Nghiên cứu thực trạng một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát – Bình Định và thử nghiệm ghi nhận bất thường sinh sản ở cộng đồng
Luận án Nghiên cứu thực trạng một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát – Bình Định và thử nghiệm ghi nhận bất thường sinh sản ở cộng đồng. Cùng với sự phát triển của xã hội, mô hình bệnh tật cũng thay đổi; tỷ lệ các bệnh truyền nhiễm giảm, tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm gia tăng liên tục ở mức cao; các bệnh lý liên quan đến sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao trong tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam [1].
Bất thường sinh sản (BTSS) là hiện tượng làm giảm cơ hội sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh (không có khả năng có thai, kết thúc thai sớm, sinh con dị tật bẩm sinh (DTBS), chết sơ sinh, chậm phát triển trí tuệ, v.v.) [2]; đây là tình trạng bệnh lý thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, trong đó DTBS, sẩy thai (ST) và thai chết lưu (TCL) thường được chú ý.
Nghiên cứu thực trạng một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát – Bình Định và thử nghiệm ghi nhận bất thường sinh sản ở cộng đồng.Có nhiều nguyên nhân của BTSS: do di truyền; do tác động của các tác nhân bất lợi từ môi trường như vật lý, hóa học và sinh vật học là phổ biến nhất [3]. Ở Việt Nam, nguyên nhân BTSS do chất độc hóa học trong chiến tranh (CĐHHTCT) cũng đã được nhiều tác giả đề cập [4].
Phù Cát là một huyện duyên hải miền Trung, có đồng bằng và vùng núi, nơi có sân bay Phù Cát – được xác định là điểm nóng Dioxin ở Việt Nam [5]; đồng thời các khu vực miền núi của huyện cũng là nơi từng bị rải CĐHHTCT. Năm 2011, dân số trung bình của huyện là 189.500 người, tỷ suất sinh thô 16,4%0 [6].Nghiên cứu thực trạng một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát – Bình Định và thử nghiệm ghi nhận bất thường sinh sản ở cộng đồng
Cách đây hơn 10 năm (năm 2002), tác giả Trịnh Văn Bảo và cs (2006) nghiên cứu về BTSS ở 8 xã chung quanh sân bay và vùng núi của Phù Cát với phương pháp chọn mẫu thuận tiện nhằm mục tiêu chung là góp phần giảm bớt sự ra đời của trẻ bị dị tật, thực hiện ưu sinh học cho cộng đồng cho thấy BTSS ở đây rất cao so với các nơi khác (tỷ lệ mẹ từng bị ST: 8,7%; TCL: 5,21%; sinh con DTBS: 5,82%); tuy nhiên, nghiên cứu này chưa thấy đề cập đến các yếu tố liên quan ngoài Dioxin [7].
Ở Việt Nam, việc ghi nhận thông tin về BTSS còn hạn chế, nên chưa có nhiều số liệu dịch tễ học có chất lượng về vấn đề sức khỏe này [8]. Các BTSS không được cập nhật liên tục nên không đánh giá đúng mức sự phát sinh của nó vì thế các biện pháp can thiệp thường bị bỏ quên, muộn, hiệu quả thấp, đôi khi để lại những biến chứng. Nghiên cứu thực trạng một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát – Bình Định và thử nghiệm ghi nhận bất thường sinh sản ở cộng đồng Các DTBS lại rất khó điều trị, khắc phục; hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện sớm các dị tật này; nếu được phát hiện sớm, can thiệp sớm thì hiệu quả điều trị tốt hơn nhiều, các biện pháp phòng ngừa tái phát ở các cá thể tiếp theo trong gia đình cũng kịp thời hơn [9].
Vậy sau hơn 10 năm tình hình BTSS ở Phù Cát như thế nào? Làm thế nào để ghi nhận thông tin về BTSS một cách có hệ thống, kịp thời nhằm cung cấp các số liệu dịch tễ học để có cơ sở lập kế hoạch cũng như hoạch định các chính sách y tế nhằm giảm BTSS ở cộng đồng còn ô nhiễm với CĐHHTCT.
Để trả lời những vấn đề đặt ra ở trên, đề tài “Nghiên cứu thực trạng một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát – Bình Định và thử nghiệm ghi nhận bất thường sinh sản ở cộng đồng” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả tỷ lệ bất thường sinh sản (sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh) và một số yếu tố liên quan đến bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát – Bình Định.
2. Thử nghiệm ghi nhận một số thông tin về bất thường sinh sản ở cộng đồng
Giả thuyết nghiên cứu:
– Tỷ lệ BTSS ở huyện Phù Cát vẫn ở mức cao, nhất là vùng sân bay (xã Cát Tân); có nhiều yếu tố liên quan đến BTSS ngoài yếu tố Dioxin.
– Khả năng ghi nhận thông tin về BTSS ở cộng đồng dựa vào y tế cơ sở so với hệ thống thống kê báo cáo hiện hành của ngành y tế.
MỤC LỤC
Nghiên cứu thực trạng một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát – Bình Định và thử nghiệm ghi nhận bất thường sinh sản ở cộng đồng
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ/HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1 …………………………………………………………………………………………….. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………… 3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN BẤT THƢỜNG SINH SẢN .. 3
1.1.1. Các nhóm bất thƣờng sinh sản ………………………………………………………. 3
1.1.2. Nguyên nhân chung của bất thƣờng sinh sản ………………………………….. 6
1.2. NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BTSS.10
1.2.1. Ở Việt Nam ………………………………………………………………………………. 10
1.2.2. Ở nƣớc ngoài …………………………………………………………………………….. 15
1.3. TÌNH HÌNH THU THẬP THÔNG TIN VỀ BTSS …………………………… 26
1.3.1. Khái quát về hệ thống thông tin báo cáo trong ngành y tế ………………. 26
1.3.2. Tình hình thu thập thông tin về bất thƣờng sinh sản ở cộng đồng ……. 28
1.4. MỘT SỐ NÉT VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ……………………………….. 32
Chƣơng 2 …………………………………………………………………………………………… 34
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………… 34
2.1. MÔ TẢ TỶ LỆ BTSS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BTSS Ở
HUYỆN PHÙ CÁT – BÌNH ĐỊNH ………………………………………………………. 34
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………………………… 34
2.1.2. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………. 34
2.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 34
2.2. THỬ NGHIỆM GHI NHẬN MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ BTSS Ở CỘNG
ĐỒNG ………………………………………………………………………………………………. 37
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………………………… 37
2.2.2. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………. 38
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 38
2.3. ĐỊNH NGHĨA CÁC CHỈ SỐ, BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ………………….. 42
2.3.1. Các biến số phụ thuộc ………………………………………………………………… 42
2.3.2. Các biến số độc lập ……………………………………………………………………. 43
2.3.3. Các chỉ số liên quan ghi nhận thông tin về BTSS ở cộng đồng ……….. 46
2.4. SAI SỐ VÀ KHỐNG CHẾ SAI SỐ ……………………………………………….. 47
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU …………………………………………………………… 47
2.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ……………………………………………….. 48
Chƣơng 3 …………………………………………………………………………………………… 50
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….. 50
3.1. TỶ LỆ BTSS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BTSS Ở HUYỆN
PHÙ CÁT ………………………………………………………………………………………….. 50
3.1.1. Một số đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu …………………………………… 50
3.1.2. Tần số và khuynh hƣớng bất thƣờng sinh sản ……………………………….. 52
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến BTSS ở huyện Phù Cát ……………………… 58
3.2. THỬ NGHIỆM GHI NHẬN THÔNG TIN VỀ BTSS Ở CỘNG ĐỒNG76
3.2.1. Kết quả ghi nhận thông tin về BTSS của huyện Phù Cát ………………… 76
3.2.2. Một số đặc điểm thông tin về BTSS của huyện Phù Cát …………………. 80
Chƣơng 4 …………………………………………………………………………………………… 84
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………. 84
4.1. TỶ LỆ BTSS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BTSS Ở HUYỆN
PHÙ CÁT ………………………………………………………………………………………….. 84
4.1.1. Tần số và khuynh hƣớng bất thƣờng sinh sản ……………………………….. 85
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến bất thƣờng sinh sản …………………………. 103
4.2. THỬ NGHIỆM GHI NHẬN THÔNG TIN VỀ BTSS Ở CỘNG ĐỒNG . 120
4.2.1. Kết quả và những ƣu điểm của ghi nhận thông tin về BTSS ở cộng đồng 120
4.2.2. Những hạn chế khi ghi nhận thông tin về BTSS ở cộng đồng ……….. 130
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………… 135
1. TỶ LỆ BẤT THƢỜNG SINH SẢN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
BẤT THƢỜNG SINH SẢN Ở PHÙ CÁT – BÌNH ĐỊNH ……………………… 135
1.1. Tỷ lệ bất thƣờng sinh sản ở Phù Cát ……………………………………………… 135
1.2. Một số yếu tố liên quan đến bất thƣờng sinh sản ở Phù Cát …………….. 135
2. THỬ NGHIỆM GHI NHẬN THÔNG TIN VỀ BẤT THƢỜNG SINH SẢN Ở
CỘNG ĐỒNG …………………………………………………………………………………… 136
KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………….. 137
CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN …………… 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 140
PHỤ LỤC 1 ……………………………………………………………………………………… 165
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG BẤT THƢỜNG SINH SẢN Ở CỘNG ĐỒNG VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ……………………………………………………….. 165
PHỤ LỤC 2 …………………………………………………………………………………………. 1
PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU CHÙM VỚI 30 CHÙM ………………………….. 1
PHỤ LỤC 3 …………………………………………………………………………………………. 1
THÔNG BÁO VỀ TÌNH HÌNH SINH SẢN CỦA XÃ …………………………….. 1
PHIẾU THÔNG BÁO TRƢỜNG HỢP SẨY THAI …………………………………. 2
PHIẾU THÔNG BÁO TRƢỜNG HỢP THAI CHẾT LƢU ………………………. 3
PHIẾU THÔNG BÁO TRƢỜNG HỢP SINH CON DỊ TẬT BẨM SINH ….. 4
PHỤ LỤC 4 ……………………………………………………………………………………… 195
DANH SÁCH ĐỐI TƢỢNG XÉT NGHIỆM NHIỄM SẮC THỂ ………….. 195
PHỤ LỤC 5
HÌNH ẢNH MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐƢỢC TƢ VẤN CAN THIỆP
CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Trƣơng Quang Đạt, Trần Đức Phấn, Ngô Văn Toàn (2013). Tỷ lệ sẩy thai, thai chết lƣu và dị tật bẩm sinh ở huyện Phù Cát – Bình Định. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 81(1), 98 – 103.
Trƣơng Quang Đạt, Trần Đức Phấn, Ngô Văn Toàn (2013). Tỷ lệ sẩy thai và một số yếu tố liên quan đến sẩy thai ở huyện Phù Cát – Bình Định. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 81(3), 144 – 150.
Trƣơng Quang Đạt, Trần Đức Phấn, Ngô Văn Toàn (2013). Đặc điểm dịch tễ học sẩy thai ở Phù Cát – Bình Định. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 85(5), 102 – 110.
Trƣơng Quang Đạt, Trần Đức Phấn, Ngô Văn Toàn (2013). Tỷ lệ dị tật bẩm sinh và một số yếu tố liên quan ở huyện Phù Cát – Bình Định. Tạp chí Y học Thực hành, 10(884), 82 – 86.
Trƣơng Quang Đạt, Trần Đức Phấn, Ngô Văn Toàn (2014). Tỷ lệ thai chết lƣu và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 86(1), 81 -88.
Trƣơng Quang Đạt, Trần Đức Phấn, Ngô Văn Toàn (2014). Kết quả ghi nhận bất thƣờng thai sản dựa vào y tế cơ sở ở huyện Phù Cát – Bình Định. Tạp chí Y học Việt Nam, 419 (1), 54 – 58
Nguồn: https://luanvanyhoc.com