Nghiên cứu hình thái lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh gãy xương chính mũi và đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi

Nghiên cứu hình thái lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh gãy xương chính mũi và đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi

Luận văn thạc sĩ y học Nghiên cứu hình thái lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh gãy xương chính mũi và đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi.Xương chính mũi (XCM) có cấu trúc gồm hai mảnh xương dẹt, dày ở trên và mỏng ở dưới, XCM cùng với mỏm trán xương hàm trên và phần mũi của xương trán khớp với nhau để tạo nên khung xương của tháp mũi-là phần nằm ở giữa và nhô cao nhất trên khuôn mặt mỗi người, ảnh hưởng đáng kể đến hình dáng, sự hài hòa thẩm mỹ của mặt và chức năng hô hấp, khứu giác, phát âm của hốc mũi [1].
Do có cấu trúc và nằm ở một vị trí đặc biệt như vậy nên XCM là bộ phận rất dễ bị chấn thương, tỷ lệ gãy xương chính mũi (GXCM) cao thứ 3 trong các trường hợp gãy xương, sau xương đòn và xương cẳng tay [2], gần 40% các trường hợp gãy xương trên khuôn mặt liên quan đến xương chính mũi [3].

Gãy xương chính mũi đơn thuần là tình trạng XCM bị rạn, gãy một phần hoặc toàn bộ với các kiểu gãy và đường gãy khác nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động, gây ra các triệu chứng như chảy máu mũi, ngạt mũi, biến dạng tháp mũi, sưng nề, bầm tím. GXCM được chẩn đoán xác định dựa trên các triệu chứng lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Thông thường khi bị gãy xương chính mũi, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng đến phần vách ngăn mũi, đã có báo cáo chỉ ra rằng 90% các GXCM có kèm theo tổn thương vách ngăn [4].
GXCM tuy ít nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không xử lý kịp thời và đúng đắn sẽ để lại di chứng dị hình tháp mũi mắc phải ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ, bắt buộc phải phẫu thuật để chỉnh hình [5].
GXCM khi phối hợp với các chấn thương khác (chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, chấn thương mắt…) phải đặc biệt chú ý vì rất dễ bị bỏ qua  [6], [7] và việc điều trị GXCM cần có sự phối hợp của các chuyên khoa này.
Hiện nay cùng với quá trình phát triển của xã hội, các hoạt động của con người ngày càng trở nên phong phú. Các loại phương tiện giao thông tốc độ cao ngày càng nhiều, sự phát triển của các môn thể thao, sự gia tăng của bạo lực… làm cho các chấn thương nói chung và GXCM nói riêng thường xuyên xảy ra và phức tạp hơn, gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ em nguyên nhân do thể thao là nhiều nhất, còn người lớn đa phần là do đánh nhau [8], trong khi việc điều trị GXCM vẫn còn gây nhiều tranh cãi [9]. Trước tình hình đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
Nghiên cứu hình thái lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh gãy xương chính mũi và đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả hình thái lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của gãy xương chính mũi đơn thuần.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    3
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU    3
1.1.1. Ở nước ngoài    3
1.1.2. Ở Việt Nam    4
1.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ MŨI    7
1.2.1. Giải phẫu mũi    7
1.2.2. Liên quan của mũi với các cơ quan lân cận    10
1.2.3. Chức năng sinh lý của mũi    11
1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI    12
1.3.1. Nguyên nhân    12
1.3.2. Cơ chế GXCM    13
1.3.3. Tổn thương bệnh lý    14
1.3.4. Đặc điểm tiến triển của GXCM    15
1.4. TRIỆU CHỨNG VÀ CHẨN ĐOÁN    15
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng    15
1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng    18
1.4.3. Biến chứng    19
1.4.4. Chẩn đoán    20
1.5. XỬ TRÍ    21
1.5.1. Gãy xương chính mũi kín:    21
1.5.2. GXCM hở    24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ    26
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu    26
2.2.2. Thông số nghiên cứu    27
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu    29
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu    30
2.2.5. Các bước tiến hành    30
2.2.6. Phương pháp thu thập xử lý số liệu    30
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu    30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    31
3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH CỦA GXCM    31
3.1.1. Dịch tễ học    31
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của GXCM    34
3.1.3. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh của GXCM    38
3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ    41
3.2.1. Thời gian từ khi chấn thương đến khi tiến hành phẫu thuật    41
3.2.2.Các phương pháp vô cảm    41
3.2.3. Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng tại bệnh viện    42
3.2.4. Các phương pháp điều trị nội khoa phối hợp    43
3.2.5. Thời gian điều trị tại bệnh viện    44
3.2.6. Đánh giá kết quả chung sau khi ra viện từ 3 đến 6 tháng    44
3.2.7. Đánh giá kết quả về chức năng thở    45
3.2.8. Đánh giá kết quả về chức năng ngửi    46
3.2.9. Đánh giá kết quả về thẩm mỹ    47
3.2.10. Biến chứng sau phẫu thuật    47
3.2.11. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân    47
Chương 4: BÀN LUẬN    48
4.1. NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH CỦA GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI    48
4.1.1. Dịch tễ học    48
4.1.2.  Hình thái lâm sàng GXCM    51
4.1.3. Chẩn đoán hình ảnh    55
4.2. ĐIỀU TRỊ GXCM    56
4.2.1. Xử trí ban đầu    56
4.2.2. Thời gian từ khi chấn thương đến khi tiến hành phẫu thuật    57
4.2.3 Các phương pháp điều trị GXCM    58
4.2.4. Thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện    59
4.2.5. Đánh giá kết quả điều trị    60
KẾT LUẬN    62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

    

Bảng 3.1.     Thời gian từ khi chấn thương đến khi vào viện    33
Bảng 3.2.     Đặc điểm địa dư    33
Bảng 3.3.     Tình trạng bệnh nhân tại thời điểm xảy ra chấn thương    34
Bảng 3.4.     Tình hình sơ cứu trước khi vào viện    35
Bảng 3.5.     Triệu chứng nội soi mũi    38
Bảng 3.6.     Phân loại GXCM dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh    39
Bảng 3.7.     Các phương pháp điều trị nội khoa phối hợp    43
Bảng 3.8.     Kết quả về chức năng thở    45
Bảng 3.9.     Kết quả về chức năng ngửi    46
Bảng 3.10.     Kết quả về thẩm mỹ    47

 

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.     Phân bố theo nhóm tuổi    31
Biểu đồ 3.2.     Phân bố bệnh nhân theo giới    32
Biểu đồ 3.3.     Phân bố bệnh nhân theo nghề    32
Biểu đồ 3.4.     Phân bố bệnh nhân theo nguyên nhân    34
Biểu đồ 3.5.     Triệu chứng cơ năng của GXCM    35
Biểu đồ 3.6.     Triệu chứng thực thể của GXCM    36
Biểu đồ 3.7.     Tỷ lệ chụp phim X-Quang    38
Biểu đồ 3.8.     Thời gian từ khi chấn thương đến khi tiến hành phẫu thuật    41
Biểu đồ 3.9.     Các phương pháp vô cảm    41
Biểu đồ 3.10. Các phương pháp phẫu thuật áp dụng tại bệnh viện    42
Biểu đồ 3.11. Thời gian điều trị tại bệnh viện    44
Biểu đồ 3.12. Đánh giá kết quả chung sau ra viện từ 3 đến 6 tháng    44


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.     Giải phẫu tháp mũi      7
Hình 1.2.     Giải phẫu thành trong hốc mũi      8
Hình 1.3.     Giải phẫu thành ngoài hốc mũi    9
Hình 1.4.     Gãy xương chính mũi với lực tác động từ trái sang phải    13
Hình 1.5.     Các hình thái chấn thương tháp mũi    14
Hình 1.6.     Nâng xương chính mũi bằng bay    22
Hình 1.7.     Các dụng cụ nắn tháp mũi    23
Hình 1.8.     Nắn kín trong GXCM với dụng cụ Asch    24
Hình 3.1:     Biến dạng sống mũi  (Nhìn thẳng) trong GXCM    37
Hình 3.2:     Sưng nề bầm tím trong GXCM    37
Hình 3.3:    Biến dạng sống mũi  (Nhìn nghiêng) trong GXCM    37
Hình 3.4:     Vết thương hở trong GXCM    37
Hình 3.5:     Hình ảnh GXCM loại IIBs trên phim CLVT    40
Hình 3.6:     Hình ảnh GXCM loại IIB trên phim CLVT    40
Hình 3.7:    Hình ảnh GXCM trên phim mũi nghiêng    40
Hình 3.8:     BN NXCM đơn thuần    42
Hình 3.9:     BN NXCM+CHVN    42
Hình 3.10:     BN NXCM+CHVN+Khâu VT hở    43
Hình 3.11:     BN khám lại sau 5 tháng    45
Hình 3.12:     Khám lại chức năng thở cho BN sau 3 tháng    46
Hinh 3.13:     Kết quả nội soi mũi sau 5 tháng    46
Hình 3.14:     BN khám lại sau 3 tháng    47

Nghiên cứu hình thái lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh gãy xương chính mũi và đánh giá kết quả điều trị gãy xương chính mũi

Leave a Comment