Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội
Luận văn thạc sĩ quản lý công Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội.Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một trong những nguồn lực của mình là tài sản quốc gia. Đó là tất cả những tài sản do các thế hệ thành viên của quốc gia tạo ra hoặc thu nạp đuợc và các tài sản do thiên nhiên ban tặng con nguời. Trong phạm vi một đất nuớc, tài sản quốc gia có thể thuộc sở hữu riêng của từng thành viên và có thể là sở hữu chung của tất cả thành viên trong cộng đồng quốc gia. Nhà nuớc là chủ sở hữu đối với những tài sản quốc gia thuộc sở hữu chung của tất cả thành viên (thuờng gọi là công sản hay tài sản công). TSC là nguồn lực nội sinh của đất nuớc, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và quản lý xã hội, là nguồn lực tài chính tiềm năng cho đầu tu phát triển, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc. Nền kinh tế Việt nam đang từng buớc phát triển theo định huớng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nuớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Vì vậy, tài sản công là vốn liếng nhằm phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho kinh tế nhà nuớc giữ vai trò trọng yếu, góp phần nâng cao đời sống nhân dân để hiện thực hoá những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra.
Điều 53, Hiến pháp nuớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nuớc, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nuớc đầu tu, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nuớc đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Ở các quốc gia phát triển, quản lý tốt tài sản công cũng đuợc coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất luợng quản lý nói chung của nhà nuớ c. Thực tế thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nuớc về TSC luôn là vấn đề thời sự của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam. Việc thiếu chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản công và hiệu quả của cơ quan hành chính nhà nuớc đang là vấn đề đuợc Chính phủ và các cơ quan hữu trách quan tâm. Tình trạng các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các đơn vị thuộc khu vực công sử dụng vuợt tiêu chuẩn định mức tài sản công gây lãng phí, mua sắm, cho thuê, mua sắm, thanh lý, muợn TSC không đúng quy định, tự ý sắp xếp, xử lý làm thất thoát tài sản công đang đặt ra yêu cầu phải thống kê và quản lý hiệu quả luợng tài sản này. Nhiều đơn vị cơ quan nhà nuớc rất khó khăn trong tìm kiếm, sắp xếp công sở làm việc, nhung cũng không ít CQNN khác cho thuê trụ sở làm việc và quyền sử dụng đất đuợc giao quản lý. Hơn nữa trong quá trình hình thành và sử dụng tài sản nhu máy móc, thiết bị, phuơng tiện vận tải, truyền dẫn còn nhiều bất cập nhu: Giá trị đấu giá, mua sắm các thiết bị, máy móc quá cao so với giá trị tài sản đó trên thị truờng, quá trình sử dụng nhanh hỏng hóc, quản lý yếu kém gây ảnh huởng nghiêm trọng đến hoạt động của đơn vị quản lý, sử dụng tài sản. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bất cập, vuớng mắc trong quản lý, sử dụng tài sản công . Ngoài ra, công tác thống kê theo dõi, sử dụng, sắp xếp chua đuợc tốt và thuờng xuyên, trong khi NSNN có hạn, nợ công còn cao, thiếu ngân sách để đầu tu cho những vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Tất cả những yếu kém đó không những là gánh nặng cho nền kinh tế đất nuớc mà còn tiềm ẩn sự tham nhũng, lãng phí gây nhiều hệ luỵ liên quan.
Đuợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nuớc, trong hơn muời năm thực hiện đổi mới nghành Y tế vừa qua, ngành Y tế đã đầu tu nâng cấp tài sản công cho các cơ sở y tế tuyến tỉnh, thành phố và tuyến huyện. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các đơn vị y tế tuyến huyện và tuyến cơ sở gần dân, nhằm đem lại hiệu quả tạo công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, giảm tải bệnh nhân cho tuyến trên, phục vụ nguời bệnh ngày càng tốt hơn, từ đó tạo niềm tin cho nhân dân. Các đơn vị y tế tuyến huyện đã đuợc cung cấp tài sản, công cụ, dụng cụ cần thiết để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe banđầu.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại và thách thức lớn trong thực tế hoạt động của ngành y tế về lĩnh vực quản lý và sử dụng tài sản công. Việt Nam là một nước còn nghèo, nền kinh tế đang phát triển, nguồn ngân sách cho y tế của nước ta còn hạn chế.Trong nhiều năm qua, tài sản công phục vụ cho nghành Y tế ở Việt Nam được cung cấp từ nhiều nguồn viện trợ khác nhau nhưng không được đánh giá đúng nhu cầu nên có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh tật, từ đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác chăm sóc sức khoẻ nhândân. Từ năm 2007 đến nay, tài sản công của Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn được cung cấp từ nhiều nguồn như: NSNN, quỹ BHYT, nguồn viện trợ không hoàn lại từ tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, dự án phòng chống HIV/AIDS, từ đề án Xã hội hoá ytế…
Do đó, một phần tài sản công hiện tại của BVĐKSS còn mang tính chồng chéo, lạc hậu có khi cùng một chủng loại lại được tài trợ bởi nhiều tổ chức khác nhau.Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, mua sắm, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại BVĐKSS còn không đồng đều, vừa thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn. Do vậy hiệu quả quản lý và sử dụngtài sản công còn thấp và không hợp lý, chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác khám chữa bệnh.
Quản lý nhà nước về tài sản công nếu được thực hiện tốt sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế, từ đó thu dung người dân tới khám chữa bệnh, góp phần làm giảm sự quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đồng thời người dân được hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại tuyến huyện, vì vậy giảm được chi phí đi lại không cần thiết cho người bệnh, việc này rất có ý nghĩa đối với người nghèo, người dân ở những vùng lân cận ở xa những bệnh viện tuyến trên có trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Do đó, việc khảo sát thực trạng quản lý, sử dụng tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Quản lý tài sản công tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội”
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI
BỆNH VIỆNCÔNG LẬP 9
1.1. Tổng quan về Tài sản công tại Bệnh việncông lập 9
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của Bệnh việncông lập 9
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của Tài sản công tại Bệnh viện công lập 11
1.2 Lý luận về quản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập 27
1.2.1 Khái niệm,đặc điểm quản lý tài sản công tại bệnh viện công lập 27
1.2.2. Sự cần thiết và nguyên tắc quản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập
29
1.2.3 Nội dung quản lý Tài sản công tại bệnh viện công lập 34
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài sản công tại bệnh viện 43
1.3.1. Nhân tố bên ngoài 43
1.3.2. Nhân tố bên trong 43
1.4. Nghiên cứu một số bài học kinh nghiệm để quản lý tốt tài sản công tại
một số bệnh viện, cơ sở y tế và bài học rút ra 44
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý tài sản công của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang 44
1.4.2. Kinh nghiệm từ quản lý tài sản công bệnh viện đa khoa Tỉnh Đắc Lắc45
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm cho việc quản lý tài sản công tại Bệnh viện
Đa khoa huyện Sóc Sơn 46
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 48
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN 49
2.1. Tổng quan về Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 49
2.1.1. Lịch sử hình thành Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn 49
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa huyện
Sóc Sơn 51
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn 55
2.2. Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn
57
2.2.1. Đặc điểm của tài sản công tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 57
2.2.2. Quy phạm pháp luật về quản lý Tài sản công tại Bệnh viện công lập .. 57
2.2.3. Hiện trạng quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn 60
2.2.4. Quản lý trong đầu tu mua sắm tài sản 68
2.2.5. Quản lý quá trình sử dụng tài sản 85
2.2.6. Quản lý quá trình sửa chữa, nâng cấp tài sản 89
2.2.7. Quản lý quá trình khấu hao và thanh lý tài sản 94
2.3. Đánh giá công tác quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn . 98
2.3.1. Kết quả đạt đuợc 98
2.3.2. Những hạn chế 99
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 101
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 105
Chuơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SÓC SƠN 106
3.1. Định huớng phát triển và định huớng quản lý tài sản công tại Bệnh viện
đa khoa Sóc Sơn thời gian tới 106
3.1.1. Định huớng phát triển của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 106
3.1.2. Định huớng quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 106
3.2. Giải pháp nhằm tăng cuờng quản lý tài sản công tại Bệnh viện đa khoa
huyện Sóc Sơn 107
3.2.1. Tăng cuờng huy động vốn đầu tu mua sắm tài sản công cho Bệnh viện
107
3.2.2 Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc quản lý trong sử dụng tài sản công
108
3.2.3. Nâng cao chất luợng nguồn nhân lực 112
3.2.4 Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài sản 113
3.3. Một số kiến nghị 114
3.3.1. Đối với Bộ Y tế 114
3.3.2. Đối với Sở Y tế Hà nội 115
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 116
KẾT LUẬN 117
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực – Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn qua các năm 2016- 2018 53
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 63
giai đoạn 2016-2018 63
Bảng 2.3: Bảng kiểm kê tài sản cố định – Nhà cửa, vật kiến trúc năm 2018 .. 65
Bảng 2.4: Tài sản cố định hữu hình – Phuơng tiện vận tải của BVĐKSS 66
năm 2016-2018 66
Bảng 2.5 Tài sản cố định hữu hình – Máy móc thiết bị 67
Bảng 2.6 Chủng loại tài sản đuợc trang bị của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn .. 69
Bảng 2.7: Bảng theo dõi đầu tu tài sản từ năm 2016-2018 70
Bảng 2.8. Bảng theo dõi nguồn vốn đầu tu tài sản công của 77
Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 77
Bảng 2.9: Bảng đánh giá công tác kiểm kê tài sản nhập về 79
Bảng 2.10. Tài sản đuợc hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nuớc 81
Bảng 2.11: Biến động tài sản tại các khoa – Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn năm 2018 83
Bảng 2.12. Kết quả thực hiện mua sắm tài sản theo nguồn vốn năm 2018 …. 84
Bảng 2.13. Công suất sử dụng tài sản tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 88
Bảng 2.14: Số luợng trang thiết bị cần sửa chữa – Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn
92
Bảng 2.15 Bảng kiểm tra ngẫu nhiên tỷ lệ hao mòn và mức hao mòn một số tài sản Bệnh viện đa khoa huyện Sóc Sơn 96
Bảng 2.16: Số luợng trang thiết bị đã thanh lý – Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 97
Bảng 2.17: Chất luợng lao động làm công tác quản lý tài sản 2018 104
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khái quát quá trình sửa chữa tài sản công 40
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 51
Sơ đồ 2.2: Quy trình mua sắm tài sản công của Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 74
Sơ đồ 2.5: Thời gian sửa chữa tài sản trong năm 2018 93
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản công của bệnh viện đa khoa Sóc Sơn 61
tại thời điểm 31/12/2018 61
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tài sản cố định hữu hình của Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn
năm 2018 62
Biểu đồ 2.3: Tổng hợp số đơn vị tham gia dự thầu 75
Biểu đồ 2.4: Các giấy tờ hiện có khi nhập tài sản công 78
Nguồn: https://luanvanyhoc.com