qua nội soi tại Bệnh viện E;  Đánh 
giá kết  quả điều trị cắt polyp qua nội soi.  Phương  pháp:
Nghiên cứu  tiến  cứu, mô tả  cắt  ngang. 86 bệnh  nhânđược chẩn đoán polyp đại trực tràng,  có chỉ định cắt polyp qua nội soi  (polyp>5mm,  xét nghiệm đông máu  trong giới hạn bình thường) không có chống chỉ định, nằm nội trú cắt polyp nội soi từ 2006 đến tháng 2010 tại bệnh viện E được đưa vào nghiên cứu. Bệnh  phẩm sau cắt polyp được gửi làm GPBL Bệnh viên E. Bênh nhân được theo dõi ít nhất 01 ngày  tại bệnh viện.  Kết quả:  Triệu chứng lâm sàng và hình ảnh nội soi:  Tỷ lệ polyp đại tràng cao hơn ở nam (64%) so với nữ (36%) và cao  nhất ở nhóm tuổi và 50-69(51,2%). Các triệu chứng  cơ  năng  thường  thấy là  đau  bụng  kéo  dài(39,5%), triệu  chứng  đi  ngoài  phân  nhày máu chỉ chiếm  tỷ  lệ  thấp 10,5%. Tiền sử gia đình có ung thư hoặc polyp đại trực tràng chỉ chiếm 8,1%.  Đại tràng trái là vị trí có tỷ lệ polyp cao, trong đó nhiều nhất là ở đại tràng sigma 43,0%, sau đó  ở trực tràng chiếm 17,4%. Tỷ lệ bệnh nhân có 1 polyp đơn độc chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 76,8%. Đa số polyp có bền mặt nhẵn  ( 84,8%) và có màu hồng nhạt (90,7%), có cuống dài hoặc ngắn và có kích thước từ 0,5 đến 2cm (86%).Về giải phẫu  bệnh,  có  96,5%  là  polyp  tuyến;  Biến  chứngcủa  cắt polyp qua nội soi: Tỷ lệ biến chứng thấp. Hai biến chứng gặp phải là chảy máu 3,4% và thủng chiếm tỷ lệ 1,2%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quý Minh, Hoàng Gia Lợi (2006)  Nghiên cứu một số đặc điểm mô học của Polyp đại trực tràng , Y học thực hành, Bộ Y tế xuất bản số 6 (547), tr.12-14.
2.  Nguyễn  Tất  Thành  (2008)  Nghiên  cứu  giá  trị phương pháp nội soi phóng đại nhuộm màu Indigo carmin trong chẩn đoán các hình thái polyp đại trực tràng. Luận văn thạc sỹ y học. Học viện Quân y.
3. Nguyễn Trung Liêm, Mai Thị Hội  (2006) Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị polyp đại  trực tràng bằng nội  soi  ống  mềm  từ  07.2001  đến  07.2005,  Y  học  Việt Nam số đặc biệt chuyên đề phẫu thuật nội soi và nội soi can thiệp, tháng 2/2006, tr.455-461.
4. Nguyễn Thúy Vinh (2010)- Nghiên cứu hình ảnh nội soi,  mô  bệnh học polyp đại tràng qua cắt  polyp  nội  soi. Tạp chí Y dược Lâm sàng 108, 2010 tập 5 (6)

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment