Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật ung thư lưỡi hốc miệng bằng vạt da cân cẳng tay quay

Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật ung thư lưỡi hốc miệng bằng vạt da cân cẳng tay quay

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật ung thư lưỡi hốc miệng bằng vạt da cân cẳng tay quay.Hằng năm, tại Bệnh Viện Ung Bướu TP.HCM, có khoảng 150 – 200 trường hợp ung thư lưỡi mới. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân từ 61 – 70 tuổi, tỷ lệ nam /nữ là 1,7/1. Gần 50% bệnh nhân có hạch trên lâm sàng lúc nhập viện. Sinh thiết là phương tiện chẩn đoán xác định ung thư lưỡi. Đa số bệnh nhân nhập viện trong giai đoạn trễ (giai đoạn III, IV chiếm 61,6%) làm cho việc điều trị gặp không ít khó khăn, đây là điểm khác biệt nếu so sánh với các nghiên cứu tại Châu Âu và Bắc Mỹ. [8]


Ung thư lưỡi là ung thư thường gặp nhất của ung thư hốc miệng, là phần đầu tiên của ống tiêu hóa [36],[67]. Bệnh diễn tiến tại chỗ tại vùng, ít khi cho di căn xa. Phẫu thuật và xạ trị vẫn là mô thức điều trị chủ yếu cho bướu nguyên phát và hạch vùng. Tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 3 năm đối với giai đoạn I, II là 70,9%, đối với giai đoạn III, IV chỉ còn 28,8% [8],[36],[115]. Việc phối hợp phẫu thuật và xạ trị cho các trường hợp bệnh tiến xa là cách điều trị tiêu chuẩn. Trên lâm sàng, phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn hơn.
Phẫu thuật cắt rộng bướu nguyên phát trong đa số các trường hợp là phẫu thuật cắt nửa lưỡi. Do đó, khuyết hổng để lại khá lớn, ảnh hưởng nhiều đến chức năng nói và nuốt của người bệnh sau điều trị. Có nhiều phương pháp tạo hình cho khuyết hổng lưỡi. Theo bậc thang tái tạo, may khép, ghép da, và các vạt tại chỗ chỉ thích hợp với các khuyết hổng nhỏ. Đối với khuyết hổng nửa lưỡi, hai loại vạt được đánh giá là hiệu quả bao gồm vạt tại vùng và vạt tự do. Trên thực tế, chúng tôi đã cố gắng sử dụng các vạt tại vùng để tạo hình. Tuy nhiên, các vạt tại vùng lại có nhiều nhược điểm liên quan đến độ dày, thể tích của vạt, và quan trọng nhất là quá trình lấy vạt thường làm hạn chế độ rộng của phẫu thuật nạo hạch cổ. Cho nên, vạt tự do vẫn là một lựa chọn toàn diện cho các khuyết hổng lớn của lưỡi. Trong nhiều nghiên cứu trước đây, kết quả cho thấy tạo hình bằng vạt cẳng tay quay tự do là phương pháp
điều trị bảo đảm về mặt ung thư, cũng như có khả năng phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho lưỡi tốt nhất [36],[115].
Tại Việt Nam, chưa có công trình nào được công bố về việc tạo hình khuyết hổng lưỡi bằng vạt cẳng tay quay tự do sau phẫu trị ung thư lưỡi. Câu hỏi đặt ra là: phương pháp tạo hình khuyết hổng lưỡi bằng vạt cẳng tay quay tự do có an toàn về mặt ung thư không và giúp phục hồi chức năng – thẩm mỹ của lưỡi như thế nào trong điều kiện y học Việt Nam?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật ung thư lưỡi hốc miệng bằng vạt da cân cẳng tay quay” với các mục tiêu sau:
1.    Xác định tỉ lệ sống của vạt cẳng tay quay tự do.
2.    Xác định tỷ lệ tái phát sau điều trị.
3.    Đánh giá chức năng nói và nuốt sau tạo hình lưỡi.
4.    Đánh giá chức năng và thẩm mỹ của tay cho vạt. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1.    Nguyễn Anh Khôi, Bùi Xuân Trường, Mai Trọng Tường (2015). “Biến chứng khi sử dụng vạt cẳng tay quay để tái tạo lưỡi”. Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam, số 4, tr. 38 – 41.
2.    Nguyễn Anh Khôi, Bùi Xuân Trường, Nguyễn Văn Huệ (2015). “Kết quả chức năng của lưỡi được tái tạo bằng vạt cẳng tay quay tự do”. Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam, số 4, tr. 42 – 47.
3.    Nguyễn Anh Khôi, Võ Đăng Hùng, Mai Trọng Tường và cs (2011). “Bước đầu nghiên cứu tạo hình khuyết hổng nửa lưỡi bằng vạt cẳng tay quay tự do”. Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam, số 3, tr. 115 – 122.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật ung thư lưỡi hốc miệng bằng vạt da cân cẳng tay quay
TIẾNG VIỆT

1.    Võ Văn Châu (1998), “Khâu nối chi đứt lìa”, Vi Phẫu Thuật Mạch Máu Thần Kinh, Hội Y Dược học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 246-408.
2.    Võ Văn Châu (1998), “Trình tự của công việc khâu nối mạch máu nhỏ”, Vi Phẫu Thuật Mạch Máu Thần Kinh, Hội Y Dược học Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 121-151.
3.    Phạm Đăng Diệu (2001), “Ổ miệng: lưỡi”, Giải phẫu Đầu Mặt Cổ, Nhà xuất bản Y học, tr. 224-235.
4.    Phạm Thị Việt Dung, Trần Thiết Sơn (2011), “Tính linh hoạt của vạt đùi trước ngoài trong phẫu thuật tạo hình”, YHọc Thực Hành (777), số 8, tr. 8 – 11.
5.    Nguyễn Chấn Hùng, Lê Hoàng Minh, Trần Văn Thiệp, và cs. (2015), “Những chặng đường chiến đấu với ung thư”, Tạp Chí Ung Thư Học Việt Nam, số 4, tr. i – xii.
6.    Masquelet AC, Gilbert A (1995), “Chuẩn bị tiền phẫu”, Các Vạt Da Vi Phẫu Dùng Trong Phẫu Thuật Tái Tạo Tứ Chi. Dịch từ Tiếng Pháp. Người dịch Võ Văn Châu, 1998, Trung tâm Chấn Thương Chỉnh Hình TP. Hồ Chí Minh, tr. 44-48.
7.    Masquelet AC, Gilbert A (1995), “Vạt chuyển ghép từ chi trên”, Các Vạt Da Vi
Phẫu Dùng Trong Phẫu Thuật Tái Tạo Tứ Chi. Dịch từ Tiếng Pháp. Người dịch Võ Văn Châu, 1998, Trung tâm Chấn Thương Chỉnh Hình TP. Hồ Chí Minh, tr. 49-88.
8.    Nguyễn Hữu Phúc (2004), Ung thư lưỡi: dịch tễ, chẩn đoán, điều trị, Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Nội Trú, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
 MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Bảng đối chiếu thuật ngữ Việt – Anh Danh mục các bảng Danh mục các hình, biểu đồ, sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
Chương 2 – ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    36
Chương 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    54
3.1.    Đặc điểm dịch tễ học nhóm nghiên    cứu    54
3.2.    Đặc điểm lâm sàng nhóm nghiên cứu    55
3.3.    Đặc điểm cận lâm sàng    58
3.4.    xếp giai đoạn trước phẫu thuật    60
3.5.    Độ rộng phẫu thuật    60
3.6.    Đặc điểm của vạt cẳng tay quay    63
3.7.    Tiến hành phẫu thuật tái tạo    65
3.8.    Tỉ lệ sống của vạt và biến chứng phẫu thuật    68
3.9.    Theo dõi và điều trị sau phẫu thuật    71
3.10.    Đánh giá chức năng nói    74
3.11.    Đánh giá chức năng nuốt    77
3.12.    Đánh giá cảm giác vạt    79
3.13.    Đánh giá thẩm mỹ    80
3.14.    Đánh giá vị trí cho vạt    81
Chương 4 – BÀN LUẬN    85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ    119
TÀI LIỆU THAM KHẢO    120
PHỤ LỤC    134

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment