NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC SINH MẠCH TÁN TỚI THỂ TRẠNG CHUNG VÀ CHỨC NĂNG GAN, THẬN TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC SINH MẠCH TÁN TỚI THỂ TRẠNG CHUNG VÀ CHỨC NĂNG GAN, THẬN TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC SINH MẠCH TÁN TỚI THỂ TRẠNG CHUNG VÀ CHỨC NĂNG GAN, THẬN TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Nguyễn Vinh Quốc*; Trần Công Trường*
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu độc  tính cấp  và  ảnh hưởng  của thuốc Sinh mạch tán (SMT) tới thể trạng  chung,  thể  trọng  và  chức  năng  gan,  thận  thỏ  thực  nghiệm. Phương  pháp  nghiên  cứu: đánh  giá  độc  tính  cấp  của  thuốc  trên  chuột  nhắt  trắng  theo  phương  pháp  Litchfield  -Wilcoxon; thuốc SMT dạng cốm tan  liều 0,9 g/kg thể  trọng/ngày và 2,7 g/kg thể  trọng/ngày trên  thỏ  (tương đương liều lâm sàng và gấp 3 liều lâm sàng) liên tục trong thời gian 4 tuần bằng  đường uống, thông qua theo dõi thể trạng chung, thể trọng thỏ, một số chỉ tiêu xét nghiệm chức  năng gan, thận thỏ  thực nghiệm. Kết quả: thuốc SMT khi dùng liều cao nhất (75 g/kg) chưa  thể hiện độc tính cấp trên  chuột nhắt trắng, do vậy chưa xác định được liều LD
50  của thuốc thử. 
Thuốc  không  ảnh hưởng tới  chức năng gan thông qua xét nghiệm AST, ALT, bilirubin toàn phần,  cholesterol toàn phần và chức năng thận thông qua xét nghiệm ure, creatinin  tại các thời điểm  trước và sau 4 tuần uống thuốc.  Kết luận:  thuốc SMT không thể  hiện độc tính cấp, không  ảnh  hưởng tới thể trạng chung, thể trọng và chức năng gan, thận thỏ thực nghiệm.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment