NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LÁC NGOÀI THỨ PHÁT Ở NGƯỜI LỚN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2011-2012
LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LÁC NGOÀI THỨ PHÁT Ở NGƯỜI LỚN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2011-2012
Lác mắt là sự lệch trục thị giác của mắt, dẫn đến rối loạn thị giác hai mắt (TG2M) [4], [5]. Đây là một bệnh phá phổ biến chiếm khoảng 2 – 4% trong dân số, bệnh gây ra sự rối loạn vận nhãn và tổn hại chức năng thị giác. Lác được chia thành 2 loại chính là lác đồng hành (lác cơ năng) và lác liệt (lác bất đồng hành) [5], [2], [35].
Lác thứ phát ở người lớn là một thể loại lác cơ năng xuất hiện sau một bệnh về mắt gây ra do làm vẩn đục các môi trường quang học như đục TTT, sẹo đục giác mạc, teo thị thần kinh, tổn hại hoàng điểm, ung thư võng mạc, bệnh Toxoplasma, do chấn thương, do tật khúc xạ như: cận thị nặng, viễn thị làm lệch khúc xạ 2 mắt nhiều, một số yếu tố kích thích sự nhìn gần lâu dài [5], [2]. Lác thứ phát cũng có thể xảy ra sau khi mắt đã phẫu thuật lác hoặc một số các phẫu thuật ở bán phần trước nhãn cầu: đã mổ lác một lần, mổ glocom, mổ bong võng mạc. .. Các hình thái của lác cơ năng gồm có: lác trong, lác ngoài, lác đứng và một số hội chứng đặc biệt trong đó lác trong và lác ngoài là phổ biến nhất [2], [9]. Lác ngoài có đặc điểm chung khác với lác trong là thường xuất hiện chậm(sau 7-8 tuổi), lác không thường xuyên do đó mà thị lực thường khá, thị giác hai mắt tốt, ít bị rối loạn. Các hình thái lác ngoài bao gồm: lác ngoài do phân bố thần kinh, lác ngoài từng lúc, lác ngoài thường xuyên, mỗi hình thái có một đặc điểm khác nhau nhưng nói chung thường là lác luân phiên và độ lác khá cao (30 đến 40 độ) [4], [5], [2], [35]. Lác cơ năng ở người lớn có đặc điểm là thường bị nhược thị nhiều, độ lác lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt của người bệnh cũng như ám ảnh về mặt tâm lý xã hội [14], [35].
Việc điều trị lác nói chung là nhằm ba mục đích chính: điều trị nhược thị, phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu và điều trị chỉnh thị, phục hồi thị giác hai mắt (TG2M), điều trị lác thứ phát gồm 2 bước chính: điều trị bằng phẫu thuật điều trị chỉnh thị. Việc phẫu thuật nhằm hai mục đích: một là đem lại thẩm mỹ cho người bệnh, hai là bước tạo tiền đề cho kết quả điều trị phục hồi TG2M. Khi đạt được TG2M thì cân bằng vận nhãn sẽ ổn định và giảm tỷ lệ nhược thị tái phát, do đó giảm tỷ lệ tái phát sau mổ. Điều trị phẫu thuật cho BN lác thứ phát không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi, từ khâu thăm khám, đánh giá độ lác, đánh giá tổn thương cũ như: xác định các cơ đã được can thiệp, sẹo dính quanh cơ cần can thiệp, định lượng và thay đổi chỉ định trên bàn mổ, xử lý chỗ bám của cơ…tất cả những vấn đề nêu trên luôn được đặt ra cho phẫu thuật viên, nếu không được chuẩn bị tốt thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Điều trị lác là rất cần thiết vì nó phục hồi thị giác hai mắt và thị giác ở mắt bị lác, đồng thời mang lại thẩm mỹ cho người bệnh, loại bỏ được những ám ảnh về mặt tâm lý xã hội ngay cả khi thị lực không còn nhiều. Phẫu thuật lác ở người lớn hiện nay được cho rằng không phải chỉ là điều trị để đáp ứng thẩm mỹ mà nó còn có tác dụng làm phục hồi nhiều vấn đề về chức năng thị giác đặc biệt là TG2M [8], [15], [16], [28], [32]. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh học và điều trị lác cơ năng ở người lớn, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu đầy đủ về lác ngoài thứ phát (LNTP) ở Việt Nam, do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của lác ngoài thứ phát ở người lớn.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật lác ngoài thứ phát ở người lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.Vũ Tuấn Anh (2001), “Nghiên cứu sử dụng máy Synoptophore trong chẩn đoán lác cơ năng”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
2.Phan Dẫn (2004), “Nhãn khoa giản yếu tập 2”, NXB Y học, Hà Nội, tr. 179 – 218.
3.Lê Ngọc Khanh (2004), “Nghiên cứu phẫu thuật gấp cơ trực trong điều trị lác ngang cơ năng”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4.Khauv Phara (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng lác cơ năng phân kỳ và kết quả điều trị phẫu thuật”, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
5.Nguyễn Xuân Nguyên (1972),”Nhãn khoa tập 2”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 195-242.
6.Trịnh Bích Ngọc (1999), “Nghiên cứu điều trị lác cơ năng có độ lác không ổn định”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
7.Hà Huy Tài (1995), “Nhược thị”, Cẩm nang nhãn khoa thực hành, Dịch từ “Office and Emergency room – Diagnostic and treatment ò eye disease” của Friedberg M.A, tr. 209 – 211.
8.Phạm Văn Tần (1998), “Điều trị phục hồi thị giác hai mắt trong phức hợp điều trị lác cơ năng”, Luận văn tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
9.Hà Huy Tiến (1970), “Tình hình bệnh lác mắt ở trẻ em”, Nhãn khoa – Tài liệu nghiên cứu số 1, tr. 32 – 34.
10.Hà Huy Tiến, Phạm Ngọc Bích (1970), “Vấn đề định lượng trong phẫu thuật lác qua kết quả của 608 trường hợp mổ lác cơ năng”, Nhãn khoa – Tài liệu nghiên cứu số 1, tr. 110 – 120.
TIẾNG ANH
11.Ball A., Drummond G.T., Pearce W.G. (1993), “Unexpected stereoacuity following surgical correction of long – standing horizontal strabismus”, Can J Ophthalmol, 28 (50, pp. 217 – 220.
12.Billson F.A. (1995), “Accuracy in strabismus surgery”, Br J Ophthalmol, 79.
13.Broniarczyk – Loba A., Nowakowska O., Latecka – Krajewska B. (1995), “Results of strabismus surgery in adolescents and adults: consmetic or functional recovery?”, Klin Oczma, 97 (3-4), pp. 68 – 71.
14.Burke J.P., Leach C.M., Davis H. (1997), “Psychosocial implications of strabismus surgery in adults”, J Pediatr Ophthalmol Strabismus, 34 (3), pp. 159 – 164.
15.Fawcett S.L. (2005), “Disruption and reacquisition of binocular vision in childhood and in adulthood”, Ophthalmology, 16 (5), pp. 298 – 302.
16.Fawcett S.L., Felius J., Stager D.R. (2004), “Predictive factors underlying the restoration of macular binocular vision in adults with acquired strabismus”, JAAPOS, 8 (5), pp. 439 – 444.
17.Fawcett S.L., Stager D.R., Felius J. (2004), “Factors influencing stereoacuity outcomes in adults with acquired strabismus”, AJO, 138 (6), pp. 931 – 935.
18. Gunter K., Von Noorden (1983), “Anatomy and physiology of extraocular muscles”, Atlas of Strabismus, Mosby, pp. 1 – 27.
19.Hertle R.W. (1998), “Clinical characteristics of surgically treated adult strabismus”, J Pediatr Ophthalmol Strabismus, 35 (30, pp. 138 – 145.
20.Kanski J.J. (1997), “Principles of strabismus surgery”, Clinical Ophthalmology, (3), pp. 440 – 451.
21.Kushner B.J. (2002), “Intractable diplopia affter strabismus surgery in adults”, Arch Ophthalmol, 120 (11), pp. 1498 – 1504.
22.Kushner B.J., Morton G.V. (1992), “Postoperative binocularity in adults with long – standing strabismus”, Ophthalmology, 99 (3), pp. 316 – 319.
23.Lal G., Holmes J.M. (2002), “Postoperative stereoacuity following realignment for chronic acquired strabismus in adults”, JAAPOS, 6 (4), pp. 233 – 237.
24.Mets M.B., Cynthia B., Anne B. (2004), “Binocularity following surgical correction of strabismus in adults”, JAAPOS, 8 (5), pp. 435 – 438.
25.Mills M.D., Coats D.K., Donahue S.P., Wheeler D.T. (2004), “Strabismus surgery for adults”, Ophthalmology, 111 (6), pp. 1255 – 1262.
26.Morris R.J., Scott W.E., Dickey C.F. (1993), “Fusion after surgical alignment of longstanding strabismus in adults”, Ophthalmology, 100 (1), pp. 135 – 138.
27.O’Neal T., Rosenbaum A.L., Stathacopoulos R.A. (1995), “Distance stereo acuity improvement in intermittent exotropic patients following strabismus surgery”, J Pediatr Ophthalmol Strabismus, 32, pp. 353 – 357.
28.Pratt – Johnson J.A. (1988), “Fusion ability lost and regained in visual adults”, Graefe Arch Clin Exp Ophthalmol, 226, pp. 111 – 112.
29.Rosenbaum A.L. (1999), “The goal of adult strabismus surgery is not cosmetic”, Arch Ophthalmol, 117 (2), pp. 250.
30.Skorkovska S., Maskova Z. (1996), “Binocular vision after strabismus surgery in adulthood”, Cesk Slov Oftalmol, 52 (4), pp. 258 – 262.
31.Summers G., Metz S.H. “Fundamentals of strabismus surgery”, Ocular motility, (4), pp. 1 – 3.
32.Umazume F., Ohtsuki H., Hasebe S. (1997), “Predictors of postoperative binocularity in adult strabismus”, Jpn J Ophthalmol, 41 (6), pp. 414 – 421.
TIẾNG PHÁP
33.Bérard P.V., Vidal morris michel D., Reydi R., (1980) ”Traitement chirurgical du strabisme divergent” Ann. Thér. Et Clin. Opt. Vol XXXI, 127-137.
34.Delanglade.D. et coll. (1979) “Les surcorrection chirurgicales dan les exotropies”, J. Fr. Orthoptique, 214-218.
35.Lang J., (1981) “Strabisme”, Ed. Hans Huber, Berne, Suisse, 25, 98, 99, 124, 177.
36.Pigassou R., Albouy. (1980) “ Les facteurs qui interviennent dans la déviation strabique, leurs conséquences sur le protocol opératoire”, Les cahiers de l orthoptie, No 3, 219-230.
MỤC LỤC
Đặt vấn đề1
Chương 1: Tổng quan3
1.1. Vài nét về giải phẫu và sinh lý vận nhãn3
1.1.1. Giải phẫu các cơ vận nhãn 3
1.1.2. Sự chi phối thần kinh của các cơ vận nhãn4
1.1.3. Sinh lý vận nhãn4
1.1.4. Chức năng của các cơ vận nhãn 4
1.1.5. Các định luật vận nhãn 5
1.2. Các phương pháp khám và chẩn đoán lác5
1.2.1. Chẩn đoán lác5
1.2.2. Đo thị lực và phát hiện nhược thị8
1.2.3. Đánh giá thị giác hai mắt8
1.2.4. Khám vận động nhãn cầu9
1.2.5. Đo điểm cận qui tụ9
1.3. Lác ngoài thứ phát9
1.3.1. Định nghĩa9
1.3.2. Các nguyên nhân 9
1.3.3. Đặc điểm lâm sàng10
1.3.4. Chẩn đoán phân biệt11
1.3.5. Điều trị11
1.4. Điều trị phẫu thuật lác ngoài ở người lớn:11
1.4.1. Phương pháp phẫu thuật11
1.5. Tình hình điều trị LNTP trên Thế giới và Việt Nam14
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu16
2.1. Đối tượng nghiên cứu16
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn16
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ16
2.2. Phương pháp nghiên cứu16
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu16
2.2.2. Cỡ mẫu17
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu17
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu17
2.2.5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu18
Chương 3: Kết quả nghiên cứu28
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nhóm nghiên cứu28
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi và giới28
3.1.2. Các nguyên nhân gây ra lác29
3.1.3. Đặc điểm về các các biến chứng trong và sau mổ30
3.1.4. Thị giác hai mắt trước phẫu thuật30
3.1.5. Thị lực mắt lác trước phẫu thuật31
3.1.6. Đặc điểm về độ lác32
3.1.7. Kết quả điều trị bằng phẫu thuật và các yếu tố liên quan32
Chương 4: Bàn luận45
4.1. Đặc điểm chung45
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi, giới45
4.1.2. Đặc điểm về nguyên nhân gây ra lác45
4.1.3. Đặc điểm về các biến chứng trong mổ46
4.1.4. Tình trạng thị giác hai mắt46
4.1.5. Đặc điểm về thị lực của mắt lác47
4.1.6. Đặc điểm về độ lác47
4.2. Kết quả điều trị bằng phẫu thuật48
4.2.1. Phương pháp phẫu thuật48
4.2.2. Kết quả điều trị lệch trục nhãn cầu theo thời gian49
4.2.3. Tình trạng vết mổ50
4.2.4. Tình trạng mắt lác 51
4.2.5. Khó khăn trong phẫu thuật52
4.2.6. Kết quả về song thị sau phẫu thuật53
Kết luận54
Kiến nghị56
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Định lượng với lác phân kỳ (mổ 2 mắt)13
Bảng 1.2. Định lượng với lác phân kỳ(mổ 1 mắt)13
Bảng 3.1. Liên quan giữa tuổi và giới28
Bảng 3.2. Các nguyên nhân gây ra lác29
Bảng 3.3. Các biến chứng30
Bảng 3.4. Thị giác hai mắt trước phẫu thuật30
Bảng 3.5. Thị lực mắt lác trước phẫu thuật31
Bảng 3.6. Đặc điểm về độ lác32
Bảng 3.7. Phương pháp phẫu thuật32
Bảng 3.8.Kết quả điều trị lệch trục nhãn cầu theo thời gian33
Bảng 3.9. Biến chứng trong phẫu thuật35
Bảng 3.10. Biến chứng sau phẫu thuật35
Bảng 3.11. Tình trạng vết mổ theo thời gian36
Bảng 3.12. Tình trạng mắt lác (đã chỉnh kính) theo thời gian37
Bảng 3.13. Độ lác tồn dư sau phẫu thuật39
Bảng 3.14. Tình trạng thị giác 2 mắt sau mổ theo thời gian39
Bảng 3.15.Mức độ khó khăn trong khi mổ40
Bảng 3.16. Sự thay đổi chỉ định trong khi mổ41
Bảng 3.17. Liên quan giữa mức độ khó khăn khi bộc lộ cơ và tiền sử PT41
Bảng 3.18. Hết song thị sau mổ theo thời gian:43
Bảng 3.19. Liên quan giữa kết quả PT và thời gian hết song thị sau mổ:43
Bảng 4.1. So sánh độ lác với một số tác giả47
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bệnh nhân theo giới28
Biểu đồ 3.2. Kết quả điều trị lệch trục nhãn cầu theo thời gian34
Biểu đồ 3.3. Tình trạng vết mổ theo thời gian36
Biểu đồ 3.4. Tình trạng mắt lác (đã chỉnh kính) theo thời gian38
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật theo thời gian49
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bám tận của các cơ thẳng3
Hình 1.2. Bám tận của các cơ chéo3
Hình 1.3.Mặt phẳng Listing4
Hình 2.1. Rút ngắn cơ trực trong.21
Hình 2.2. Lùi cơ trực ngoài ra sau, khâu cơ vào củng mạc song song vị trí bám cũ.22
Hình 2.3. Lùi cơ trực ngoài theo phương pháp vòng quai22
Hình 2.4. Cắt buông cơ chéo bé23
Hình 2.5. Di thực cơ chéo bé ra trước24
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất