THỰC HÀNH VỀ TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ TỪ 30 – 50 TUỔI CÓ CHỒNG TẠI HUYỆN THANH BÌNH-TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2020
THỰC HÀNH VỀ TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA PHỤ NỮ TỪ 30 – 50 TUỔI CÓ CHỒNG TẠI HUYỆN THANH BÌNH-TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM 2020
Học viên: Huỳnh Thị Mỹ Loan
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Hữu Bích
Ung thư cổ tử cung (KCTC) là bệnh lý ác tính của đường sinh dục nữ. Bệnh này có thể phát hiện sớm bằng cách sàng lọc. Tuy nhiên năm 2018, chỉ 28,04% phụ nữ huyện Thanh Bình đi khám phu ̣ khoa, trong đó chỉ 1,46 % phụ nữ thực hiện xét
nghiệm Pap’smear. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá “Thực hành về tầm soát ung thư cổ tử cung và một số yếu tố liên quan của phụ nữ từ 30 – 50 tuổi có chồng tại huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp năm 2020”.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang và chọn mẫu cụm phân tầng hai giai đoạn chia theo 3 vùng sinh thái trong huyện . Trong mỗi vùng chọn ngẫu nhiên 1 xã đại diện bằng cách bắt thăm thì được 3 xã. Chọn 255 cặp phụ nữ từ 30 – 50 tuổi và chồng của họ, bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hệ thống.Thông tin được thu thập bằng phỏngvấn trực tiếp bảng câu hỏi và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0; Phân tích số liệu từ các thông tin được thực hiện dưới dạng tần số n và tỷ lệ % . Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 24,2% người đã thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung; trong đó có 67,21% người thực hiện tầm soát bằng phương pháp xét nghiệm tế bào âm đạo; Tỉ lệ phụ nữ không đi tầm soát trong nhóm không có sự hỗ trợ của người chồng cao hơn 1,27 lần so với nhóm có sự hỗ trợ tích cực (p<0,05). Không có mối liên quan giữa niềm tin của phụ nữ với việc thực hành về tầm soát ung thư cổ tử cung của phụ nữ từ 30 – 50 tuổi đã có chồng trong nghiên cứu này; phụ nữ có kiến thức về tầm soá t ung thư cổ tử cung dưới trung bình có tỉ lệ không đi tầm soá
t ung thư cổ tử cung cao gấp 1,56 lần so với phụ nữ có kiến thức về tầm soá t ung thư cổ tử cung trên trung bình (p<0,05).
Chúng tôi cho rằng, nhằm góp phần cải thiện tỷ lệ tầm soát thì TYT xã cần tăng cường công tác truyền thông phòng chống ung thư cổ tử cung cho phụ nữ và chồng huyện Thanh Bình, đặc biệt tập trung tuyên truyền độ tuổi dễ mắc bệnh, triệu chứng bệnh, lợi ích tầm soát ung thư cổ tử cung và thời gian khám định kỳ. Vận động người chồng hỗ trợ tích cực cho người vợ như làm việc nhà, chi tiền cho vợ đi khám, khuyến khích vợ mạnh dạn tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung
Nguồn: https://luanvanyhoc.com