Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ sao chép gen GAS5 với lâm sàng, giải phẫu bệnh và kết quả sau mổ ung thư biểu mô dạ dày
Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ sao chép gen GAS5 với lâm sàng, giải phẫu bệnh và kết quả sau mổ ung thư biểu mô dạ dày.Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong 5 bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới. Năm 2018, ước tính có hơn một triệu trường hợp mới mắc, chiếm 5,7% tổng số các loại ung thư và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba, với gần 783.000 trường hợp [1],[2].
Hàn quốc là nước có tỷ lệ UTDD cao nhất, với tỷ suất mới mắc chuẩn hóa theo tuổi ở nam là 57,8/100.000 và 23,5/100.000 ở nữ. Tại Mỹ, năm 2014 có22.220 trường hợp mới mắc và 10.990 ca tử vong [1],[2],[3]. Việt Nam xếp thứ 10 trên tổng số 20 quốc gia có tỷ lệ UTDD cao nhất, với tỷ suất mới mắc chuẩn hóa theo tuổi cho cả 2 giới là 15,9/100.000 dân và tỷ lệ tửvong là 14/100.000 dân [4],[5].
Tiên lượng ung thư dạ dày đã được cải thiện đáng kể trong vài chục năm gần đây nhờ vào việc chẩn đoán sớm và điều trị phẫu thuật triệt căn. Tuy nhiên tỷ lệ sống thêm 5 năm sau mổ vẫn chưa đến 30%, hầu hết các bệnh nhân được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển [6],[7].
Theo Trịnh Hồng Sơn [8], chưa tới 15% số bệnh nhân UTDD được phát hiện ở giai đoạn sớm. Wang W [9] nhận thấy 62% bệnh nhân đã ở giai đoạn IIIvà IV. Tỷ lệ sống 5 năm sau mổ của các bệnh nhân ở giai đoạn IA và IB là 91,9% và 85,1% chỉ còn khoảng 15% khi bệnh đã ở giai đoạn IV.
Gần đây, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu sinh bệnh học ung thư ở mức phân tử, nhằm phát hiện các dấu ấn sinh học mới, đặc hiệu, giúp chẩn đoán sớm, theo dõi và tiên lượng bệnh. Việc nhận biết liên quan sinh học giữa các RNA không mã hóa dài (long noncoding RNA-lncRNAs) đối với ung thư là “dấu ấn” quan trọng nhất của sinh học phân tử hiện đại [10],[11].2 GAS5 (Growth Arrest Specific transcrip 5) là một trong những lncRNAsđang được các nhà nghiên cứu quan tâm. GAS5 đóng vai trò là gen ức chế khối u bằng cách ức chế sự phát triển của tế bào, kích thích tế bào chết theo chương trình. GAS5 góp phần kiềm hãm sự tăng sinh và xâm lấn của các tế bào ung thư. Mức độ sao chép của GAS5 có giá trị theo dõi, tiên lượng đối với nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày [12],[13],[14]. Guo X [15] nhận thấy mức độ sao chép GAS5 tại mô ung thư thấp hơnrõ rệt so với mô lành của dạ dày. Mức độ sao chép GAS5 liên quan có ý nghĩavới kích thước khối u và giai đoạn bệnh.
Nghiên cứu của Sun M (2014) cho biết mức độ sao chép GAS5 giảm rõ rệt tại mô ung thư so với mô lành dạ dày và liên quan có ý nghĩa với các đặcđiểm thương tổn giải phẫu bệnh. GAS5 là yếu tố tiên lượng độc lập đối với thời gian sống thêm sau mổ của bệnh nhân ung thư dạ dày [16].
Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu đặc tính sinhhọc phân tử của gen GAS5 cũng như mối liên quan với các đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và thời gian sống thêm sau mổ của bệnh nhân ung thư dạ dày.
Để làm rõ hơn các vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa mức độ sao chép gen GAS5 với lâm sàng, giải phẫu bệnh và kết quả sau mổ ung thư biểu mô dạ dày” với hai mục tiêu:
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và mức độ sao chép gen GAS5 ở bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày.
2. Phân tích mối liên quan giữa mức độ sao chép gen GAS5 với các đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và thời gian sống thêm sau mổ ở bệnh nhân ung thư biểu mô dạ dày
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………….. 3
1.1. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU DẠ DÀY………………………………………………….. 3
1.1.1. Hình thể ngoài của dạ dày……………………………………………………….. 3
1.1.2. Các mạch máu nuôi dạ dày……………………………………………………… 4
1.2. GIẢI PHẪU BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY………………………………………. 7
1.2.1. Vị trí u………………………………………………………………………………….. 7
1.2.2. Hình ảnh đại thể ung thư dạ dày………………………………………………. 9
1.2.3. Hình ảnh vi thể ung thư dạ dày………………………………………………. 10
1.2.4. Phân loại giai đoạn ung thư dạ dày…………………………………………. 12
1.3. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY ……………………………………………. 18
1.3.1 Chẩn đoán lâm sàng………………………………………………………………. 18
1.3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng ……………………………………………………….. 19
1.4. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY ………………………………………………….. 21
1.4.1. Điều trị phẫu thuật ……………………………………………………………….. 22
1.4.2. Hóa trị ………………………………………………………………………………… 26
1.4.3. Điều trị nhắm trúng đích ……………………………………………………….. 28
1.5. KẾT QUẢ SAU MỔ UNG THƯ DẠ DÀY …………………………………… 28
1.5.1. Tai biến, biến chứng và tử vong. ……………………………………………. 28
1.5.2. Tỷ lệ sống thêm sau mổ ung thư dạ dày và các yếu tố liên quan … 29
1.6. CƠ CHẾ PHÂN TỬ VÀ VAI TRÒ CỦA GAS5 TRONG UNG THƯ
DẠ DÀY. ………………………………………………………………………………………… 30
1.6.1. Sơ lược về các RNA không mã hóa dài (lnc RNAs)…………………. 31
1.6.2. Cấu trúc của GAS5……………………………………………………………….. 32
1.6.3. Cơ chế phân tử và chức năng sinh học của GAS5 …………………….. 34
1.6.4. Kỹ thuật Realtime PCR đánh giá mức độ sao chép GAS5 …………. 361.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI. 40
1.7.1. Nghiên cứu trong nước …………………………………………………………. 40
1.7.2. Nghiên cứu trên thế giới ……………………………………………………….. 41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …… 44
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ……………………………………………………… 44
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu…………………………………………… 44
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu …………………… 44
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu……………………………………….. 44
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………. 44
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………… 44
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu………………………………………………………………. 44
2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ………………………………………………………… 45
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu ……………………………………………… 49
2.2.5. Quy trình kỹ thuật realtime PCR phân tích mức độ sao chép GAS5.. 51
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………. 60
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………… 61
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………. 62
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH NHÂN ……………………………………………. 62
3.1.1. Tuổi và giới…………………………………………………………………………. 62
3.1.2. Chỉ số khối cơ thể (BMI)………………………………………………………. 63
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG……………………………….. 63
3.2.1. Thời gian mắc bệnh ……………………………………………………………… 63
3.2.2. Các bệnh lý nội khoa kèm theo………………………………………………. 63
3.2.3. Triệu chứng lâm sàng …………………………………………………………… 64
3.2.4. Chất chỉ điểm khối u…………………………………………………………….. 64
3.2.5. Đặc điểm tổn thương trên nội soi dạ dày…………………………………. 65
3.2.6. Đặc điểm tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính ổ bụng………………. 65
3.3. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH SAU MỔ …………………………………… 663.3.1. Vị trí và kích thước u……………………………………………………………. 66
3.3.2. Đặc điểm mô bệnh học …………………………………………………………. 66
3.3.3. Độ biệt hóa………………………………………………………………………….. 67
3.3.4. Giai đoạn bệnh…………………………………………………………………….. 67
3.4. KẾT QUẢ TRONG MỔ……………………………………………………………… 69
3.4.1. Phương pháp mổ ………………………………………………………………….. 69
3.4.2. Tai biến trong mổ…………………………………………………………………. 69
3.4.3. Số hạch lympho nạo vét được trong mổ………………………………….. 70
3.4.4. Tỷ lệ hạch di căn/ tổng số hạch nạo được………………………………… 70
3.5. KẾT QUẢ SAU MỔ…………………………………………………………………… 71
3.5.1. Thời gian trung tiện, thời gian nằm viện sau mổ………………………. 71
3.5.2. Biến chứng sau mổ……………………………………………………………….. 71
3.6. MỨC ĐỘ SAO CHÉP GAS5 VÀ CÁC MỐI LIÊN QUAN …………….. 71
3.6.1. Mức độ sao chép GAS5…………………………………………………………. 71
3.6.2. Liên quan với các đặc điểm dịch tễ ………………………………………… 73
3.6.3. Liên quan với vị trí và kích thước khối u ………………………………… 74
3.6.4. Liên quan với mức độ biệt hóa ………………………………………………. 74
3.6.5. Liên quan với đặc điểm vi thể ……………………………………………….. 75
3.6.6. Liên quan với mức độ xâm lấn u và di căn hạch ………………………. 76
3.6.7. Liên quan với tỷ lệ di căn hạch và di căn xa ……………………………. 77
3.6.8. Liên quan với giai đoạn TNM ……………………………………………….. 78
3.7. THỜI GIAN SỐNG THÊM SAU MỔ …………………………………………. 78
3.7.1. Thời gian sống thêm toàn bộ …………………………………………………. 78
3.7.3. Các yếu tố liên quan đến thời gian sống thêm toàn bộ………………. 80
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………….. 91
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG BỆNH NHÂN ……………………………………………. 91
4.1.1. Tuổi và giới…………………………………………………………………………. 91
4.1.2. Chỉ số khối cơ thể BMI…………………………………………………………. 924.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG……………………………….. 93
4.2.1. Thời gian mắc bệnh ……………………………………………………………… 93
4.2.2. Đặc điểm lâm sàng……………………………………………………………….. 93
4.2.3. Đặc điểm tổn thương dạ dày trên chụp cắt lớp vi tính ổ bụng ……. 93
4.2.4. Đặc điểm tổn thương trên nội soi dạ dày…………………………………. 94
4.3. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BỆNH………………………………………………….. 95
4.3.1. Vị trí và kích thước thương tổn ……………………………………………… 95
4.3.2. Đặc điểm vi thể ……………………………………………………………………. 97
4.3.3. Mức độ biệt hóa …………………………………………………………………… 98
4.3.4. Đặc điểm thương tổn theo phân loại TNM………………………………. 98
4.4. KẾT QUẢ SAU MỔ…………………………………………………………………. 101
4.4.1. Đặc điểm phẫu thuật …………………………………………………………… 101
4.4.2. Kết quả sau mổ, tử vong, tai biến và biến chứng ……………………. 102
4.5. MỨC ĐỘ SAO CHÉP GAS5 VÀ CÁC MỐI LIÊN QUAN …………… 102
4.5.1. Mức độ sao chép GAS5……………………………………………………….. 102
4.5.2. Liên quan giữa GAS5 với các đặc điểm lâm sàng, giải phẫu bệnh và
kết quả sau mổ……………………………………………………………………….. 103
4.6. THỜI GIAN SỐNG THÊM SAU MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN106
4.6.1. Thời gian sống thêm sau mổ………………………………………………… 106
4.6.2. Thời gian sống thêm toàn bộ sau mổ và các yếu tố liên quan…… 109
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………… 124
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………….. 126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân chia các nhóm hạch dạ dày ………………………………………. 5
Bảng 1.2. Phân loại mức độ di căn hạch theo vị trí u của Nhật Bản …….. 6
Bảng 1.3. Phân loại mô bệnh học theo WHO 2010 ………………………….. 11
Bảng 1.4. Phân loại UTDD theo TNM lần thứ 7 năm 2010 ………………. 13
Bảng 1.5. Phân giai đoạn UTDD theo TNM lần thứ 7 ……………………… 15
Bảng 1.6. So sánh phân giai đoạn UTDD theo TNM lần thứ 7 & 8……. 16
Bảng 1.7 Phân loại giai đoạn UTDD theo JGCA lần thứ 14 năm 2011 17
Bảng 1.8. So sánh phân giai đoạn UTDD theo JGCA lần thứ 14 & 15.. 17
Bảng 2.1. Tỷ lệ mix trong tổng hợp cDNA……………………………………… 56
Bảng 2.2. Tỷ lệ mix trong ống PCR……………………………………………….. 57
Bảng 2.3. Tỷ lệ mix trong Realtime PCR ……………………………………….. 58
Bảng 3.1. Thời gian mắc bệnh ………………………………………………………. 63
Bảng 3.2. Các bệnh nội khoa kèm theo…………………………………………… 63
Bảng 3.3. Xuất độ các triệu chứng lâm sàng……………………………………. 64
Bảng 3.4. Chất chỉ điểm khối u……………………………………………………… 64
Bảng 3.5. Hình ảnh đại thể tổn thương dạ dày trên nội soi………………… 65
Bảng 3.6. Tổn thương dạ dày trên chụp cắt lớp vi tính……………………… 65
Bảng 3.7. Vị trí và kích thước u…………………………………………………….. 66
Bảng 3.8. Phân loại mô bệnh học theo WHO 2010 ………………………….. 66
Bảng 3.9. Độ biệt hóa…………………………………………………………………… 67
Bảng 3.10. Mức độ xâm lấn u …………………………………………………………. 67
Bảng 3.11. Di căn hạch và di căn xa ………………………………………………… 68
Bảng 3.12. Tỷ lệ giai đoạn TNM …………………………………………………….. 68
Bảng 3.13. Tỷ lệ các phương pháp mổ …………………………………………….. 69
Bảng 3.14. Tỷ lệ mức độ nạo hạch…………………………………………………… 70Bảng 3.15. Tỷ lệ hạch di căn/ hạch nạo được ……………………………………. 70
Bảng 3.16. Biến chứng sau mổ ……………………………………………………….. 71
Bảng 3.17. Mức độ sao chép GAS5…………………………………………………. 71
Bảng 3.18. Liên quan với các đặc điểm dịch tễ …………………………………. 73
Bảng 3.19. Liên quan với vị trí và kích thước u ………………………………… 74
Bảng 3.20. Liên quan giữa GAS5 với mức độ biệt hóa………………………. 74
Bảng 3.21. Liên quan với đặc điểm vi thể ………………………………………… 75
Bảng 3.22. Liên quan với xâm lấn u và di căn hạch …………………………… 76
Bảng 3.23. Liên quan với tỷ lệ di căn hạch và di căn xa …………………….. 77
Bảng 3.24. Liên quan giữa GAS5 với giai đoạn TNM ……………………….. 78
Bảng 3.25. Sống thêm toàn bộ theo tháng ………………………………………… 79
Bảng 3.26. Sống thêm với đặc điểm dịch tễ ……………………………………… 80
Bảng 3.27. Sống thêm với vị trí và kích thước u ……………………………….. 81
Bảng 3.28. Sống thêm với hình ảnh đại thể và độ biệt hóa …………………. 82
Bảng 3.29. Sống thêm với mức độ xâm lấn của u và di căn hạch ………… 83
Bảng 3.30. Sống thêm toàn bộ với tình trạng và tỷ lệ di căn hạch ……….. 85
Bảng 3.31. Sống thêm với tình trạng di căn xa………………………………….. 87
Bảng 3.32. Sống thêm với giai đoạn TNM ……………………………………….. 88
Bảng 3.33. Sống thêm với đặc điểm phẫu thuật ………………………………… 88
Bảng 3.34. Sống thêm toàn bộ với mức độ sao chép GAS5………………… 89
Bảng 3.35. Phân tích đa biến các yếu tố tiên lượng độc lập ………………… 90
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ sống thêm sau mổ…………………………………….. 109
Bảng 4.2. Mức độ và tỷ lệ di căn hạch………………………………………….. 117
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống 5 năm theo phân loại giai đoạn TNM và JGCA . 118DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày. ……………………………………. 22
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới tính………………. 62
Biểu đồ 3.2. Mức độ sao chép GAS5 tại mô lành và mô u………………….. 72
Biểu đồ 3.3. Xác suất sống thêm toàn bộ theo Kaplan- Meier …………….. 79
Biểu đồ 3.4. Xác suất sống thêm toàn bộ theo kích thước u………………… 81
Biểu đồ 3.5. Xác suất sống thêm toàn bộ theo mức độ xâm lấn u………… 84
Biểu đồ 3.6. Xác suất sống thêm toàn bộ theo di căn hạch………………….. 84
Biểu đồ 3.7. Xác suất sống thêm toàn bộ theo tình trạng di căn hạch …… 86
Biểu đồ 3.8. Xác suất sống thêm toàn bộ theo tỷ lệ di căn hạch…………… 86
Biểu đồ 3.9. Xác suất sống thêm toàn bộ theo tình trạng di căn xa………. 87
Biểu đồ 3.10. Xác suất sống thêm toàn bộ theo phương pháp mổ………….. 89
Biểu đồ 3.11. Xác suất sống thêm toàn bộ theo sao chép GAS5…………….. 9
Nguồn: https://luanvanyhoc.com