Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Trầm Cảm Khởi Phát Ở Người Cao Tuổi
Luận án Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Trầm Cảm Khởi Phát Ở Người Cao Tuổi.Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, kiến thức và các dịch vụ y tế…., quần thể người cao tuổi ngày càng chiếm một tỷ lệ cao trong dân số, nhất là ở các nước đang phát triển (8 -11% dân số) [1]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1950 trên thế giới có khoảng 214 triệu người cao tuổi, đến năm 1990 đã có khoảng trên 500 triệu người [2]. Uớc tính đến 2025 sẽ có 1121 triệu người cao tuổi. Sự gia tăng dân số người cao tuổi diễn ra rõ rệt nhất ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh. Các châu lục này hiện nay có khoảng 250 triệu người cao tuổi, nhưng đến 2025 sẽ tăng đến 800 triệu người[3].
Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Trầm Cảm Khởi Phát Ở Người Cao Tuổi.Trầm cảm là một rối loạn hay gặp trong thực hành tâm thần học cũng như trong thực hành đa khoa. Theo WHO và nhiều tác giả có từ 3 đến 5% dân số trên thế giới (khoảng 200 triệu người) có các triệu chứng trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Hơn nữa, người ta còn thấy tỷ lệ tái phát của trầm cảm là 50% đến 80% các trầm cảm đơn cực và cao hơn nữa ở rối loạn cảm xúc lưỡng cực….Khoảng 45% – 70% những người tự sát có rối loạn trầm cảm và 15% số bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát[4][5]. Trầm cảm là những
rối loạn thường gặp nhất trong các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi. Theo Kohn R, rối loạn trầm cảm trong quần thể dân cư là 5,6% song rối loạn trầm cảm người cao tuổi ở cộng đồng là 10,7%[6][7].
Ở người cao tuổi sự thoái hóa của các tế bào não, sự già hóa của các cơ quan trong cơ thể, các bệnh cơ thể, các bệnh cơ hội cùng lúc có nhiều trên một người già…, Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Trầm Cảm Khởi Phát Ở Người Cao Tuổi kết hợp với các sang chấn tâm lý có thể do môi trường, xã hội làm cho rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi có nhiều nét đặc thù riêng khác hẳn so với các lứa tuổi trẻ. Bên cạnh các triệu chứng hay gặp như khí sắc trầm, giảm năng lượng, dễ mệt mỏi thì còn có các biểu hiện khác gồm các biểu hiện cơ thể như các triệu chứng về cơ xương khớp,2 tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh chức năng nhiều khi lại nổi trội, che mờ các triệu chứng của rối loạn trầm cảm. Thêm nữa đồng hành với các triệu chứng của trầm cảm thường là các rối loạn lo âu[8][9].
Thực tế việc chẩn đoán trầm cảm ở người cao tuổi thường là khó và hay bị bỏ qua, dẫn đến hơn 90% người cao tuổi có các biểu hiện trầm cảm mà không được chẩn đoán và điều trị thoả đáng[10][11]. Theo Robert M. Kok,Thea J (2005)chỉ có 12% – 15% người cao tuổi có rối loạn trầm cảm được thầy thuốc đa khoa chữa trị và khoảng 0,2% trong số họ được các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần chăm sóc [12]. Khó khăn là do nhiều thầy thuốc, bệnh nhân và gia đình vẫn xem các triệu chứng của trầm cảm là một biểu hiện bệnh lý nội khoa nào đó mà không đến với thầy thuốc tâm thần. Ngoài ra ở người cao tuổi trầm cảm còn có nhiều biểu hiện suy giảm nhận thức, nên rất khó phân biệt với mất trí trên lâm sàng[13].
Ở Việt Nam, cho đến nay trong lĩnh vực tâm thần học chưa có một công trình nào nghiên cứu, chuyên sâu và có hệ thống các đặc trưng rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi. Chúng tôi tập trung vào nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và điều trị các rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi này, với hy vọng sẽ giúp tăng cường hơn nữa chất lượng chẩn đoán và điều trị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi.
2. Đánh giá các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở nhóm tuổi này.
3. Nhận xét về điều trị trầm cảm ở người cao tuổi
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Trầm Cảm Khởi Phát Ở Người Cao Tuổi
1. Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Kim Việt (2011). Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi, Tóm tắt báo cáo, Hội nghị khoa học nghiên cứu sinh lần thứ XVII, tr. 42.
2. Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Kim Việt (2010). Bước đầu nhận xét điều trị trầm cảm ở người già tại viện sức khỏe tâm thần, Tóm tắt báo cáo, Hội nghị khoa học nghiên cứu sinh lần thứ XVI, tr. 94.
3. Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (2014). Các yếu tố liên quan phát sinh trầm cảm người cao tuổi, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 415 tháng 2 – số 1, tr. 25-29.
4. Nguyễn Văn Dũng (2014). Đặc điểm các biểu hiện hoang tưởng trong rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 415 tháng 2 – số 1, tr. 72-76.
5. Nguyễn Văn Dũng (2011). Đặc điểm các triệu chứng cơ thể trong trầm cảm người cao tuổi, Tạp chí Y học thực hành, số 8 (778), tr. 110-114.
6. Nguyễn Văn Dũng (2011). Đặc điểm rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm người cao tuổi, Tạp chí Y học thực hành, số 5 (764), tr. 144-147
Nguồn: https://luanvanyhoc.com