Nghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối bằng phương pháp tất cả bên trong

Nghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối bằng phương pháp tất cả bên trong

Luận án tiến sĩ y học Nghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối bằng phương pháp tất cả bên trong.Đứt đồng thời cả hai dây chằng chéo trước (DCCT) và dây chằng chéo sau (DCCS) khớp gối là một thương tổn nặng trong chấn thương khớp gối, thường nằm trong bệnh cảnh trật khớp gối do một chấn thương năng lượng cao.1 Tổn thương thần kinh-mạch máu liên quan, cũng như gãy xương, khiến việc điều trị những loại chấn thương này trở nên khó khăn hơn. Điều quan trọng nhất là đánh giá và xác định chính xác các cấu trúc liên quan đến chấn thương để từ đó chẩn đoán sớm và điều trị tích cực, bao gồm cả phục hồi chức năng (PHCN), để người bệnh có thể quay trở lại công việc và chơi thể thao theo như mong muốn.2,3
Do tỷ lệ những chấn thương này khá thấp 0,1-0,2% trong những trường hợp chấn thương khớp gối nên có nhiều ý kiến về phương pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh. Về mặt lịch sử, những chấn thương này được điều trị bảo tồn bằng việc bất động kéo dài, nhưng lại gây ra những kết quả không tốt như: mất khả năng vận động, lỏng gối hay chức năng đầu gối kém.4 Với sự ra đời của kỹ thuật nội soi khớp hiện đại và dụng cụ ngày càng tiên tiến hơn, phẫu thuật nội soi tái tạo đã trở thành tiêu chuẩn để điều trị.5-7


Khi bệnh nhân bị đứt hai dây chằng chéo khớp gối, có hoặc không có các tổn thương khác tại khớp gối cần tái tạo, có thể áp dụng một cách tiếp cận theo từng giai đoạn hoặc một tái tạo một lần duy nhất. Mặc dù một số tác giả vẫn khuyến nghị tái tạo theo giai đoạn, bắt đầu bằng dây chằng chéo sau (DCCS) và sau đó là dây chằng chéo trước (DCCT) nếu cần thiết.8,9 Hiện nay, các nghiên cứu đều khuyến nghị nên sớm tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối khi cần thiết để giảm thiểu thời gian chữa trị cho người bệnh, ngoài ra cũng giúp người bệnh sớm quay trở lại với hoạt động thể thao.5
Mặt khác, mảnh ghép tái tạo cũng là một vấn đề làm ảnh hưởng đến quyết định của các phẫu thuật viên, khi phẫu thuật tái tạo đồng thời đa dây chằng, việc chỉ sử dụng nguồn gân Hamstrings (gân bán gân và gân cơ thon) sẽ dẫn đến việc không đủ nguyên liệu tái tạo. Có nhiều nguồn gân ghép tự thân khác như gân xương bánh chè, gân cơ tứ đầu…. Hai gân mác mặt ngoài cẳng chân có cùng chức năng dạng cổ chân và lật sấp cổ bàn chân. Trong đó, gân mác dài được sử dụng trong nhiều phẫu thuật chỉnh hình tái tạo dây chằng ngoài vùng gối như dây chằng bên ngoài cổ chân, tái tạo gân gót, đã có khá nhiều nghiên cứu về cơ sinh học mảnh ghép gân mác dài.10,11 Các nghiên cứu này đều có những đánh giá ảnh hưởng của việc lấy gân mác dài lên cổ chân không đáng kể.
Trong nước, phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối cũng đã được thực hiện và phát triển với rất nhiều báo cáo về kết quả của phẫu thuật này.12-14 Nhưng chưa có nghiên cứu nào chi tiết về việc sử dụng cả gân bán gân, gân cơ thon và gân mác dài trong việc tái tạo đồng thời cả hai dây chằng chéo khớp gối, liệu rằng kết quả có tốt hay không, việc sử dụng gân mác dài có đủ nguyên liệu gân hay có ảnh hưởng đến chức năng của cổ bàn chân hay không?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu ứng dụng gân mác dài trong phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời hai dây chằng chéo khớp gối bằng phương pháp tất cả bên trong” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1.    Khảo sát một số đặc điểm giải phẫu và cơ sinh học gân mác dài.
2.    Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo đồng thời dây chằng chéo trước và chéo sau khớp gối theo phương pháp tất cả bên trong có sử dụng mảnh ghép gân mác dài tự thân.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Giải phẫu, cơ sinh học dây chằng chéo trước, chéo sau của khớp gối .. 3
1.1.1.    Giải phẫu khớp gối    3
1.1.2.    Giải phẫu dây chằng chéo trước, chéo sau của khớp gối    4
1.2.    Giải phẫu, cơ sinh học cơ mác dài, cơ thon, cơ bán gân    9
1.2.1.    Cơ mác dài    9
1.2.2.    Cơ thon    14
1.2.3.    Cơ bán gân    16
1.3.    Tổn thương đồng thời 2 DCCT, DCCS cùng bên khớp gối    19
1.3.1.    Tiền sử    19
1.3.2.    Cơ chế tổn thương đồng thời DCCT, DCCS khớp gối:    19
1.3.3.    Phân loại tổn thương đồng thời dây DCCT, DCCS    20
1.3.4.    Lâm sàng    21
1.3.5.    Chẩn đoán hình ảnh    24
1.4.    Các phương pháp điều trị tổn thương đồng thời DCCT, DCCS cùng
bên khớp gối    28
1.4.1.    Chỉ định điều trị    28
1.4.2.    Chỉ định điều trị bảo tồn    29
1.4.3.    Chỉ định điều trị phẫu thuật    30
1.4.4.    Phương pháp điều trị phẫu thuật    30
1.5.    Tình hình điều trị DCCT, DCCS cùng bên khớp gối trên thế giới và
Việt Nam    38
1.5.1.    Thế giới    38
1.5.2.    Việt Nam    39 
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    40
2.1.    Nghiên cứu giải phẫu và cơ sinh học gân cơ mác dài, gân cơ thon, gân
cơ bán gân ứng dụng trong phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng    40
2.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    40
2.1.2.    Địa điểm, thời gian nghiên cứu    41
2.1.3.    Phương pháp nghiên cứu    41
2.1.4.    Dụng cụ phẫu tích và đo lường    41
2.1.5.    Quy trình phẫu tích, đo các chỉ số nhân trắc    43
2.1.6.    Kiểm soát sai số    49
2.1.7.    Biến số, chỉ số nghiên cứu    50
2.2.    Nghiên cứu lâm sàng    54
2.2.1.    Đối tượng nghiên cứu    54
2.2.2.    Địa điểm, thời gian nghiên cứu    55
2.2.3.    Phương pháp nghiên cứu    55
2.2.4.    Biến số, chỉ số nghiên cứu    56
2.2.5.    Phương pháp đánh giá kết quả    59
2.2.6.    Quy trình phẫu thuật và phục hồi chức năng sau mổ    63
2.3.    Đạo đức nghiên cứu    80
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    82
3.1.    Kết quả nghiên cứu giải phẫu và cơ sinh học gân cơ mác dài, các gân
cơ thay thế dây chằng chéo khớp gối bị tổn thương trên xác người trưởng thành    82
3.1.1.    Đặc điểm đối tượng nghiên cứu giải phẫu và cơ sinh học    82
3.1.2.    Giải phẫu và cơ sinh học gân mác dài    83
3.1.3.    Giải phẫu và cơ sinh học gân cơ thon, cơ bán gân    92
3.1.4.    Một số tương quan của mảnh ghép gân cơ mác dài, mảnh ghép gân
cơ thon – bán gân    96
3.2.    Kết quả nội soi tái tạo đồng thời DCCT, DCCS theo PP tất cả bên
trong có sử dụng mảnh ghép gân cơ mác dài tự thân    98
3.2.1.    Đặc điểm phân bố theo tuổi và giới tính    98
3.2.2.    Nguyên nhân chấn thương    99
3.2.3.    Thời diểm phẫu thuật    100
3.2.4.    Đặc điểm lâm sàng    100
3.2.5.    Đặc điểm về chẩn đoán hình ảnh    101
3.2.6.    Kích thước gân    104
3.2.7.    Tổn thương sụn chêm    104
3.2.8.    Kết quả phẫu thuật    Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    115
4.1.    Đặc điểm giải phẫu và cơ sinh học gân cơ mác dài, các gân cơ thay thế dây
chằng chéo khớp gối bị tổn thương trên xác người trưởng thành    115
4.1.1.    Đặc điểm đối tượng nghiên cứu giải phẫu và cơ sinh học    115
4.1.2.    Giải phẫu và cơ sinh học gân mác dài    115
4.1.3.    Giải phẫu và cơ sinh học gân cơ thon, cơ bán gân    124
4.1.4.    Một số tương quan của mảnh ghép gân cơ mác dài, mảnh ghép gân
cơ thon – bán gân    129
4.2.    Đánh giá kết quả nội soi tái tạo đồng thời DCCT, DCCS theo phươngpháp tất cả bên trong có sử dụng mảnh ghép gân cơ mác dài tự thân … 134
4.2.1.    Đặc điểm phân bố theo tuổi    134
4.2.2.    Đặc điểm phân bố về giới    Error!    Bookmark not defined.
4.2.3.    Nguyên nhân chấn thương    Error!    Bookmark not defined.
4.2.4.    Thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật:    136
4.2.5.    Đặc điểm lâm sàng    138
4.2.6.     Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh    140
4.2.7. Kết quả    Error!    Bookmark not defined.
KẾT LUẬN    155
KIẾN NGHỊ    158
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BANG
Bảng 1.1.    Cơ sinh học và thiết diện DCCS    7
Bảng 3.1.    Đặc điểm các tiêu bản trong mẫu nghiên cứu    82
Bảng 3.2.    Chiều dài cơ mác dài từ nguyên ủy đến điểm ngang    đầu mắt cá ngoài .. 83
Bảng 3.3.    Chiều dài bụng cơ mác dài    83
Bảng 3.4.    Tổng chiều dài gân cơ mác dài đến điểm ngang    mắt cá ngoài    84
Bảng 3.5.    Chiều dài phần gân nằm hoàn toàn ngoài cơ đến điểm ngang mắt cá ngoài . 85
Bảng 3.6.    Chiều dài phần gân được bao phủ một phần bởi    các sợi cơ    85
Bảng 3.7.    Chiều dài phần gân ẩn hoàn toàn trong cơ của cơ mác dài    86
Bảng 3.8.    Chiều rộng của gân cơ mác dài    87
Bảng 3.9.    Một số tỷ lệ của gân cơ mác dài    87
Bảng 3.10.    Tương    quan kích thước dài gân cơ mác dài với tuổi    88
Bảng 3.11.    Tương    quan kích thước dài gân cơ mác dài với chiều cao    88
Bảng 3.12.    Tương    quan vị trí gân cơ mác dài và một số dây thần kinh    89
Bảng 3.13.    Đường    kính gân cơ mác dài gấp làm 2, gấp làm 4    90
Bảng 3.14. Lực phá hủy tối đa của mảnh ghép gân cơ mác dài    90
Bảng 3.15. Chiều dài tối đa khi khi thử tải lực phá hủy mảnh ghép gân cơ mác dài … 91
Bảng 3.16. Số lượng bó gân, chẽ phụ cơ thon    92
Bảng 3.17.    Đặc    điểm    chiều    dài gân cơ thon    92
Bảng 3.18.    Đặc    điểm    chiều    rộng gân cơ thon    93
Bảng 3.19. Số lượng bó gân, chẽ phụ cơ bán gân    94
Bảng 3.20.    Đặc    điểm    chiều    dài gân cơ bán gân    94
Bảng 3.21.    Đặc    điểm    chiều    rộng gân cơ bán gân    95
Bảng 3.22. Tương quan đặc điểm cơ sinh học mảnh gép gân cơ mác dài và
mảnh ghép gân cơ thon – bán gân    96
Bảng 3.23. Tương quan đường kính mảnh ghép gân cơ mác dài và bốn dải
gân cơ thon – bán gân với các chỉ số nhân trắc    97
Bảng 3.24. Phân bố về tuổi     98
Bảng 3.25. Nguyên nhân chấn thương    99
Bảng 3.26. Thời điểm phẫu thuật    100
Bảng 3.27. Vị trí bên tổn thương    100
Bảng 3.28. Triệu chứng cơ năng    101
Bảng 3.29. Dấu hiệu lâm sàng    101
Bảng 3.30. X-Quang khớp    gối    102
Bảng 3.31. Liên quan mức    độ tổn thương DCCT    102
Bảng 3.32. Liên quan mức    độ tổn thương DCCS    103
Bảng 3.33. Liên quan mức    độ tổn thương sụn chêm    103
Bảng 3.34. Đường kính gân    104
Bảng 3.35. Tổn thương sụn chêm    104
Bảng 3.36. Kết quả sau phẫu thuật    105
Bảng 3.37. Kết quả phục hồi tầm vận đông    khớp    gối    sau 12 tuần    106
Bảng 3.38. Điểm trung bình Lyscholm sau    phẫu thuật    107
Bảng 3.39. So sánh điểm số Lysholm trước phẫu thuật và lần khám cuối sau
phẫu thuật    108
Bảng 3.40. Chức năng gối theo thang diểm Lyscholm    109
Bảng 3.41. Thang điểm Noyes kết quả sau 3-6-12-15 tháng    109
Bảng 3.42. Kết quả phục hồi tầm vận động    111
Bảng 3.43. Kết quả phục hồi sức cơ    111
Bảng 3.44. Góc Clarke trước và sau phẫu thuật    Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.45. Phân nhóm góc Clarke    Error!    Bookmark not defined.
Bảng 3.46. Thay đổi phân nhóm góc Clarke trước và sau phẫu thuật    112
Bảng 3.47. Sức dạng cổ chân sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng    112
Bảng 3.48. So sánh lực kéo trước và lần khám cuối sau phẫu thuật – sức dạng
cổ chân    113
Bảng 3.49. Thang điểm AOFAS     113
Bảng 3.50. So sánh AOFAS trước và    sau    phẫu thuật    15    tháng    113
Bảng 3.51. Mức độ hài lòng về tình trạng    khớp gối    của    bệnh    nhân sau mổ 15
tháng bằng thang điểm NRS    114
Bảng 4.1. So sánh thang điểm Lysholm với các nghiên cứu khác    148 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1.    Cơ sinh học của DCCS    8
Biểu đồ 3.1.    Phân bố theo giới tính    98
Biểu đồ 3.2.    Phân bố về tuổi    99
Biểu đồ 3.3.    Thang điểm Lysholm trước và sau mổ    107
Biểu đồ 3.4.    Thay đổi phân nhóm điểm số Lysholm trước và sau phẫu thuật…. 108
Biểu đồ 3.5.    Thang điểm Noyes kết quả trước và sau    mổ    110 
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.    Giải phẫu khớp gối    3
Hình 1.2.    Cấu trúc hai bó của DCCT    4
Hình 1.3.    Hình ảnh minh họa dây chằng    chéo    sau khớp    gối    6
Hình 1.4.    Hình ảnh minh họa điểm bám    dây    chằng    tại    mâm chày    7
Hình 1.5. Cơ mác dài    10
Hình 1.6. Nơi bám tận của gân mác dài    10
Hình 1.7. Cơ thon    15
Hình 1.8. Cơ bán gân    17
Hình 1.9. Trật khớp gối tổn thương hệ thống dây chằng    20
Hình 1.10. Nghiệm pháp Lachman    22
Hình 1.11. Nghiệm pháp Pivot Shift    23
Hình 1.12. X quang trật khớp gối trái cấp thế trước sau (A) và thế bên (B) .. 25Hình 1.13. Chụp XQ ngăn kéo sau lượng hóa ở tư thế quỳ gối (A) và dùng
khung Telos (B)    26
Hình 1.14. Hình ảnh di lệch ra sau của mâm chày so với xương đùi trên phim
chụp XQ ngăn kéo sau lượng hóa    26
Hình 1.15. Tổn thương đồng thời DCCT và DCCS trên MRI    27
Hình 1.16. Hình minh họa các phương tiện cố định mảnh ghép trong đường
hầm xương đùi    32
Hình 1.17. Mảnh ghép gân đồng loại đã được xử lý    34
Hình 1.18. Mảnh ghép gân tổng hợp    34
Hình 2.1.    Dụng cụ lấy gân và thước đo gân    42
Hình 2.2.    Máy đo lực chịu tải của gân    43
Hình 2.3.    Rạch da bộc lộ gân cơ mác dài    44
Hình 2.4.    Đo khoảng cách từ gân cơ mác dài đến thần kinh bì cẳng chân sau … 45
Hình 2.5. Đo    chiều dài    cơ mác dài, gân    cơ mác dài    46
Hình 2.6. Đo    chiều dài    47
Hình 2.7. Đo    chiều dài    gân cơ bán gân,    cơ bán gân    48
Hình 2.8. Dấu gan bàn    chân và cách đo    góc Clarke    61
Hình 2.9. Mũi khoan FlipCutter    66
Hình 2.10. Vòng treo TightRope    67
Hình 2.11. Tư thế bệnh nhân    68
Hình 2.12. Lấy gân Hamstrings    70
Hình 2.13. Lấy gân mác dài    70
Hình 2.14. Hình ảnh minh họa mảnh ghép    71
Hình 2.15. Xác định thương tổn    72
Hình 2.16. Khoan    đường hầm đùi với chéo sau    73
Hình 2.17. Khoan    đường hầm đùi chéo trước    73
Hình 2.18. Dụng cụ định vị đường hầm mâm chày chéo sau    75
Hình 2.19. Khoan    đường hầm mâm chày DCCS    75
Hình 2.20. Khoan    đường hầm mâm chày DCCT    76
Hình 2.21. Cố định mảnh ghép    77
Hình 4.1. Dấu gan chân    153 

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment