Nghiên cứu nồng độ yếu tố tân tạo mạch máu (PlGF) và yếu tố kháng tân tạo mạch máu (sFlt-1) trong huyết thanh thai phụ bình thường
Nghiên cứu nồng độ yếu tố tân tạo mạch máu (PlGF) và yếu tố kháng tân tạo mạch máu (sFlt-1) trong huyết thanh thai phụ bình thường
NGUYỄN CHÍNH NGHĨA, Khoa Hóa sinh Bệnh viện Bạch Mai,
PHẠM THIỆN NGỌC, NGUYỄN QUỐC TUẤN
Trường Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Tiền sản giật là một trong những tai biến sản khoa gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Trong cố gắng nhằm làm giảm thiểu tác động xấu của tiền sản giật, gần đây các nhà khoa học đã chứng minh rằng sự biến đổi nồng độ PlGF và sFlt-1 diễn ra khá sớm trước khi các triệu chứng tiền sản giật xuất hiện. Do vậy có thể định lượng các chất này để chẩn đoán sớm tiền sản giật.
Nghiên cứu nồng độ PlGF, sFlt-1 ở thai phụ bình thường là vi ệc làm rất quan trọng nhằm xây dựng giá trị tham chiếu cho các xét nghiệm này, Mục tiêu: 1)Xác định nồng độ PlGF, sFlt-1 huyết thanh và tỷ số sFlt-1/PlGF ở thai phụ bình thường qua các giai đoạn tuổi thai.2) So sánh nồng độ PlGF và sFlt-1 ở thai phụ bình thường Việt nam với giá trị tham chiếu của người nước ngoài. Đối tượng và phương pháp: Chúng tôi chọn 180 thai phụ bình thường chia thành 6 nhóm mỗi nhóm 30 thai phụ với các độ tuổi thai như sau: 15 – 19 tuần, 20 -23 tuần, 24 – 28 tuần, 29 – 33 tuàn, 34 -36 tuần và > 37 tuần. Nồng độ PlGF và sFlt-1 được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điện hóa phát quang.
Kết quả: Xác định được nồng độ PlGF, sFlt-1 và tỷ số sFlt-1/PlGF ở 180 thai phụ bình thường. Kết luận: Nồng độ PlGF, sFlt-1 có thể tạm thời sử dụng làm giá trị tham chiếu cho thai phụ bình thường. Có sự khác biệt giữa nồng độ PlGF, sFlt-1 ở thai phụ Việt nam bình thường với giá trị tham chiếu của tác giả nước ngoài
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất