Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính có polyp

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính có polyp

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính có polyp.Viêm mũi xoang mạn tính (VMXMT) là tình trạng viêm kéo dài trên 12 tuần xảy ra tại niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi. Đây là một trong những bệnh mạn tính phổ biến và thường gặp trong chuyên khoa Tai Mũi Họng. Theo thống kê tại Mỹ có khoảng 16%[1], tại Canada có 5%[2]dân số mắc bệnh này.Viêm mũi xoang ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đồng thời cũng là gánh nặng về kinh tế cho người bệnh và xã hội bởi các chi phí cho khám, điều trị bệnh kéo dài và hay bị tái phát.


Trong hơn hai thập kỷ qua, dựa trên những hiểu biết mới về giải phẫu, sinh lý mũi xoang, vấn đề nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của VMXMT đã được làm sáng tỏ. Chính điều này đã mang đến sự đột phá trong chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi xoang. Những vấn đề liên quan đến viêm mũi xoang như viêm mũi xoang dị ứng, polyp mũi xoang , phẫu thuật nội soi mũi xoang, tái phát polyp mũi sau điều trị…đang là vấn đề cấp bách được rất nhiều đề tài nghiên cứu.
Trước đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về polyp mũi xoang[3][4][5] và vai trò của tế bào eosinophil trong viêm mũi xoang dị ứng[6][7]. Gần đây cùng với sự phát triển của khoa học, các dụng cụ và trang thiết bị như máy nội soi, máy chụp cắt lớp vi tính, miễn dịch học, giải phẫu bệnh…đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan giữa eosinophil với viêm mũi xoang mạn có polyp. Theo nghiên cứu của Chaaban, Walsh (năm 2013) ở các nước phương Tây  sự có mặt của tế bào eosinophil chiếm 80% trong viêm mũi xoang mạn tính có polyp[8]. Ở châu Á thì tỉ lệ khác nhau giữa  các quốc gia như Hàn Quốc là 33%, Thái Lan là 11,7% …và tỉ lệ này đang có xu hướng gia tăng[8][9]. Nghiên cứu  của En-Tong Wang, Yan Zheng năm 2014 ở các nước châu Á[10]và Sun, Ouyang(2017)[11]đã đối chiếu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm mũi xoang mạn polyp có eosinophil với viêm mũi xoang mạn polyp không eosinophil. Việc xác định các dạng viêm mũi xoang mạn này và cơ chế bệnh sinh đóng vai trò rất quan trọng  trong việc đưa ra chiến lược điều trị cũng như tiên lượng cho từng dạng viêm mũi xoang mạn.
Ở Việt Nam, với khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao, nóng và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, bệnh về mũi – xoang ngày càng gia tăng và polyp mũi ngày càng nhiều. Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về viêm mũi xoang mạn tính có polyp[3][4][5][12][13]nhưng có rất ít nghiên cứu  đầy đủ để đối chiếu sự khác nhau giữa viêm mũi xoang mạn polyp có eosinophil với viêm mũi xoang mạn polyp không eosinophil. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính có polyp” nhằm hai mục tiêu sau:
1.    Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi, cắt lớp vi tính và mô bệnh học của viêm mũi xoang mạn tính có polyp.
2.    Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi,cắt lớp vi tính, mô bệnh học giữa 2 nhóm: viêm mũi xoang mạn polyp có eosinophil với viêm mũi xoang mạn polyp không eosinophil.

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG NỘI SOI MŨI XOANG    3
1.1.1. Hốc mũi    3
1.1.2. Các xoang cạnh mũi    6
1.2. SINH LÝ NIÊM MẠC MŨI XOANG    9
1.2.1. Hoạt động thanh thải lông – nhầy    9
1.2.2. Sự thông khí và sự dẫn lưu bình thường của xoang    10
1.2.3. Sự vận chuyển niêm dịch trong xoang    11
1.3.NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA PLMX    13
1.3.1. Nguyên nhân của PLMX    13
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh của PLMX    13
1.4. ĐẶC ĐIỂM MÔ HỌC CỦA PLMX    16
1.4.1. Đại thể    16
1.4.2. Vi thể    17
1.5. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VMXMPL    18
1.5.1. Triệu chứng cơ năng.    18
1.5.2. Đặc điểm nội soi    19
1.5.3. Chụp cắt lớp vi tính    20
1.6 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VMXMPL EOSINOPHIL    22
1.6.1. Triệu chứng VMXMPL eosinophil    22
1.6.2. Hình ảnh nội soi    22
1.6.3. Cắt lớp vi tính    23
1.6.4. Xét nghiệm tế bào eosinophil trong máu    24
1.6.5. Chẩn đoán VMXMPL eosinophil    25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    26
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu    26
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu    27
2.2.4. Các bước tiến hành    27
2.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ    33
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU    33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN CÓ POLYP    34
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng    34
3.1.2. Đặc điểm nội soi    42
3.1.3.  Đặc điểm cắt lớp vi tính    46
3.1.4 . Mô bệnh học PLMX    49
3.2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, CẮT LỚP VI TÍNH CỦA VMXMPL EOSINOPHIL VÀ VMXMPL KHÔNG EOSINOPHIL    51
3.2.1. Đặc điểm tuổi    51
3.2.2. Giới tính    52
3.2.3. Thời gian mắc bệnh    53
3.2.4. Liên quan bệnh hen    54
3.2.7. Triệu chứng chảy mũi    56
3.2.8. Rối loạn ngửi    56
3.2.9. Triệu chứng ngạt mũi    57
3.2.10 Triệu chứng đau nhức sọ mặt    58
3.2.12. Phân độ polyp    59
3.2.13. Điểm Lund- Mackay    59
3.2.14. Số lượng xoang bệnh tích    60
3.2.15.  Mờ khe khứu    61
3.2.16. Mờ phức hợp lỗ ngách    61
3.2.17. Tổng số tế bào eosinophil trong máu ngoại vi    62
3.2.18. Tỉ lệ phần trăm tế bào eosinophil trong máu ngoại vi    63
3.2.19. Đặc điểm biểu mô PLMX    64
3.2.20. Tỉ lệ tái phát polyp sau phẫu thuật 3 tháng    64
Chương 4: BÀN LUẬN    65
4.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, CẮT LỚP VI TÍNH VÀ MÔ BỆNH HỌC VIÊM MŨI XOANG MẠN CÓ POLYP    65
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng    65
4.1.2. Đặc điểm nội soi    71
4.1.3.  Đặc điểm cắt lớp vi tính    74
4.1.4. Đặc điểm mô bệnh học PLMX    76
4.2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI, CẮT LỚP VI TÍNH, MÔ BỆNH HỌC CỦA VMXMPL EOSINOPHIL VÀ VMXMPL KHÔNG EOSINOPHIL    77
4.2.1. Đối chiếu đặc điểm lâm sàng    77
4.2.2. Đối chiếu đặc điểm nội soi    83
4.2.3. Đối chiếu đặc điểm CLVT    84
4.2.4. Đối chiếu tế bào eosinophil trong máu    87
4.2.5. Đối chiếu đặc điểm mô bệnh  học    88
4.2.6. Đối chiếu tái phát sau phẫu thuật    89
KẾT LUẬN    90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1:     Bảng phân bố tiền sử bệnh    36
Bảng 3.2:     Triệu chứng cơ năng phụ    38
Bảng 3.3:     Triệu chứng chảy mũi    39
Bảng 3.4:     Triệu chứng ngạt mũi    39
Bảng 3.5.     Hình thái các cấu trúc trong hốc mũi qua nội soi    42
Bảng 3.6:     Đặc điểm hình dạng polyp    44
Bảng 3.7:     Vị trí polyp mũi xoang trên CLVT    46
Bảng 3.8:     Mờ phức hợp lỗ ngách    47
Bảng 3.9:    Đặc điểm biểu mô PLMX    50
Bảng 3.10:    Phân bố giới tính    52
Bảng 3.11:     Liên quan bệnh hen    54
Bảng 3.12:     Triệu chứng chảy mũi    56
Bảng 3.13:     Triệu chứng ngạt mũi    57
Bảng 3.14:     Vị  trí polyp mũi    58
Bảng 3.15:     Phân độ polyp    59
Bảng 3.16:     Mờ phức hợp lỗ ngách    61
Bảng 3.17:     Biểu mô PLMX    64
Bảng 3.18:     Tái phát polyp sau phẫu thuật    64
Bảng 4.1:     So sánh giới tính với các nghiên cứu trước đó    65


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1:     Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi    34
Biểu đồ 3.2:     Phân bố bệnh nhân theo giới    35
Biểu đồ 3.3:     Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh    35
Biểu đồ 3.4:     Lý do khám bệnh    36
Biểu đồ 3.5:     Triệu chứng cơ năng    37
Biểu đồ 3.6:     Rối loạn ngửi    40
Biểu đồ 3.7:     Các vị trí đau nhức sọ mặt    41
Biểu đồ 3.8:     Vị trí polyp mũi xoang    43
Biểu đồ 3.9:     Phân độ polyp    43
Biểu đồ 3.10:     Hướng phát triển của polyp    45
Biểu đồ 3.11:     Số xoang có bệnh tích    46
Biểu đồ 3.12:     Mờ khe khứu    47
Biểu đồ 3.13:     Mô bệnh học PLMX    49
Biểu đồ 3.14:     Phân bố tuổi    51
Biểu đồ 3.15:     Thời gian mắc bệnh    53
Biểu đồ 3.16:     Liên quan viêm mũi dị ứng    54
Biểu đồ 3.17:     Tổng điểm VAS    55
Biểu đồ 3.18:     Rối loạn ngửi    56
Biểu đồ 3.19:     Triệu chứng đau nhức sọ mặt    58
Biểu đồ 3.20:     Điểm Lund- Mackay    59
Biểu đồ 3.21:     Số lượng xoang bệnh tích    60
Biểu đồ 3.22:     Mờ khe khứu    61
Biểu đồ 3.23:     Tổng số tế bào eosinophil trong máu    62
Biểu đồ 3.24:     Tỉ lệ phần trăm tế bào eosinophil trong máu    63
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1     Thành ngoài hốc mũi     4
Hình 1.2.     Phức hợp lỗ ngách    5
Hình 1.3.     Sơ đồ xoang hàm và lỗ thông xoang    6
Hình 1.4.     Các xoang cạnh mũi     8
Hình 1.5.     Vận chuyển niêm dịch trong xoang hàm    11
Hình 1.6.     Sơ đồ dẫn lưu của các xoang     12
Hình 1.7.     Polyp mũi    16
Hình 1.8.     PL nhiều tế bào eosinphil    17
Hình1.9:     PL viêm mạn tính nhiều lympho bào    18
Hình 1.10.     Polyp trong xoang hàm phải, xoang hơi cuốn giữa trái    21
Hình 1.11.     Polyp trong hốc mũi lồi lên ở phần dưới đám mờ    21
Hình 1.12     (A)Polyp mũi eosinophil (B)Polyp mũi không eosinophil    23
Hình 1.13.     (A,C): VMXMPL eosinophil, bệnh tích chủ yếu sàng trước và sau 2 bên; (B,D):VMXMPL không eosinophil, bệnh tích chủ yếu ở sàng trước và xoang hàm    24
Hình 2.1:     (A)Hình ảnh vi thể Polyp eosinophil và (B) Polyp  không eosinophil     32
Hình 3.1:     Polyp eosinophil    44
Hình 3.2:     Polyp không eosinophil    45
Hình 3.3:     Polyp1 bên    48
Hình 3.4:     PL hai bên    48
Hình 3.5:     Mờ khe khứu 2 bên     48
Hình 3.6:     Mờ PHLN 2 bên     48
Hình 3.7:     PL eosinophil    49
Hình 3.8:     PL viêm     50

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment