NHậN XéT CáC HìNH THáI LÂM SàNG, CậN LÂM SàNG UNG THƯ TUYếN GIáP THể BIệT HóA
NHậN XéT CáC HìNH THáI LÂM SàNG, CậN LÂM SàNG UNG THƯ TUYếN GIáP THể BIệT HóA
ĐỖ QUANG TRƯỜNG
TÓM TẮT:
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuổi trung bình là 39,8 ± 13,1. T ỷ lệ nam/nữ là 4/1. U tuyến giáp chủ yếu có mật độ cứng, chắc (83,9%), gianh giới rõ (91,3%) và di động (72%). Vị trí u ở một thùy tỷ lệ cao (80,2%). u có kích thước 1 – 4 cm là 77,6%. Tỷ lệ bệnh nhân có 1 u là 75,8%. Hạch cổ có trên 3 hạch là 57%, chủ yếu hạch cùng bên (76%), kích thước hạch 1 – 2 cm là 76%. Trên siêu âm: U ở một thùy giáp chiếm tỷ lệ lớn (79,6%), chủ yếu bệnh nhân có một u (76,4%), u nang là 54%, u hỗn hợp là 41,6%.Chọc tế bào bằng kim nhỏ tại khối u dương tính 80,7%,âm tính giả 19,3%. Bệnh nhân ở T2 có tỷ lệ 52,2%, di căn hạch cổ 51,6%. giai đoạn I là 60,9%. Ung thư tuyến
giáp thể nhú chiếm tỷ lệ cao (82,6%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Sỹ An, Hoàng Văn Tuyết, Trần Đình Hà (2002), “ Nhận xét bước đầu điều trị ung thư tuyến giáp
thể biệt hóa bằng I-131 tại khoa Y học Hạt nhân Bệnh vi ện Bạch Mai”, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, NXB Y học, tr. 529 – 537.
2. Nguyễn Mai Anh, Lê Đức Mạnh và CS (2008), “Đánh giá kết quả Tg và hình ảnh xạ hình toàn thân ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa đã phẫu thuật được xạ trị bằng I-131”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, chuyên đề ung bướu học, tập 12, số 4, tr. 12 -18.
3. Phạm Thị Minh Bảo, Lê Ngọc Hà, Đào Tiến Mạnh và CS (2006), “Một số kinh nghiệm điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật bằng I-131 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 1999-2005”, Y học lâm sàng chuyên đề Y học Hạt nhân và Ung bướu,Bệnh viện Bạch Mai, tr. 30 – 37.
4. Phạm Thị Minh Bảo, Lê Ngọc Hà và CS (2007), “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ung th ư tuyến giáp biệt hoá sau phẫu thuật bằng I-131 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Quốc Phòng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
5. Nguyễn Quốc Bảo (1999), Nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ, Luận văn tốt nghiệp BSCKII, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Quốc Bảo (2007), “Ung thư tuyến giáp”, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, NXB Y học, tr. 152 -161.
7. Trần Thanh Bình (2005), Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hóa đã di căn sau phẫu thuật bằng I-131, Luận văn Thạc sỹ Y học, Học viện Quân Y.
8. Trịnh Thị Minh Châu, Nguyễn Xuân Cảnh, Nguyễn Thị Lộc và CS (2002), “Thyroglobulin và tình trạng di căn trong bệnh lý ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật”, Tạp chí Y học, số (431), tr. 327 – 330
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất