Nghiên cứu thực trạng nhiễm ký sinh trùng nguồn nước tại hai xã huyện Kiến Xương

Nghiên cứu thực trạng nhiễm ký sinh trùng nguồn nước tại hai xã huyện Kiến Xương

Luận án Nghiên cứu thực trạng nhiễm ký sinh trùng nguồn nước tại hai xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011- 2012).Thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường kém ở nhiều nơi trên thế giới là nguyên nhân dẫn tới tử vong [128]. Nước ô nhiễm vẫn được con người sử dụng hằng ngày trong ăn uống, sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đe dọa tính mạng của con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Mỗi năm trên thế giới, tình trạng tiêu chảy tái phát hoặc nhiễm giun đường ruột làm cho khoảng 2,5 triệu người tử vong, làm cho 50% trẻ thiếu cân và suy dinh dưỡng. Thiếu cân, suy dinh dưỡng chính là nguyên nhân của 35% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là hậu quả của việc sử dụng nước không an toàn, thiếu điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh [66], [138].
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 70% dân số sống bằng nghề nông. Môi trường nước ngày càng ô nhiễm nặng nề do tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh chóng cùng với sự gia tăng dân số. Trong công nghiệp, do không có thiết bị xử lý, các cơ sở sản xuất đã xả thẳng chất thải ra môi trường gây ô nhiễm nước. Sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp làm các nguồn nước mặt bị ô nhiễm hóa chất độc hại. Đặc biệt, chất thải của con người, động vật không được quản lý cùng với thói quen sử dụng phân tươi trong sản xuất nông nghiệp, ý thức kém trong vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân của người dân làm tình trạng ô nhiễm nước trở nên nặng nề hơn bởi sự góp mặt của các mầm bệnh sinh học, trong đó có mầm bệnh ký sinh trùng. Không những thế, các biện pháp xử lý, bảo quản và vệ sinh nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày vẫn chưa được người dân quan tâm đúng mức làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh lây truyền qua nước.
Theo kết quả điều tra của Cục y tế dự phòng – Bộ Y tế năm 2012, tại Việt Nam có 69% dân số đô thị và 40% dân số nông thôn sử dụng nước sinh hoạt đạt QCVN 02/2009 [15].
Trên phạm vi toàn quốc, bệnh tiêu chảy và nhiễm ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ốm đau, làm cho khoảng 250.000 người phải nhập viện mỗi năm. Các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh chiếm 7,5% gánh nặng bệnh tật, chủ yếu là bệnh tiêu chảy, nhiễm ký sinh trùng và suy dinh dưỡng [66].
Tỷ lệ nhiễm giun vùng trung du và miền núi phía Bắc là 65,3%, đồng bằng sông Hồng 58,2%, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung 42,2%, Tây Nguyên 30,2%, Đông Nam bộ 29%, đồng bằng sông Cửu Long 12- 14% [60].
Thái Bình với 90% dân số sống ở các vùng nông thôn. Người dân nông thôn Thái Bình phải sử dụng nhiều nguồn nước sẵn có tại địa phương cho ăn uống, sinh hoạt. Khi sử dụng các nguồn nước không đảm bảo vệ sinh cũng như chưa có hệ thống xử lý nước công cộng hiệu quả, các hộ gia đình nông thôn áp dụng nhiều phương pháp khác nhau: đun sôi, keo tụ, năng lượng mặt trời, hóa chất … để loại bỏ hoặc vô hiệu hóa mầm bệnh trong nước. Vậy hiệu quả của các phương pháp này đến đâu? Liệu khi sử dụng nước được xử lý bằng các phương pháp này trong sinh hoạt, người dân còn có nguy cơ nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng không? Đặc biệt, khi họ có thói quen uống nước lã hoặc ăn thực phẩm tái sống.
Xuất phát từ những thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm kỷ sinh trùng nguồn nước tại hai xã huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình và hiệu quả biện pháp can thiệp (2011- 2012)” nhằm 2 mục tiêu.
1. Mô tả thực trạng nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm mầm bệnh
giun, sán, đơn bào nguồn nước tại xã Vũ Hòa và Bình Nguyên huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình năm 2011- 2012.
2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp giảm thiểu và diệt mầm bệnh ký sinh trùng trong nước: truyền thông, xử lý nước (nhiệt độ, ozone và aquatabs).
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………..1
Chương 1: TỔNG QUAN…………………………………………………………………….3
1.1. Bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước …………………………………………3
1.1.1. Mầm bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước …………………………..3
1.1.2. Tác hại của mầm bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước ………….6
1.1.3. Thực trạng bệnh ký sinh trùng lây truyền qua nước …………………10
1.2. Ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước………………………………16
1.2.1. Yếu tố ảnh hưởng tới ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước..16
1.2.2. Thực trạng ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước………..19
1.3. Các biện pháp giảm thiểu và tiêu diệt mầm bệnh ký sinh trùng……….25
1.3.1. Biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe……………………………..25
1.3.2. Biện pháp điều trịcho người nhiễm ký sinh trùng …………………..27
1.3.3. Biện pháp xửlý nước …………………………………………………………..28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………….38
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………38
2.1.1. Nghiên cứu mô tả………………………………………………………………..38
2.1.2. Nghiên cứu thực nghiệm………………………………………………………39
2.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………….39
2.2.1. Nghiên cứu mô tả………………………………………………………………..39
2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm………………………………………………………41
2.3. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………41
2.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….41
2.4.1. Khung lý thuyết cho nghiên cứu ……………………………………………41
2.4.2. Thiết kếnghiên cứu……………………………………………………………..42
2.4.3. Chọn mẫu và cỡmẫu……………………………………………………………47
2.4.4. Các kỹthuật áp dụng trong nghiên cứu ………………………………….50
2.4.5. Đánh giá kết quả………………………………………………………………….56
2.5. Chỉsốáp dụng trong nghiên cứu …………………………………………………57
2.5.1. Chỉsốtrong nghiên cứu mô tả………………………………………………57
2.5.2. Chỉsốtrong nghiên cứu thực nghiệm…………………………………….58
2.6. Xửlý sốliệu ……………………………………………………………………………..58
2.7. Khống chếsai số……………………………………………………………………….59
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………..59
Chương 3: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU………………………………………………..60
3.1. Thực trạng nhiễm và yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm mầm bệnh ký sinh
trùng nguồn nước sinh hoạt ……………………………………………………….60
3.1.1. Thực trạng nhiễm ký sinh trùng nguồn nước sinh hoạt…………….60
3.1.2. Yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng nhiễm ký sinh trùng nguồn nước
sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu ……………………………………………65
3.2. Hiệu quảcác biện pháp can thiệp…………………………………………………77
3.2.1. Hiệu quảcủa truyền thông giáo dục sức khỏe …………………………77
3.2.2. Hiệu quảcủa các biện pháp thực nghiệm ……………………………….89
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………94
4.1. Thực trạng nhiễm và yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm mầm bệnh ký sinh
trùng nguồn nước ……………………………………………………………………..94
4.1.1. Thực trạng nhiễm ký sinh trùng nguồn nước…………………………..95
4.1.2. Yếu tố ảnh hưởng tới ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng nguồn nước..101
4.2. Hiệu quảcác biện pháp can thiệp……………………………………………….112
4.2.1. Hiệu quảbiện pháp can thiệp bằng truyền thông……………………112
4.2.2. Hiệu quảcủa các biện pháp can thiệp thực nghiệm………………..122
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………..130
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………132
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment