Tăng Acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tăng Acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Tăng Acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Phạm Văn Tú, Phạm Thu Hằng, Đỗ Thị Huyền Trang, Trần Thu Giang, Nguyễn Thị Thoa, Phạm Hoài Thu
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm nhận xét tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với 798 nam giới từ 18 tuổi trở lên từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng acid uric máu không triệu chứng là 41,4%, nồng độ acid uric máu trung bình là 405,2 ± 81,2 µmol/l (cao nhất là 820 µmol/l ), hay gặp nhất ở nhóm từ 40 đến 59 tuổi (chiếm 48,3%). Uống rượu bia, tăng huyết áp, thừa cân/ béo phì, rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu (p < 0,05). Có mối tương quan đồng biến giữa nồng độ acid uric máu với nồng độ Cholesterol toàn phần, Triglycerid máu (p < 0,05). Tình trạng tăng acid uric máu không triệu chứng ở nam giới có xu hướng tăng cao, đặc biệt ở những người có rối loạn lipid máu, tăng huyết áp và có sử dụng rượu bia.

Acid uric (AU) máu là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa purin có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại quá trình thoái hóa bằng
cách hoạt động như một chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, tình trạng tăng acid uric máu kéo dài sẽ dẫn đến hình thành và lắng đọng tinh thể monosodiumurat tại khớp và các mô gây ra các triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, tăng acid uric máu còn là yếu tố nguy cơ cũng như hình thành thứ phát sau các bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, bệnh lý rối loạn chuyển hóa và béo phì.
Tăng acid uric máu không triệu chứng là tình trạng acid uric tăng cao trong huyết thanh vượt quá giới hạn tối đa độ hoà tan của urat trong dung dịch có cùng nồng độ natri như huyết thanh, nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh lý gây nên bởi lắng đọng tinh thể monosodiumurate (MSU).1,2 Tỷ lệ tăng AU không triệu chứng dao động từ 2,6% đến 47,2% tùy thuộc vào khu vực và đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ tăng AU máu trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng gia tăng có thể do dân số già hóa, kinh tế xã hội, lối sống tĩnh tại, chế độ ăn giàu đạm.

Tăng Acid uric máu không triệu chứng và một số yếu tố liên quan ở nam giới đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Leave a Comment